Những điều bạn cần biết về củ bình vôi

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Từ lâu củ bình vôi được sử dụng để hỗ trợ nhiều bệnh lý của cơ thể như bệnh gout, an thần, mất ngủ,... Vậy, loại dược liệu này có thực sự có tác dụng không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh củ bình vôi
Hình ảnh củ bình vôi

1. Cách nhận biết củ bình vôi

Để nhận biết củ bình vôi, mời bạn đọc theo dõi những đặc điểm sau:

1.1. Tên gọi và danh pháp

Củ bình vôi có tên khoa học là Stephania glabra (Roxb.) Miers., Menispermaceae (họ Tiết dê). Củ bình vôi có tên gọi khác là củ một, cà tom, cú mối trôn, ngải tượng, tử nhiên,... Những tên này phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau.

1.2. Đặc điểm củ bình vôi

Củ bình vôi có hình dạng bên ngoài phình to, được bao bọc vỏ bên ngoài màu đen, xù xì. Đây là phần của của cây bình vôi. 

Cây bình vôi thuộc loại cây thân leo, thường xanh, sống lâu năm và dài đến 6m. Thân cây xoắn vặn. Lá mọc so le có cuống dài dính vào ⅓ phiến lá. Phiến là mỏng, gần như hình tròn có cạnh hoặc tam giác tròn. Lá hình chân vịt và có gân lá xuất phát từ chỗ dính cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hai mép lá nhắn và hơi lượn sóng.

Hoa cụm hình xim mọc ở kẽ lá hoặc cành già lá đã rụng. Hoa lưỡng tính gồm hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả hạch hình cầu, hơi dẹt, màu đỏ. Hạt quả cứng, hình móng ngựa, có những hang vân ngang, hai mặt bên lõm và ở giữa có lỗ thủng.

Hình ảnh cây bình vôi
Hình ảnh cây bình vôi

1.3. Củ bình vôi mọc ở đâu?

Củ bình vôi có nguồn gốc ở miền đông và miền nam của châu Á, bao gồm Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc,...

Tại Việt Nam, câu ưa sống tại những khi vực có khi hậu mát mẻ và ưa sáng nên chúng thường mọc ở những vùng núi có độ cao từ vài chục mét đến trăm mét. Một số tỉnh phân bố nhiều củ bình vôi như Ninh Bình, Hoà Bình, Lạng Sơn, Lào Cai và Lai Châu.

1.4. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình to ra thành củ đã cảo vỏ và thái thành miếng phơi hoặc sấy khô.

Thu hái: Củ được thu hái quanh năm những chủ yếu thu hái vào màu thu, đông vì khi đó hàm lượng hoạt chất trong củ đạt mức cao nhất. 

Sơ chế: Sau khi củ được thu hái, đem cạo sạch vỏ, thái lát và phơi trong râm cho đến khô. Hoặc dùng củ tươi đêm thái và giã nhỏ, rồi ép lấy nước và chiết xuất hoạt chất bên trong củ bình vôi.

Bảo quản: Sau khi sơ chế xong, dược liệu được bảo quản ở noi thoáng mát, khô ráo để tránh ẩm mốc, mối mọt gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

1.5. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu phân tích cho thấy củ bình vôi có chứa nhiều hoạt chất quan trọng, bao gồm alcaloid, trong đó, chủ yếu là L-tetrahydropalmatin (rotundin), stepharin, roemerin, cycleanin và cepharanthin. Ngoài ra, nó cũng chứa tinh bột, acid hữu cơ và đường khử.

2. Củ bình vôi có tác dụng gì?

Củ bình vôi được Đông y và Tây y công nhận về tác dụng đối với cơ thể:

Theo Đông y

Củ bình vôi có vị khổ cam, lương và quy vào hai kinh can tỳ. Nó có công năng là an thần và tuyến phế, Vị thuốc củ bình vôi được dùng trị mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm và hen suyễn khó thở.

Theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu hiện đại chứng minh tác dụng của củ bình vôi như sau:

  • Tác dụng an thần: Nghiên cứu của Tiến sĩ Bùi Đình Sang (1940) cho thấy dược liệu có chứa hoạt chất L-tetrahydropalmitin với hàm lượng cao. Chất này có tác dụng giúp an thần, ổn định huyết áp, bổ tim mạch, cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ, co giật hay sốt nóng. Đặc biệt, loại cây này rất tốt, không độc, không có tính chất gây nghiện nên có thể sử dụng nhiều không lo gây nghiện.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Thành phần stephania rotunda có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên khá mạnh, có thể kháng viêm và giảm đau nhức tốt trên xương. 
  • Chữa bệnh về đường hô hấp: Rotundin trong củ bình vôi có khả năng cải thiện rất nhiều bệnh về hô hấp như ho có đờm, ho khan, hen suyễn,...
  • Tác dụng giãn mạch nhẹ trên những mạch vi tuần hoàn: Theo nghiên cứu của Nhật Bản cho thất cepharanthin có tác dụng tăng cường cường sinh kháng thể nên có tác dụng rõ rệt với bệnh giảm bạch cầu do bệnh nhân bị chiếu tia phóng xạ và dùng thuốc chữa ung thư.
Củ bình vôi giúp an thần ngủ ngon
Củ bình vôi giúp an thần ngủ ngon

3. Cách dùng và liều dùng củ bình vôi

Cách dùng:

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà củ bình vôi được dùng riêng hoặc kết hợp với các dược liệu khác nhau. Củ bình vôi được dân gian sử dụng dưới dạng phơi khô hoặc đem đi ngâm rượu. Trong y học hiện đại, nó được chế thành rotundin dưới dạng uống hoặc rotundin sulfat dưới dạng tiêm.

Liều dùng:

Củ bình vôi được dùng với liều 4 - 12 dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. 

Đối với thuốc viên, dùng 2 - 3 lần x 1 viên Rotundin 0,03 gam

Đối với thuốc tiêm, dùng mỗi lần 1 ống 2ml (60mg) rotundin, dùng 1 - 2 lần/ngày.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ củ bình vôi

Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng củ bình vôi để hỗ trợ điều trị bệnh mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Củ bình vôi chữa bệnh gút

Củ bình vôi chữa bệnh gút
Củ bình vôi chữa bệnh gút

Cách thực hiện bài thuốc từ củ bình vôi chữa bệnh gout như sau:

Bài thuốc 1

  • Bước 1: Chuẩn bị 15 gam củ bình vôi khô rồi đem rửa sạch cho đến khi loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Bước 2: Cho củ bình vôi vào nước ấm rồi thêm 1,5 lít nước vào. Sau đó, sắc đến khi lượng nước còn 700ml là được.
  • Bước 3: Gạn lấy phần nước sắc và dùng trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 - 3 gam bột tán từ củ bình vôi.
  • Bước 2: Dùng trực tiếp bằng cách pha cùng bột ấm và 2 lần mỗi ngày.

Người bệnh gout nên sử dụng bài thuốc này thường xuyên để giảm tình trạng bệnh nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa các cơn đau phát triển.

4.2. Củ bình vôi chữa mất ngủ

Bài thuốc sử dụng củ bình vôi chữa bệnh gout như sau:

Bài thuốc 1

  • Bước 1: Chuẩn bị củ bình vôi, cây lạc tiên và lá vông.
  • Bước 2: Nấu các dược liệu trên cùng với nước và gạn lấy phần nước để uống.

Bài thuốc 2

  • Bước 1: Chuẩn bị 8 gam củ bình vôi, 12 gam lá vông và hạt sen, long nhã, nhân hạt táo chua mỗi vị thuốc 15 gam.
  • Bước 2: Đem các nguyên liệu trên sắc với nước cho đến khi ngập dược liệu khoảng 2cm.
  • Bước 3: Đun hỗn hợp nhỏ lửa trong khoảng 15 phút thì gạn phần nước để uống.

Bài thuốc 3

  • Bước 1: Chuẩn bị củ bình vôi khô và rượu trắng theo tỷ lệ 1:5. Tốt nhất nên sử dụng 40 độ để được hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 2: Ngâm của bình vôi với rượu trong 20 ngày để các hoạt chất ngấm ra rượu. Người bệnh sử dụng mỗi ngày 1 - 2 chén nhỏ và khoảng 3 - 4 lần.

Với những bài thuốc này, người bệnh nên uống trước khi ngủ 30 phút và nên uống liên tục trong vòng 7 - 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3. Củ bình vôi chữa bệnh đường hô hấp

Củ bình vôi chữa bệnh đường hô hấp
Củ bình vôi chữa bệnh đường hô hấp
  • Bước 1: Chuẩn bị củ bình vôi, huyền sâm, cát cánh mỗi thứ 12 gam và trần bì 10 gam.
  • Bước 2: Đem các nguyên liệu trên rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Gạn phần nước sắc và chia làm 2 lần dùng trong ngày.

4.4. Củ bình vôi trị viêm loét dạ dày, tá tràng

  • Bước 1: Chuận bị củ bình vôi, lá khổ sâm, dạ cẩm, xa tiền tử, mỗi vị 12 gam.
  • Bước 2: Đem các nguyên liệu rửa sạch và đun với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì gạn lấy phần nước uống.

5. Một số lưu ý khi sử dụng củ bình vôi

Mặc dù sử dụng củ bình vôi rất tốt cho sức khoẻ nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Dược liệu này có chứa rotundin có nhiều tác dụng cho cơ thể nhưng nó có độc tố nhẹ nên khi lạm dụng cho thể gây ngộ độc (liều ngộ độc là 30 gam) và xuất hiện các tác dụng phụ khác như liệt thần kinh.
  • Những người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của dược liệu cần tuyệt dối không sử dụng dưới bất kỳ dạng bào chế nào.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng dược liệu này.
  • Việc sử dụng củ bình vôi hỗ trợ điều trị bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trên đây là những thông tin về củ bình vôi mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu về loiaj dược liệu này đối với các bệnh lý, bao gồm người bệnh xương khớp.

Nếu bạn đang gặp bệnh lý xương khớp hoặc có thắc mắc liên quan đến tình trạng bệnh, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH