“08” Biến chứng của bệnh Gout – Đáng sợ nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Nỗi đau và những biến chứng của bệnh Gout.

Đau nhiều rồi cũng thành thói quen. Nó khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn sau mỗi lần đau như thế và dần rồi bạn sẽ cảm thấy giới hạn chịu đau của mình có lẽ đã lớn thêm. Thế nhưng, không đơn giản chỉ dừng lại ở những cơn đau Gout cấp tính, đằng sau Gout tiềm ẩn rất nhiều BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Biến chứng bệnh gout – Lứng chứng là nguy hiểm

Dưới đây là 8 biến chứng điển hình nhất của bệnh Gout:

1.1. Tophi

Hạt tophi là biến chứng hiện hữu quen thuộc nhất và dễ thấy nhất của bệnh Gout. Có đến 1/3 số người bệnh Gout có hạt tophi phát triển.

Bạn có thể thấy nó như những u cục nổi lên ở bất cứ đâu nhưng thường gặp nhất ở khu vực các khớp của cơ thể như ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân và ngón chân. Mặc dù rất hiếm nhưng các hạt tophi có thể xuất hiện cả trong ống sống và van tim.

Hạt tophi - Biến chứng bệnh Gout
Hạt tophi - Biến chứng điển hình nhất ở người bệnh Gout

Và vì hạt tophi hình thành là do sự tích tụ của các tinh thể muối natri urat nên hạt tophi dưới da là dấu hiệu cho thấy bệnh Gout đã không được kiểm soát tốt, sẽ có nhiều natri urat lắng đọng hơn ở sụn và xương khớp của bạn.

Nếu bạn vẫn tiếp tục không hạ được mức axit uric trong máu xuống thấp hơn, hạt tophi sẽ lớn dần lên gây đau đớn và khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày. Nguy hiểm hơn chúng có thể ăn mòn các khớp, da và mô xung quanh gây tổn thương và phá hủy khớp vĩnh viễn.

Hơn nữa, vì các hạt tophi thường xuất hiện ở khớp ngón tay, ngón chân đều là những vị trí phải cọ xát và va chạm nhiều nên chúng có thể phải chịu những tác động cơ học. Vậy nên khi tophi phát triển đến kích thước lớn rất dễ dẫn đến hiện tượng vỡ, lở loét, tràn dịch. Từ đây, nhiễm trùng hạt tophi rất dễ phát triển.

Nhiều trường hợp nhiễm trùng ở giai đoạn nặng, ngoài làm tổn thương khớp, còn dẫn đến hoại tử khớp, phải cắt bỏ chi dưới. Tình trạng nhiễm không được xử trí kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu – mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Để điều trị Gout và hạt tophi cần hạ axit uric xuống dưới nồng độ bão hòa (nồng độ mà các tinh thể axit uric bắt đầu hình thành và phát triển, làm to hạt tophi) để ngăn không cho hạt tophi to hơn và giúp giảm dần kích thước các hạt tophi.

Trong trường hợp, hạt tophi rất lớn hoặc đau đớn, bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật cắt bỏ chúng.

1.2. Biến dạng khớp

Biến dạng khớp là biến chứng phát triển nối tiếp sau sự phát triển của các hạt tophi và thoái hóa khớp trong bệnh Gout.

Biến dạng khớp - biến chứng của bệnh Gút
Thoái hóa khớp là hậu quả tất yếu của bệnh Gout

Khi các hạt tophi lắng đọng ở các khớp, tinh thể muối urat dù nhỏ bé nhưng có hình thoi sắc nhọn sẽ gây tổn thương khớp, viêm màng hoạt dịch, viêm hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, tiêu đầu xương và làm cho khớp bị thoái hóa dần. Khớp bị thoái hóa lâu ngày sẽ bị mất khả năng vận động, nặng hơn sẽ gây tàn phế.

Sức công phá của các hạt tophi (phần 1.1) cùng với tình trạng khớp bị thoái hóa sẽ làm tổn thương, biến dạng khớp vĩnh viễn.

Nếu tình trạng này phát triển nghiêm trọng hơn, bạn cần phải thực hiện phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế các khớp bị hư hỏng. Thậm chí, có những trường hợp người bệnh Gout đã phải cắt cụt chi vì biến chứng nguy hiểm này.

>>> Kiểm soát tốt nồng độ axit uric là chìa khóa để ngăn chặn sự cơ hội hình thành của biến chứng biến dạng khớp. Và để hạ mức axit uric máu bằng các thuốc Tây y, bạn có thể kết hợp sử dụng thuốc Đông y Trị Cốt Tán – Đây là bài thuốc gia truyền 5 đời đặc trị các bệnh lý xương khớp.

1.3. Sỏi thận

Cùng với hạt tophi, sỏi thận là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh Gout. Khoảng 1/5 số người bị bệnh Gout có biến chứng sỏi thận.

Bởi máu sẽ cần đi qua thận để lọc, loại bỏ các chất thải dư thừa, nên ở những người bệnh Gout có nồng độ axit uric máu cao, lượng axit uric đến thận cũng nhiều hơn, vượt quá khả năng đào thải của thận, lắng đọng lại và kết tinh tạo thành các tinh thể urat, gây sỏi urat.

Tác hại của bệnh Gout
Sỏi thận - Biến chứng điển hình của người bệnh Gout

Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm:

  • Đau dữ dội hai bên sườn dưới vùng thắt lưng.
  • Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Đau lan đến vùng bụng dưới và háng.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu gấp.
  • Đổ mồ hôi.
  • Sốt.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

>>> Để ngăn ngừa sỏi axit uric, bác sĩ thường kê toa thuốc hạ axit uric máu – Allopurinol. Tuy nhiên, các tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu,…của thuốc là một vấn đề rất lớn. Đó cũng là lý do người bệnh Gout tìm đến các sản phẩm thảo dược Đông y nhiều hơn.

Ngoài ra, biện pháp đơn giản hơn nhiều là bạn luôn bổ sung nhiều nước mỗi ngày giúp thải bỏ axit uric. Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử sỏi thận, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đo lượng nước tiểu được bài tiết mỗi ngày, phải có 2.5 lít nước tiểu được thải ra. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn đã uống đủ nước.  

1.4. Bệnh thận mãn tính

Cứ khoảng 10 người mắc bệnh thận mãn tính sẽ bị bệnh Gout, và tỷ lệ những người bệnh Gout phát triển bệnh thận mãn tính thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Đặc biệt ở những người già có chức năng thận suy giảm, việc phải xử lý axit uric kéo dài khiến nó ngày càng suy yếu, dễ bị tổn thương hơn.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thận mãn tính bao gồm mệt mỏi, yếu và giảm năng lượng. Tuy nhiên, thận có khả năng tuyệt vời để làm việc bù đắp lại tình trạng suy giảm chức năng thận nên bệnh thận mãn tính có thể tiến triển mà không có bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian dài.

Khi suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Lượng nước tiểu giảm.
  • Phù tay, chân, mặt.
  • Khó ngủ.
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa.
  • Huyết áp cao.
  • Thở gấp.

Đó là lý do tại sao việc theo dõi liên tục chức năng thận ở bệnh nhân gút rất quan trọng. Bên cạnh đó, khi bạn có vấn đề tại thận, bạn cũng cần điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc điều trị Gout vì chúng có thể khiến bệnh thận phát triển tồi tệ hơn.

1.5. Bệnh tim

“Những người bệnh Gout có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, hoặc đau tim, hoặc đột quỵ cao hơn 15%  và nguy cơ tử vong do suy tim cao gấp 2 lần so với những bệnh nhân không bị Gout.” Kết quả một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ.

Tuy hiện vẫn chưa tìm ra chính xác làm thế nào bệnh tim hình thành ở những người bệnh Gout, nhưng thủ phạm đang được quy cho nồng độ axit uric máu và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) điều trị Gout.

Việc thường xuyên phải sử dụng thuốc chống viêm ở những người bệnh Gout là không tránh khỏi, xong bạn có thể hạn chế sử dụng thuốc nếu bạn duy trì tốt cân nặng, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo, chăm chỉ vận động và bổ sung các sản phẩm thảo dược.

1.6. Loãng xương

Khi bị Gout, bạn cũng sẽ dễ bị loãng xương hơn. Một nghiên cứu trên Tạp chí y học cho thấy tỷ lệ gãy xương ở những người bị bệnh Gout cao hơn gần 23% so với những người không bị Gout.

Đó cũng là lý do những đối tượng bị Gout có nguy cơ cao bị loãng xương như phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi nên chú ý kiểm tra mật độ xương hơn.

1.7. Giấc ngủ

Vì các cơn Gout cấp thường xảy ra vào ban đêm nên sẽ rất khó để bạn trở lại giấc ngủ cho đến khi cơn đau giảm bớt. Thiếu ngủ dẫn đến căng thẳng, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Trong một cuộc khảo sát người bệnh Gout được công bố trên tạp chí Nghiên cứu & Trị ​​liệu Viêm khớp, gần 1/4 số người tham gia cho biết thường xuyên họ bị rối loạn giấc ngủ và buồn ngủ vào ban ngày. 

Bệnh Gout cũng liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ - một tình trạng xảy ra khi đường thở của bạn bị tắc nghẽn tạm thời và trong thời gian ngắn khi bạn ngủ. 

Ngược lại, ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có quá trình thở bị gián đoạn nhiều lần trong khi ngủ sẽ gây giảm mức độ oxy trong máu. Và điều này được cho là có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc hoặc làm trầm trọng thêm bệnh Gout.

Các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Buồn ngủ ban ngày.
  • Mệt mỏi.
  • Ngáy.
  • Khó tập trung.
  • Bồn chồn trong khi ngủ.
  • Thở hổn hển khi ngủ. 

1.8. Tâm lý

Bên cạnh những tác động đến thể chất, bệnh Gout còn có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, công việc và cuộc sống gia đình bạn. Những cơn Gout cấp đau đớn dữ dỗi nếu cứ lặp đi lặp lại lâu dần có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Do đó, nếu bạn có bất kỳ cảm giác khó khăn nào, hãy chia sẻ với bác sĩ và bạn sẽ có được giải pháp để đối phó với chúng.

2. Biện pháp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh Gout

Điểm mấu chốt để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout là bạn cần phải kiểm soát được nồng độ axit uric máu ở mức an toàn, giảm tình trạng viêm khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, là bồi bổ, tăng cường chức năng gan thận, xương cốt – những cơ quan chịu ảnh hưởng lớn từ Gout.

Và để làm được điều đó, bạn cần:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, kiêng bia rượu và các thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao (chất này sẽ chuyển hóa thành axit uric) như nội tạng động vật, hải sải, thịt đỏ,..
  • Tăng cường vận động giúp xương khớp chắc khỏe.
  • Giữ cân nặng mức bình thường, không tạo gánh nặng cho sụn khớp.
  • Tuân thủ theo điều trị của bác sĩ.

Tuy nhiên, các thuốc Tây y vẫn luôn tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn:

  • Colchicine – Thuốc giảm đau chống viêm đặc hiệu với Gout cấp nhưng lại gây tiêu chảy, viêm loét đường tiêu hóa,…
  • Allopurinol – Thuốc giảm nồng độ axit uric máu, nhưng gây độc cho gan, thận.

Tất cả đã tạo ra tâm lý chung cho rất nhiều người bệnh “cố chịu đau một chút chứ không dùng thuốc”. Nhưng không phải cứ chấp nhận chịu đau là nỗi lo sẽ ngưng lại. Không có thuốc, bạn không thể kiểm soát được axit uric máu và nó cũng có nghĩa là bạn không thể ngăn chặn các biến chứng của bệnh.

Và để giải quyết vấn đề này, bạn nên lựa chọn giải pháp điều trị kết hợp Đông – Tây y:

  • Thuốc Tây y giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng đau đớn của đợt Gout cấp.
  • Sau đó, Thuốc Đông y lành tính hơn sẽ hỗ trợ điều trị duy trì trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát bệnh.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu thêm về các biến chứng Gout cùng các bước ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng ấy và sống thật khỏe mạnh nhé!

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH