Ăn uống hợp lý là chìa khóa giúp chặn đứng các cơn tái phát của bệnh Gout. Cụ thể dinh dưỡng như thế nào là đúng? Hãy cùng tricottan tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh Gout là bệnh lý gì?
Gout trong y học cổ truyền được gọi là bệnh Thống phong. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric.
Acid uric là sản phẩm phân hủy các nhân purin có trong ADN và ARN của cơ thể. Sau khi hình thành, acid uric đi vào máu tới thận và được lọc bỏ, đào thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.
Khi lượng acid uric trong máu tăng cao, thận sẽ không đào thải kịp. Dẫn đến acid này bị tích tụ thành tinh thể urat.
Nếu sự lắng đọng diễn ra ở các khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho các khớp bị viêm; gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu tinh thể urat hoặc tinh thể acid uric lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...).
Bệnh này thường gặp nhiều ở nam giới, từ 40 trở lên trở lên. Và nếu mắc Gout mạn tính, bệnh nhân sẽ có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Gout?
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể dẫn tới bệnh Gout như:
Bệnh Lesch - Nyhan: Do thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ khi bệnh nhân còn nhỏ. Nguyên nhân này rất hiếm gặp, tuy vậy bệnh thường tiến triển nặng.
Do di truyền: Quá trình tổng hợp nhân purin nội sinh tăng nhiều, dẫn tới tăng acid uric.
Do ăn nhiều: Ăn nhiều thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, thủy hải sản.
Do tăng cường thoái hóa purin nội sinh: Đây là biến chứng của các bệnh đa u tủy xương, bệnh đa hồng cầu, hodgkin, sử dụng thuốc diệt tế bào để điều trị các khối u ác tính…
Do giảm thải acid uric qua thận: Đây là biến chứng của các bệnh lý về thận như viêm thận mạn tính, suy thận.
Với các nguyên nhân kể trên, đối tượng nào sẽ dễ mắc bệnh Gout nhất?
Tin liên quan
3. Đối tượng có nhiều nguy cơ bị tăng acid uric máu và mắc bệnh Gout
Những người có một trong những đặc điểm sau rất dễ bị tăng acid uric trong máu và mắc bệnh Gout:
Mắc bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận. Khi thận bị bệnh, chức năng đào thải các chất bẩn của thận bị giảm trong đó có acid uric.
Đang sử dụng một số thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc ức chế tế bào dùng trong điều trị bệnh ung thư, thuốc cao huyết áp,
Gia đình có người mắc bệnh Gout
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, các động - thực vật chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thủy - hải sản,...
Sử dụng chất kích thích, uống bia rượu nhiều
Tuổi tác và giới tính: Nam giới có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn nữ; độ tuổi 30 - 60 rất dễ mắc bệnh
Thừa cân, mắc bệnh béo phì.
Vì vậy, cần thiết lập một chế độ ăn cho người bị Gout để cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về dinh dưỡng cho người bị Gout nhé.
4. Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh Gout
Vì Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric. Do đó, nếu lượng acid uric trong cơ thể thấp thì bệnh sẽ không tái phát các đợt cấp tính.
Có ba nguyên nhân tăng acid uric máu đó là:
Tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể
Giảm bài xuất uric qua nước tiểu
Ăn quá nhiều thức ăn có nhân purin
Hai nguyên nhân đầu tiên rất khó để có thể thay đổi. Bởi đây là do sự sai khác trong di truyền hoặc do các bệnh lý nền gây ra.
Do vậy, điều chỉnh lượng acid uric qua chế độ ăn là phương pháp khả thi và dễ nhất để kiểm soát bệnh Gout hiệu quả.
5. Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout
Theo khuyến cáo của các chuyên gia đầu ngành, bệnh nhân Gout cần có chú ý những điểm dưới đây.
5.1. Bệnh Gout kiêng ăn gì?
Người bệnh cần hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao. Bởi nhóm này làm tăng nguy cơ tái phá các cơn Gout cấp tính.
Những thực phẩm và đồ uống cần hạn chế bao gồm:
Nội tạng động vật, thịt bò, thịt thú rừng, thịt gia cầm, tôm, cua, ghẹ, các loại động vật có vỏ (nghêu, sò, ốc, hến,....)
Một số loại rau không tốt cho người bệnh Gout là nấm, măng tây, giá đỗ
Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo
Tránh đồ có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể như đồ lên men, các loại hoa quả chua
Một số loại gia vị gây hưng phấn thần kinh như ớt, hạt tiêu cũng nên hạn chế
Tránh uống rượu vì chúng làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn đào thải acid uric qua thận.
5.2. Bệnh Gout nên ăn gì?
Bên cạnh đó, có rất nhiều thực phẩm tốt giúp ngăn bệnh Gout tái phát. Đó là:
Thịt có màu trắng: Loại thịt này chứa ít nhân purin. Các loại thịt có màu trắng có thể kể đến là thịt cá sông, thịt lườn gà
Tinh bột và đồ ăn giàu carbohydrate: Loại thực phẩm này vừa chứa lượng purin an toàn, lại vừa giúp làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Các loại thực phẩm được kể tới là mì, phở, bún, khoai, ngũ cốc,...
Vitamin C: Mỗi ngày, người mắc nên bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C
Nước: Uống nhiều nước giúp tăng đào thải acid uric qua thận. Nên uống nước khoáng kiềm.
Ăn nhiều rau, quả: Các loại rau, quả có khả năng đào thải acid uric trong máu ra ngoài như cam, dâu tây, cải bẹ xanh, lá sake. Các loại rau ít purin như rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải xanh,...
Thay thế dầu ăn bằng bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm bớt lượng chất béo.
Ngoài các loại thực phẩm kể trên, trong quá trình chế biến, người bệnh cũng nên ưu tiên các món hấp, luộc và hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào sử dụng dầu mỡ.
6. Thực đơn cho người bị bệnh Gout
Thực đơn cho người mắc bệnh Gout phải đảm bảo đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của họ; đồng thời, phải giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì.
Không có thực đơn cố định cho người mắc Gout. Người bệnh nên xây dựng thực đơn dựa trên một vài điều lưu ý sau:
6.1. Thực đơn cho bệnh nhân bị Gout cấp tính
Người bệnh cần tính lượng calo cần đưa vào mỗi ngày theo thể trạng, từ đó đưa ra lượng dinh dưỡng phù hợp với điều kiện của bản thân mình.
Ví dụ: Một người nặng 50kg cần nạp 1600 kcal/ngày. Như vậy, lượng dinh dưỡng họ cần nạp vào là:
Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 160 kcal = 40 gram
Đường bột: 75% tổng năng lượng = 1200kcal = 300 gram
Chất béo: 15% tổng năng lượng = 240 kcal = 27 gram
Rau quả ăn tuỳ ý (trừ các loại rau quả có vị chua – như cà muối, măng tây).
Lưu ý: Có thể quy đổi lượng đạm có trong các loại thực phẩm bằng cách sau: Lượng đạm có trong 100 gram thịt = 180 gram đậu phụ = 70 gram hạt lạc = 100 gram cá = 100 gram tôm.
6.2. Thực đơn cho bệnh nhân Gout mạn tính
Bệnh nhân Gout mạn tính ăn chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn chứa ít nhân purin và lượng protein không quá 1gram/kg cân nặng.
Như vậy thì đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 gram/ngày.
Ngoài ra, tricottan xin gửi tới bạn đọc bảng hàm lượng purin có trong các loại thực phẩm. Bảng này giúp bạn đọc dễ nắm bắt được những thực phẩm nào ít purin, thực phẩm nào nhiều purin để xây dựng chế độ ăn hợp lý.
7. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần lưu ý cả chế độ sinh hoạt để kiểm soát bệnh Gout hiệu quả.
Luyện tập thể thục thể thao hợp lý
Tập luyện thể dục thể sẽ giúp gia tăng sự dẻo dai cho xương khớp và cải thiện sức khỏe. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn đào thải acid uric tốt hơn.
Tuy nhiên, người bệnh chú ý không tập luyện quá sức. Bởi điều này có thể gây chấn thương xương khớp và làm tăng lượng acid uric giải phóng ra ngoài.
Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái
Tâm lý gây căng thẳng, lo lắng có thể gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Do vậy nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
Tránh ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và tình trạng bệnh Gout.
Thắt chặt kỷ luật của bản thân
Đấu tranh với bệnh Gout là một quá trình lâu dài, có thể kéo dài cả đời. Chỉ cần chiều cái miệng một lần bằng các món ăn nhiều đạm, giàu purin, người bệnh ngay lập tức có thể lên cơn cấp của bệnh.
Do vậy, rèn luyện kỷ luật thép là điều rất cần thiết với người bệnh Gout.
Với những thông tin cung cấp ở trên, hy vọng bạn đọc đã trang bị được những kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout. Mọi thắc mắc cần được tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ 0961.666.383 để được giải đáp.
Đừng ngần ngại like và chia sẻ những thông tin này đến mọi người xung quanh bạn. Chúng tôi cảm ơn bạn!