Hiểu về cây trạch tả để sử dụng đúng cách

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Cây trạch là là một loại cây mọc tại các vùng ven sông, ven hồ, đầm lầy nhưng loài cây này mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy, cây trạch tả là cây gì? Tác dụng của cây trạch tả là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây trạch tả
Hình ảnh cây trạch tả

1. Cách nhận biết cây trạch tả

Để nhận biết được cây trạch tả, bạn có thể dựa vào các đặc điểm như sau:

1.1. Tên gọi và danh pháp

Cây trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago aquatica L. Alismataceae (họ Trạch tả). Tên Trạch tả có nghĩa là ao (đầm) tát cạn bởi nó có tác dụng thông tiểu rất mạnh như tát cạn nước đầm ao.

1.2. Đặc điểm cây trạch tả

Cây trạch tả là cây thân thảo, cao khoảng 40 - 50cm. Thân rễ màu trắng, hình cầu hay hình con quay, nạc. Lá có cuống dài và mọc từ gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp. Mép lá nguyên lượn sóng và gân lá 5- 7 hình cung.

Hoa hợp thành tán trên một cán thẳng có chiều dài đến 1m thành chuỳ với nhiều vòng hoa xếp thành tầng nhỏ dần về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành nhiều chuỳ nhỏ. Hoa lưỡng tính, màu trắng hoặc hồng. Quả bế dạng đơn lá noãn, không nứt vỏ.

1.3. Cây trạch tả mọc ở đâu?

Cây trạch tả thường sống ở đầm lầy
Cây trạch tả thường sống ở đầm lầy

Cây trạch tả là loại cây ưa sống tại khu vực ẩm ướt, nước ngọt, chẳng hạn như đầm lầy, bờ sông, bờ hồ. Hiện nay, chi Alisma L. có khoảng 10 loài phân bố rải rác từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới và ôn đới.

Cây được phát hiện nhiều tại các khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và một số nước ở châu Âu, Bắc Mỹ hay Bắc Á.

Ở Việt Nam, cây được tìm thấy tại các tỉnh miền bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương và Hưng Yên. Cây cũng được trồng như một loại cây kiểng trong các loại hồ cá trên cả nước.

1.4. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) của cây.

Thu hái: Cây được thi hái 2 lần vào mỗi năm, lần đầu tiên vào tháng 6 và lần thứ hai vào tháng 12. Khi thu hái, cây được nhổ lên và chỉ lấy phần củ. Củ đạt chất lượng là những củ to, chắc tay, có nhiều bột và trắng vàng.

Sơ chế: Trạch tả được sơ chế theo hai cách như sau:

  • Cách 1: Ngâm củ trạch tả với nước cho thấm. Sau đó, củ được phơi và tích trữ sử dụng dần.
  • Cách 2: Củ được cắt lát mỏng. Pha loãng nước muối rồi phun vào miếng trạch tả cho hơi ẩm (720kg muối/50kg trạch tả). Sau đó, đem nấu và sao trên lửa nhỏ. Khi thấy dược liệu chuyển sang màu vàng thì đem phơi nắng to cho thật khô.

Bảo quản: Trạch tả sau khi sơ chế được bảo quản trong túi ni lông và đặt nơi khô thoáng. Sau mỗi lần dùng cần cột chặt miệng lại để không bị dính nước và bụi bẩn gây ẩm mốc.

1.5. Thành phần hóa học

Vị thuốc trạch tả có chứa các hoạt chất như sau tinh dầu, chất nhựa, chất bột, proud, alisol A, alisol B, epialisol A, choline,...

2. Cây trạch tả có tác dụng gì?

Cây trạch tả có những tác dụng như sau:

2.1. Công dụng của cây trạch tả

Theo Đông y

Vị thuốc trạch tả có vị ngọt, tính hàn và quy vào các kinh thận, bàng quang.

Công năng: lợi tiểu tiện và thanh thấp nhiệt.

Chủ trị: Nhiệt lâm tiểu tiện ít bí, buốt dắt; phù thũng, đầy chướng, tiêu chảy và đàm ẩm.

Tác dụng của củ trạch tả
Tác dụng của củ trạch tả

Theo Y học hiện đại

  • Lợi tiểu: Dùng trạch tả giúp lượng nước tiểu, ure, Na+ tăng. Điều này là do dược liệu này có hàm lượng muối kali cao tồn tại.
  • Chuyển hoá mỡ: Tác dụng này có liên quan đến hạn lipid máu và chống xơ vữa động mạch một cách rõ rệt. Trên lâm sàng, những người có sử dụng viên trạch tả với liều 4,2 gam/người, dùng từ 2 - 4 tuần có thể làm hạn cholesterol, β-lipoprotein và triglycerid trong máu.
  • Chống viêm: Tác dụng này giúp ức chế sưng phù, đồng thời cũng ức chế sự tăng sinh của tổ chức u hạt. 
  • Các tác dụng khác như hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao, tác dụng bảo vệ gan, chống các tổn thương gan do tetraclorid gây nên.

2.2. Tác hại của cây trạch tả

Mặc dù có tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ nhưng khi sử dụng người bệnh cần thận trọng để sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo. Trong một số trường hợp có thể không mang lại hiệu quả và có thể gây ra một số biểu hiện như:

  • Đau đầu
  • Phát ban, mẩn ngứa
  • Sưng môi và miệng
  • Khó thở

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần ngừng sử dụng và thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ điều trị.

3. Cách dùng và liều dùng cây trạch tả

Liều lượng: 8 - 40 gam mỗi ngày.

Cách dùng: dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống. Dược liệu có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với các dược liệu khác để đạt hiệu quả tốt hơn.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây trạch tả

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây trạch trả hỗ trợ điều trị bệnh:

4.1. Cây trạch tả chữa bệnh gout

Cây trạch tả có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout nhờ cơ chế lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu từ đó làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể và ngăn ngừa cơn đau gout khó chịu.

Cây trạch tả chữa bệnh gout
Cây trạch tả chữa bệnh gout

Cách sử dụng như sau:

Cách 1

  • Chuẩn bị: Trạch tả, xuyên khung, thục địa, đương quy, xích thược, bạch truật, bạch linh và độc hoạt mỗi vị 12 gam và đan sâm 16 gam.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 3 bát nước đến khi cạn còn một nửa thì gạn lấy phần nước uống, chia phần nước sắc thành hai phần và dùng trong ngày.

Cách 2

  • Chuẩn bị: Trạch tả, trần bì, độc hoạt, bán hạ chế, phòng phong, nhũ hương, nam bình, xuyên khung mỗi vị 12 gam, bạch linh 20 gam và mộc dược, hồng hoa mỗi vị 8 gam.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 3 bát nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Nước sắc được chia thành hai phần và dùng trong ngày.

4.2. Trị hoa mắt, chóng mặt cho người thiếu máu

Cách 1

  • Chuẩn bị: 12 gam trạch tả, 15 gam đại hoàng, long đờm thảo, mộc ban, hoàng cầm, sài hồ, hoa vương, tri mẫu và cúc hoa, mỗi vị 10 gam.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu trên sắc với nước để dùng.

Cách 2:

  • Chuẩn bị: 15 gam trạch tả, 6 gam sơn khương và 12 gam cúc hoa.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nước đến khi nước đậm đặc thì chia phần nước uống thành 2 lần và dùng trong ngày.

4.3. Trị viêm họng

Chuẩn bị: Lá trạch tả và húng chanh mỗi loại 30 gam và gừng tươi 5 gam.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên sắc với 300ml nước đến khi cạn còn 50ml nước và dùng ngay khi thuốc còn ấm. Uống kiên trì mỗi ngày một lần trong 5 ngày.

4.4. Trị bí tiểu, viêm thận

Cây trạch tả trị bí tiểu, viêm thận
Cây trạch tả trị bí tiểu, viêm thận

Cách 1

  • Chuẩn bị: Trạch tả, y mã thảo, trư linh, cây lưỡi mèo mỗi vị 10 gam, mộc thông 6 gam và rễ cỏ tranh 15 gam.
  • Thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu trên với nước uống đến khi nước cô đặc thì gạn phần nước để uống.

Cách 2

  • Chuẩn bị: Trạch tả, cảm mạo thông, trư linh và xa tiền tử mỗi vị 12 gam.
  • Thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang với nước và dùng nước sắc uống trong ngày.

Cách 3

  • Chuẩn bị: Trạch tả và bạch truật 10 gam và tiết hoa 12 gam.
  • Thực hiện: Nấu nước uống hàng ngày để cải thiện cái chứng váng đầu và bệnh viêm thận mãn tính.

4.5. Trị sốt cho người bị cảm nóng

Chuẩn bị: Trạch tả 20 gam, thanh tâm thảo 25 gam và lá tre 30 gam.

Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 3 chén nước đến khi cạn còn khoảng 1 chén thì gạn lấy phần nước và dùng ngay khi còn ấm. Người bệnh nên dùng trong 2 ngày liên tục để giải nhiệt và hạ sốt.

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây trạch tả

Khi sử dụng trạch tả, bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Người âm hư có thấp nhiệt và Thận hư mắt tối sầm không nên dùng.
  • Tránh dùng dược liệu cho người bị tỳ hư và hoả hư
  • Không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây chứng mắt đau
  • Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin về cây trạch tả và những bài thuốc sử dụng cây trạch tả để hỗ trợ điều trị bệnh, bao gồm người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout hoặc có thắc mắc về bệnh lý này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH