Purin có phải nguyên nhân gây bệnh gout?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Purin là một hợp chất hóa học cấu tạo nên gen di truyền của con người. Bên cạnh đó, sản phẩm chuyển hóa của purin trong cơ thể là acid uric. Vậy purin là gì, có vai trò như thế nào đối với cơ thể và purin có phải là nguyên nhân gây ra bệnh gout hay không?

Mục lục [ Ẩn ]
Purin có phải là nguyên nhân gây ra bệnh gout?
Purin có phải là nguyên nhân gây ra bệnh gout?

1. Purin là gì

Cách đây khoảng 20 đến 30 năm trước, purin được quan tâm vì hai lý do sau:

Là thành cấu tạo nên gen di truyền của con người.

Purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric (nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc. bệnh gout) 

1.1. Purin là gì?

Purin là một hợp chất hóa học có cấu trúc hóa học bao gồm: một vòng imidazole kết hợp hợp với một dị vòng pyrimidine với công thức phân tử là C5H4N4. 

Purin là thành phần được tìm thấy ở hầu hết các nhân tế bào, là thành phần tham gia tổng hợp nên ADN và ARN.

Công thức cấu tạo vòng purin
Công thức cấu tạo vòng purin

1.2. Phân loại purin trong cơ thể

Trong cơ thể người, purin thu được từ  2 nguồn sau:

  • Purin nội sinh: Là lượng purin chủ yếu trong cơ thể, chiếm khoảng ⅔ tổng lượng purin, được sinh ra từ quá trình chuyển hóa acid nucleic trong tế bào. Các tế bào trong cơ thể luôn được thay mới liên tục, nên lượng purin nội sinh trong các tế bào đã cũ hoặc sắp chết cũng bị cơ thể xử lý.
  • Purin ngoại sinh: Là lượng purin được nạp vào cơ thể thông qua các loại thức ăn mà con người tiêu thụ hằng ngày. Do mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau và chế độ ăn của mỗi người cũng không giống nhau, nên lượng purin ngoại sinh của mỗi người sẽ khác nhau.

2. Tác dụng của purin đối với sức khỏe con người

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy những vai trò quan trọng của purin đối với cơ thể được thể hiện trên hai khía cạnh.

Thứ nhất, purin là thành phần cấu tạo nên nhiều chất thiết yếu của tế bào như:

  • ADN và ARN: là vật chất di truyền của tế bào và cơ thể.
  • Hệ thống năng lượng của tế bào: ATP, NAD.
  • AMPc, GMPc, GTP: có vai trò truyền tín hiệu trong các chu trình chuyển hóa tế bào.

Thứ hai, chức năng gắn của purin được gắn liền với chức năng của acid uric. Vì cả purin nội sinh và ngoại sinh đều được cơ thể chuyển hóa và tạo sản phẩm là acid uric, 90% lượng acid uric được tích trữ, phần còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường phân và nước tiểu.

Thứ ba, purin có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các tế bào dẫn truyền thần kinh, đồng thời có tác dụng kích hoạt thụ thể Adenosine và Purinergic. 

3. Các thực phẩm giàu purin

Dựa theo hàm lượng purin có trong 100 gam thực phẩm, có thể chia làm 3 nhóm như sau:

Các loại thực phẩm giàu purin
Các loại thực phẩm giàu purin
  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp (purin nhỏ hơn 50mg/100g): Các loại trái cây, rau củ, sữa, phô mai, dầu thực vật…
  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin trung bình (50-150mg): các loại thịt có màu trắng (thịt ức gà, thịt lợn), các loại cá sông, các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, một số loại rau (rau cải xoăn, măng tây, nấm, quả bơ…).
  • Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao (lớn hơn 150mg): thường là các loại thực phẩm giàu protein như thịt động vật rừng, thị có màu đỏ, nội tạng động vật, trứng cá, một số loại hải sản (cá hồi, cá thu, sò điệp, tôm hùm, tôm càng, cá cơm…).

4. Mối liên quan giữa purin và bệnh gout

Để tìm hiểu mối liên hệ giữa purin và bệnh gout, trước tiên ta phải hiểu bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric, khi nồng độ acid uric trong máu quá cao chúng sẽ lắng đọng thành các tinh thể acid uric hoặc natri urat. Các tinh thể này thường lắng đọng ở các mô xung quanh hoặc trong khớp gây ra tình trạng viêm khớp. Sự lắng đọng này chủ yếu gặp ở các khớp nhỏ như khớp ngón chân cái, mắt cá chân, khớp cổ tay, khớp gối… tạo thành các cơn đau dữ dội.

Đồng thời purin khi chuyển hóa trong cơ thể tạo thành acid uric - nguyên nhân gây ra bệnh gout.

Sự chuyển hóa của purin trong cơ thể
Sự chuyển hóa của purin trong cơ thể

Như vậy, purin là thành phần liên quan mật trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh gout và có khả năng quyết định đến tình trạng bệnh.

5. Tác hại khác khi cơ thể thừa purin

Bên cạnh tác hại gây ra bệnh gout, khi cơ thể nạp quá nhiều các thực phẩm giàu purin có thể gây ra các tác hại sau:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2: Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ acid uric trong máu cao có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Tăng nguy cơ hình thành sỏi ở thận: Nồng độ purin quá cao khiến acid uric lắng đọng và tích tụ trong thận, lâu dần sẽ hình thành sỏi, gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Ngoài ra nồng độ acid uric quá cao do lượng purin cao cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như: tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

6. Cách kiểm soát lượng purin trong cơ thể

Kiểm soát lượng purin nạp vào cơ thể hàng ngày là một giải pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp giảm tần suất xuất hiện các cơn đau gout cấp.

Để kiểm soát lượng purin trong cơ thể, bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

  • Người bị bệnh gout phải tuyệt đối kiêng các thực phẩm có hàm lượng purin cao: Bởi vì lượng purin dư thừa trong cơ thể chủ yếu đến từ purin ngoại sinh nạp vào cơ thể thông qua thức ăn.
  • Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purin trung bình.
  • Có thể ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp.
  • Lượng purin tiêu thụ hàng ngày phải nhỏ hơn 500mg.
Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng thấp purin
Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng thấp purin

Bên dưới đây là bảng hàm lượng purin có trong một số thực phẩm mà bạn có thể tham khảo để xây dựng thực đơn hàng ngày:

STT

Loại thực phẩm

Hàm lượng purin (tính trên 100 gam thực phẩm), (mg)

Phân loại

1

Dưa chuột

7

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp

2

Cà chua

11

3

Rau xà lách, rau diếp, hành tây

13

4

Táo

14

5

Khoai tây

16

6

Dứa, cam

19

7

Cải bắp

22

8

Mận

24

9

Su hào

25

10

Đậu phụ

68

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin mức trung bình

11

Sò 

90

12

Thịt gà

110

13

Thịt vịt

138

14

Lưỡi heo

136

15

Thịt thăn bò

172

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin cao

16

Cá hồi

170

17

Đậu đen

222

18

Gan gà

234

19

Cá mòi

345

20

Gan heo

515

Tóm lại, purin là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của chúng đối với sức khỏe con người. Nếu như kiểm soát được lượng purin nạp vào cơ thể không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể mà còn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh gout.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản mà bạn nên biết về purin. Nếu bạn hay người thân đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc về bệnh lý này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961666383

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH