Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng quyết định đến tình trạng bệnh gout. Vì vậy, cần có một thực đơn cho người bị gout giúp xây dựng chế ăn uống khoa học nhằm giảm cơn đau do gout mà vẫn cung cấp đủ chất cho bệnh nhân.
1. Thông tin cơ bản về bệnh gout
Bệnh gout (gút) là gì?
Gout là một bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể, có liên quan đến chế độ ăn uống. Bệnh xuất hiện khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến lắng đọng thành tinh thể axit uric hoặc muối natri urat ở các mô trong khớp.
Tình trạng này gây lên các cơn đau do viêm ở các khớp như: khớp gối, mắt cá chân, cổ tay và nhiều nhất là ngón chân cái.
Nguyên nhân của bệnh gout:
- Do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric nội sinh.
- Giảm sự đào thải acid uric ở thận
- Nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản
2. Chế độ ăn có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh gout không?
Câu trả lời là có. Chế độ ăn là yếu tố quan trọng quyết định bệnh gout sẽ cải thiện hơn hay nghiêm trọng hơn, vì:
- Khả năng loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể của hầu hết bệnh nhân gout đều bị suy giảm, nên khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin vào cơ thể sẽ gây tích trữ acid uric và khiến cơn đau xuất hiện hơn.
- Thừa cân béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Lựa chọn một chế độ ăn giúp giảm cân đồng thời sẽ làm giảm lượng axit uric tích tụ trong cơ thể.
Do đó, người mắc bệnh gout cần có một chế độ ăn uống hợp lý, để phòng ngừa các cơn đau do gout, nhất là các cơn đau cấp. Xây dựng một thực đơn cho người bị gout cân bằng, khoa học là điều rất cần thiết cho người bệnh.
3. Nguyên tắc dinh dưỡng của người mắc bệnh gout
Một chế độ ăn uống lành mạnh vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh, vừa đảm bảo đủ chất là rất cần thiết cho các bệnh nhân mắc bệnh gout và những có nguy cơ bị gout tấn công.
- Hạn chế tiêu các loại thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt xông khói, xúc xích, tôm, cua, sò điệp… Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, bởi vì purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric, làm tăng nguy cơ xuất hiện một đợt đau gout cấp tính.
- Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2-4 lít nước, nhất là các loại nước khoáng có kiềm. Việc này sẽ giúp tăng lượng nước tiểu và hạn chế sự lắng đọng các tinh thể axit uric trong đường niệu quản.
- Tuyệt đối tránh rượu bia: Người bị bệnh gout cần kiêng uống rượu bia càng sớm càng tốt, vì chúng là nguyên nhân gia tăng sự tổng hợp acid uric tại gan và giảm đào thải acid tại thận.
- Chỉ nên bổ sung protein từ các loại thịt có màu trắng (các loại cá sông, thịt lườn gà…) vì thịt có màu trắng có hàm lượng purin thấp hơn. Nhu cầu cần thiết cho mỗi ngày là khoảng 50-100 gam.
- Người bệnh gout có thể ăn thoải mái các sản phẩm tinh bột (cơm, bún, phở...), sản phẩm có thành phần tinh bột giúp hòa tan và giảm lượng purin trong nước tiểu.
- Tăng cường lượng rau củ quả trong mỗi bữa ăn, vì chúng vừa chứa rất ít purin, lại vừa cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cơ thể. Các loại rau người bị bệnh gout nên ăn là rau tía tô, dưa chuột, súp lơ, cà chua…
- Bổ sung thêm các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C như: cam. quýt, bưởi, ổi…
- Cuối cùng là phải kiểm soát tốt cân nặng để bệnh gout không nặng thêm và giảm nguy cơ mắc thêm các bệnh khác (tim mạch, mỡ máu…)
Thực đơn cho người bị gout cần đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc dinh dưỡng kể trên.
4. Một số thực đơn cho người bị gout tham khảo
Thực đơn dành cho người bệnh gout cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Lượng purin tiêu thụ phải nhỏ hơn 500mg/ngày.
- Protein cung cấp cho người bệnh gút nên được lấy từ sữa động vật, lòng trắng trứng, các loại thịt có màu trắng.
- Tránh uống các loại thực phẩm dễ gây ra cơn gút cấp: cà phê, rượu, bia, chè.
- Hạn chế muối trong bữa ăn, ít hơn 5g muối/ngày.
Dưới đây là một số thực đơn được các chuyên gia dinh dưỡng xây dựng dành riêng cho người mắc bệnh gout:
Thực đơn 1:
Các bữa trong ngày | Thực đơn tham khảo | Giá trị dinh dưỡng |
Bữa sáng | Phở thịt bò: Bánh phở 150g, thịt bò 35g, hành lá 10g, nước dùng | Protein: 59.5g Glucid: 245.3g Chất xơ: 10.9 g Canxi: 387mg Sắt: 13mg Kẽm: 8.6mg Natri: 2g Kali: 3g Cholesterol: 0.14g Tổng lượng Calo: 1605 Kcal |
Bữa trưa | Cơm gạo tẻ: 200g tương đương với khoảng 2 lưng bát cơm Thịt lợn nạc rim: 50g Đậu phụ rán: 20g Rau su su xào: Su su 200g, dầu ăn 7ml Canh rau cải: rau cải 50g Vải thiều: 150g | |
Bữa phụ | 1 trái táo: 150g | |
Bữa tối | Cơm gạo tẻ: 150g tương đương với miệng bát cơm Cá rô phi rán: Cá rô phi 50g Khổ qua xào trứng: Mướp đắng 200g, trứng gà 20g (1 quả)Canh rau ngót: Rau ngót 50g Dưa hấu: 150g |
Thực đơn số 2:
Các bữa trong ngày | Thực đơn tham khảo | Giá trị dinh dưỡng |
Bữa sáng | Bún riêu cua: Bún rối 180g, thịt cua đồng 30g, hành lá 5g, cà chua 30g Nước dùng (200ml) | Protein: 60.3g Glucid: 252.2g Chất xơ: 14.2g Canxi: 522mg Sắt: 10.5g Kẽm: 10.8 Natri: 2g Kali: 2.5g Cholesterol: 0.14g Tổng lượng Calo: 1693 Kcal |
Bữa trưa | Cơm gạo tẻ: 200g tương đương với 2 lưng bát ăn cơm Cá trê rán sốt cà chua: Cá trê 70g, cà chua 25g, hành lá 5g Thịt lợn băm rang: Thịt nạc vai 20g Bắp cải luộc: Bắp cải 200g Canh bí đao: Bí đao 50g Cam: 150g | |
Bữa phụ | 1 quả chuối tiêu | |
Bữa tối | Cơm gạo tẻ: 150g tương đương với miệng bát cơm Thịt gà rán: Thịt lườn gà 70g Lạc rang dầu: Hạt lạc 10g, dầu ăn 2ml Bầu luộc: Bầu: 200g Canh rau mồng tơi: Rau mồng tơi 50g Bưởi: 200g (3 múi) |
Thực đơn số 3:
Các bữa trong ngày | Thực đơn tham khảo | Giá trị dinh dưỡng |
Bữa sáng | cháo thịt nạc 500ml: Gạo tẻ: 40g, thịt nạc: 30g, hành lá: 5g | Protein: 60g Glucid: 254.1g Chất xơ: 19.5g Canxi: 571mg Sắt: 19.4mg Kẽm: 10.6mg Natri:1.9g Kali: 3.06g Cholesterol: 0.17g Tổng lượng Calo: 1573 Kcal |
Bữa trưa | Cơm gạo tẻ: 150g tương đương với một bát cơm. Thịt ức gà xào hành tây: Thịt ức gà 50g, hành tây 50g, cà chua 20g Cá bống kho tộ: Cá bống 20g Củ cải luộc: Củ cải 200g Canh bí đỏ: Bí đỏ 50g Đu đủ: 100g | |
Bữa phụ | 1 quả cam | |
Bữa tối | Cơm gạo tẻ: 150g tương đương với miệng bát cơm Trứng đúc thịt: Trứng gà nửa quả, thịt nạc vai 10g Cải xoong xào: Cải xoong 200g Canh rau cải: Cải xanh 50g Lựu: 100g |
Trên đây là một số thực đơn cho người bị gout hoặc đang có nguy cơ bị gout có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về chế độ ăn cho người bị bệnh gout.
Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc về bệnh lý này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.