Chỉ số acid uric trong máu tăng cao dẫn tới nhiều bệnh lý như sỏi thận, sỏi tiết niệu, gout,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ acid uric là gì và chúng liên quan như thế nào tới sức khỏe? Qua bài viết này, Khỏe xương khớp sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp một số thông tin liên quan tới chỉ số này.
1. Acid uric (Axit uric) là gì?
Hiểu rõ bản chất của acid này chúng ta sẽ hiểu được tại sao acid uric tăng cao lại không tốt cho sức khỏe.
1.1. Acid uric là gì?
Acid uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxy, hydro và nitơ; có công thức hóa học là C5H4N4O3.
Acid uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Sau đó, các acid này được hòa tan vào trong máu, rồi đưa đến thận và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
1.2. Chỉ số acid uric bình thường
Với cơ thể khỏe mạnh, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Chỉ số này được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này.
Chỉ số acid uric của nam và nữ sẽ có sự chênh lệch. Với nam giới trưởng thành, nồng độ acid uric bình thường dao động trong khoảng 3 - 7 mg/dl. Còn đối với nữ giới trưởng thành, chỉ số này ở mức 2,5 - 6 mg/dl.
Khi chỉ số này tăng cao và kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Tin liên quan
2. Chuyển hóa acid uric trong cơ thể
Nắm bắt được quá trình tạo thành và chuyển hóa acid uric, sẽ giúp chúng ta hiểu được cơ chế gây bệnh khi acid uric trong máu tăng cao.
2.1. Nguồn gốc
Là sản phẩm thoái hóa của của các nhân purin, acid uric được tạo ra từ hai nguồn chính là:
Nguồn nội sinh: Khi các tế bào trong cơ thể chết đi, nhân purin trong tế bào sẽ bị phá hủy và chuyển thành acid uric.
Nguồn ngoại sinh: Tới từ các thức ăn có có hàm lượng purin cao như nội tạng, thịt đỏ, hải sản. Khi vào cơ thể, nhân purin có trong thức ăn sẽ chuyển hóa thành acid uric và làm tăng nồng độ acid này trong máu.
2.2. Chuyển hóa và thải trừ
Một số thức ăn có hàm lượng đạm có nhân purin cao như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,... khi vào cơ thể được chuyển hóa và làm tăng nồng độ acid uric máu.
Acid uric được tổng hợp chủ yếu ở gan. Một số ít được tổng hợp tại ruột dưới tác dụng của nhiều enzyme như xanthine oxidase, nucleotidase…
Sau đó, acid uric được hòa tan trong máu và bài xuất chủ yếu qua thận. Một phần acid được vi khuẩn phân hủy.
3. Nguyên nhân tăng acid uric máu
Acid uric trong máu tăng cao có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Di truyền: Những người bẩm sinh đã thiếu men HGPT nên lượng acid uric tăng cao ngay từ khi bệnh nhân còn nhỏ. Đây gọi là hội chứng Lesch-Nyhan.
Ăn nhiều thực phẩm giàu purin.
Tăng chuyển hóa purin: Một số trường hợp khối u phát triển nhanh sẽ làm tăng chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu.
Giảm thải trừ Acid uric: Hay gặp ở người mắc bệnh thận, người ăn kiêng, người vận động thường xuyên.
Mắc các bệnh như: Suy giáp, đái tháo đường, bệnh vẩy nến.
Tình trạng thừa cân, béo phì.
Uống quá nhiều rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
Sử dụng thường xuyên thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế miễn dịch.
Huyết áp cao.
Phơi nhiễm chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu,…
4. Triệu chứng tăng acid uric trong máu
Theo thống kê, khoảng 1/3 các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng. Mặc dù sự tăng acid uric không phải là bệnh, nhưng nếu kéo dài thì nó có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.
4.1. Triệu chứng của bệnh Gout
Gout là bệnh lý tại khớp, xảy ra ở 20% số người bị tăng acid uric trong máu. Bệnh có những triệu chứng tiêu biểu như:
Đau khớp: Những vị trí khớp thường xuất hiện cơn đau là khuỷu tay, đầu gối, bàn chân, ngón chân cái. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm và giảm dần trong vòng 14 ngày dù không được điều trị.
Cứng và sưng khớp.
Khó di chuyển các khớp bị viêm.
Đỏ tại vị trí tinh thể urat lắng đọng trong khớp.
4.2. Triệu chứng của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu
Khi nồng độ acid uric trong máu cao sẽ lắng đọng thành các tinh thể urat. Tinh thể này lắng đọng lại ở thận tạo ra sỏi thận. Triệu chứng điển hình của bệnh là:
Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên.
Có máu trong nước tiểu, làm nước tiểu đổi màu.
Đau khi đi tiểu.
Đau dữ dội vùng bụng dưới rốn. Cơn đau thường lan ra sau lưng.
Nếu có nhiễm trùng thận, bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, ớn lạnh, kèm sốt cao.
5. Đối tượng nào có nguy cơ tăng acid uric trong máu?
Những đối tượng sau cần thường xuyên kiểm tra nồng độ acid uric trong máu của mình:
Uống nhiều rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.
Thừa cân, béo phì.
Ít vận động thể lực.
Suy tuyến giáp, bị bệnh thận mạn tính.
Sử dụng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài.
Sử dụng lâu dài các thuốc điều trị những bệnh lý tim mạch như Aspirin, các thuốc lợi tiểu.
Bị các bệnh ác tính như ung thư.
6. Biến chứng khi tăng acid uric máu
Acid uric trong máu tăng cao, lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đó là:
Bệnh Gout: Khoảng 10 - 15% người có nồng độ acid uric cao, không có triệu chứng và không tiến triển thành bệnh Gout. Nhưng phần lớn những người mắc tình trạng này đều diễn biến thành bệnh Gout.
Viêm khớp do bệnh Gout lâu ngày có thể dẫn đến biến dạng khớp. Từ đó làm cho khớp giảm khả năng vận động, và thúc đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp.
Rối loạn chức năng thận, sỏi đường niệu tái đi tái lại. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây biến chứng suy thận mãn tính.
Với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV – AIDS, nghiện rượu, đái tháo đường, sử dụng Corticoid kéo dài,.. tăng acid uric lâu ngày có thể gây nhiễm trùng huyết.
Viêm tĩnh mạch nông chi dưới.
7. Chẩn đoán tình trạng tăng acid uric máu
Chỉ dựa vào một vài triệu chứng thì rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh. Tại viện, các bác sĩ sẽ dựa vào những xét nghiệm dịch trong cơ thể để khẳng định bệnh nhân có bị tăng acid uric hay không.
7.1. Các xét nghiệm
Sau khi được tạo thành, acid uric được hòa tan trong máu và đào thải chủ yếu qua thận. Để xác định được nồng độ acid này, các bác sĩ hay dùng những xét nghiệm sau:
Xét nghiệm acid uric trong máu
Nồng độ acid uric bình thường trong máu đó là:
Nam giới: 202 – 416 µmol/l.
Nữ giới: 143 – 399 µmol/l.
Khi trị số của acid uric vượt qua ngưỡng cao nhất ở cả hai giới thì sẽ được chẩn đoán là tăng acid uric trong máu.
Xét nghiệm dịch khớp
Khi bệnh nhân có triệu chứng của bệnh Gout, bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch tích tụ tại khớp của người bệnh. Phương pháp thực hiện là rút dịch từ khớp nhằm kiểm tra sự tồn tại của tinh thể acid uric.
Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu
Thông thường, nồng độ acid uric trong nước tiểu đạt ở mức từ 2,2 – 5,5 mmol/L/24h.
Nếu nồng độ acid uric trong nước tiểu vượt ngưỡng trên thì chứng tỏ người bệnh có liên quan đến bệnh gout, ung thư di căn, đa u tủy, bệnh bạch cầu hoặc đang có một chế độ ăn quá giàu purin.
7.2. Những lưu ý trước khi làm xét nghiệm acid uric
Để kết quả xét nghiệm được chính xác, người bệnh nên chú ý những điểm sau:
Nhịn ăn trong vòng 8 – 10 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
Không sử dụng thuốc hay bất kỳ thực phẩm chức năng nào không được các bác sĩ chỉ định.
Không sử dụng các thực thức uống có cồn cũng như các chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm.
8. Điều trị tăng acid uric trong máu như thế nào?
Tăng acid uric không phải là bệnh lý nguy hiểm, người bệnh có thể kiểm soát tốt chỉ số này bằng những phương pháp sau.
>> Xem thêm Đập tan cơn đau Gout chỉ với 2 liệu trình Đông y duy nhất
8.1. Điều trị bằng phương pháp Tây y
Khi đang đợt cấp của bệnh, những nhóm thuốc sau sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng nhanh chóng:
Thuốc có thành phần colchicine: Colchicine là một trong những thành phần được sử dụng để ngăn chặn sự lắng đọng muối urat tại khớp.
Thuốc chống viêm steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau nhanh, nhưng dễ gây tác dụng phụ trên dạ dày, tăng men gan và suy giảm chức năng thận.
Thuốc tăng quá trình đào thải acid uric: Giúp tăng quá trình đào thải acid uric qua nước tiểu. Thuốc dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
8.2. Điều trị bằng phương pháp Đông y
So với việc sử dụng thuốc Tây y thì các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên mang tới hiệu quả cao mà không gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau để giảm nồng độ acid uric trong máu của mình.
Lá tía tô: Giúp giảm đau và sưng tại các khớp xương bị sưng do bệnh Gout. Sử dụng trực tiếp lá tía tô trong bữa ăn hàng ngày hoặc sắc thuốc uống.
Lá lốt: Sắc lấy nước uống sau bữa ăn tối. Ngoài ra, còn có thể mang ngâm chân, tay giúp giảm tình trạng đau nhức do tính ấm nóng và tác dụng trừ phong thấp.
Lá trầu không: Xắt nhỏ lá trầu không, bỏ vào trong trái dừa xiêm và ủ trong 30 phút. Nên dùng trước khi ăn sáng để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn hợp chất.
Chuối hột phơi khô: Dùng 3g chuối hột phơi khô, 4g củ ráy, tỳ giải 2g, khổ qua 1g sao khô pha với nước đun sôi để uống từ 2-3 lần mỗi ngày.
Lá ổi non: Dùng cùng với đậu bắp và lá sa kê. Đun hỗn hợp ba loại trên với 1,5 lít nước. Nên dùng hết trong ngày.
Các bài thuốc Đông y trên đều rất hiệu quả trong việc giảm acid uric trong máu. Tuy vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả như mong muốn.
9. Chế độ ăn cho người bệnh do tăng acid uric
Một chế độ ăn uống hợp lý không những giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, mà còn giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng sống tích cực.
9.1. Acid uric cao nên ăn gì?
Những thực phẩm sau rất tốt cho người muốn kiểm soát chỉ số acid uric của mình:
Thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi, bông cải xanh, đu đủ, dâu tây,..
Tăng cường rau củ quả giàu chất xơ.
Ăn các loại thịt trắng.
Không cần kiêng cữ tinh bột. Bởi vì, những thực phẩm giàu tinh bột sẽ chứa một lượng purin an toàn.
Ưu tiên chế biến các loại thức ăn theo cách luộc, hấp; hạn chế chiên xào.
9.2. Acid uric cao không nên ăn gì?
Để hạn chế tình trạng tăng acid uric trong máu, chúng ta nên hạn chế các thực phẩm:
Thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê,…
Nội tạng động vật.
Các loại hải sản.
Thức ăn có nhiều dầu mỡ.
Các loại củ quả chứa nhiều axit uric như măng, đậu Hà Lan, giá đỗ,…
Hạn chế uống rượu bia, các thức uống có cồn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về acid uric trong máu. Từ đó, các bạn sẽ hình thành cho mình thói quen ăn uống khoa học hơn để hạn các bệnh gây ra do tăng acid uric máu.
Nếu thấy bài viết hay và bổ ích với mình, bạn đừng ngại like và chia sẻ để người xung quanh mình được biết.