Từ xa xưa, cây lược vàng đã được mọi người tin tưởng và sử dụng có hiệu quả để cải thiện các bệnh về xương khớp, làm đẹp như trị mụn nhọt, bệnh vảy nến,... Vậy những tác dụng, công dụng của loại cây này do đâu? Cùng theo dõi bài viết sau đây.
1. Đặc điểm cây lược vàng
Cây lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl.) Woods., Commelinaceae (họ Thài Lài). Ngoài ra, nó được gọi với những cái tên như sau: cây bạch tuộc, địa lan vòi, lan rũ,...
1.1. Hình ảnh cây lược vàng
Lược vàng là cây thân thảo, cao khoảng 15 - 50cm, mọc thẳng đứng hoặc một số cây mọc lan ra bên ngoài mặt đất.
Thân: Thân cây được phân thành nhiều đốt và nhánh. Các đốt dài khoảng 1 - 2cm và nhánh dài khoảng 10cm. Với những cây sống lâu năm, thân của nó có thể dài đến 1m.
Lá: Lá cây màu xanh mướt, mọc so le hoặc lá đơn và phiến lá có hình ngọn giáo. Lá dài khoảng 12 – 20cm, thậm chí có những lá có thể dài đến 25cm và chiều rộng khoảng 4 – 6cm.
Hoa
Hoa lược vàng mọc thành vỏ trấu hơi vàng hoặc màu trắng. Hoa dạng cụm với 6 - 12 hoa nhỏ. Cuống hoa dài khoảng 1,2mm.
Tràng hoa có đến bốn thùy sâu, hình trứng, màu trắng. Nhị hoa dài khoảng 1,5mm, phần dưới thường bị dính với các cánh hoa, bao phấn hình đậu, thường đính vào hai phần bên trung đới, bầu trên có ba ô, cao khoảng 0,5mm, nhụy hình hơi trụ, có nhụy hơi chồi lên.
Hoa của cây nở chủ yếu vào đầu mùa xuân đến mùa thu tùy thuộc theo vùng khí hậu. Tuy nhiên hoa thường rất nhanh tàn và mọc khá lẻ tẻ.
Nhiều người thắc mắc rằng Cây lược vàng có mấy loại? Thực chất loại cây này có duy nhất một loại.
1.2. Cây lược vàng mọc ở đâu?
Cây lược vàng có xuất xứ từ Nam Mỹ và phân bố ở nhiều quốc gia qua nhiều năm qua. Ở Việt Nam, Cây lược vàng được phát hiện đầu tiên ở Thanh Hóa. Hiện nay, loại cây này đã được lan rộng sang nhiều tỉnh trên khắp cả nước.
1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản
Cây thường được dùng cả phần thân, lá và rễ lược vàng để làm thuốc. Cây lược vàng được dùng làm thuốc thì nên chọn những cây có ít nhất 9 - 10 đốt trở lên và có màu tím sẫm để đảm bảo hoạt chất trong cây đạt mức tối đa.
Thu hái: Cây lược vàng có thể thu hái quanh năm. Theo kinh nghiệm, để giữ được nhiều hoạt chất trong cây nhất thì nên thu hoạch vào sáng sớm khi mặt trời chưa mọc.
Sơ chế: Sau khi thu hoạch, các bộ phận của cây được rửa sạch, thái khúc, dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Bảo quản: Dược liệu được bảo quản trong túi bóng kín và ở khu vực thoáng mát, tránh mối mọt.
2. Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu khoa học, trong cây lược vàng có nhiều thành phần hóa học có hoạt tính sinh học như flavonoid, glycol, phospholipids trung tính và các thành phần acid béo của chúng, fragrans - một loại thuốc chống virus, kháng khuẩn.
Ngoài ra, trong lá cây có chứa các hoạt chất có tác dụng trị các bệnh ngoài da, bỏng và rối loạn khớp.
Nhiều tài liệu khác chỉ ra rằng, trong cây lược vàng có các nhóm chất sau:
Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyl diglycerides
Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic
Các acid hữu cơ
Sắc tố carotenoid, chlorophyll
Thành phần Phytosterol
Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng (Fe, Cr, Ni, Cu).
Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
3. Tác dụng của cây lược vàng
Cây lược vàng có tác dụng gì? Tác dụng của cây lược vàng được chứng minh trong cả Y học hiện đại và y học cổ truyền.
3.1. Theo nghiên cứu y học hiện đại
Theo nghiên cứu y học hiện đại, các thành phần trong cây lược vàng có nhiều tác dụng đối với cơ thể:
Các hoạt chất quercetin - một chất thuộc nhóm flavonoid có tính oxy hóa mạnh, ngăn chặn quá trình hình thành các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư và bảo vệ thành mạch.
Một chất khác thuộc nhóm flavonoid - Kaempferol có tác dụng kháng viêm, tăng sự đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể.
Qua nghiên cứu nhóm chất ecdysteroid trên in vitro (trong phòng thí nghiệm, ngoài cơ thể sống) thấy được các tác dụng như gây độc trên tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể nhờ kích thích tế bào lympho.
Ngoài ra nhóm hoạt chất ecdysteroid còn có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, hủy gốc tự do và có tác dụng hạ đường huyết do ức chế enzym alpha-glucosidase.
Một nghiên cứu khác của y học quốc tế khi thử nghiệm trên các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan gây mụn nhọt thì thấy được tác động của dược liệu giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
3.2. Theo Đông y
Theo Y học cổ truyền, cây lược vàng có vị nhạt, chua nhẹ, tính mát. ít độc. Dược liệu khi vào cơ thể sẽ tác động vào kinh Phế (Phổi).
Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về da,... Cụ thể như sau:
Mụn nhọt
Ho, viêm họng
Đau nhức xương khớp
Nóng trong người
Tiểu đường
Viêm loét dạ dày,...
3.3. Liều dùng và cách sử dụng cây lược vàng
Cây lược vàng được dùng dưới nhiều dạng khác nhau như:
Nhai sống
Sắc uống
Ngâm rượu uống hoặc xoa bóp bên ngoài
Đắp ngoài
Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh chỉ nên sử dụng cây lược vàng với lượng 3 - 6 lá tươi hoặc 3 ly rượu mỗi ngày.
3.4. Tác hại của cây lược vàng
Hầu hết những cây có dược tính (có tác dụng trị bệnh) đều có độc tính. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu của Viện dược liệu cho thấy độc tính của cây lược vàng là rất thấp.
Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng lá lược vàng với lượng lớn vì nó có thể gây tụt huyết áp.
4. Cây lược vàng chữa bệnh gì?
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây lược mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng.
4.1. Cây lược vàng chữa bệnh gút (bệnh gout)
Bài thuốc sử dụng cây lược vàng chữa bệnh gout đơn giản như sau: lấy một lượng lá lược vàng vừa đủ, rửa sạch, phơi khô. Dùng 1 nắm lá khô đun với nước sôi và dùng trong ngày.
Bài thuốc được sử dụng để cải thiện các tình trạng bệnh như tê ngón chân cái, đau nhức, cứng khớp,...
4.2. Chữa bệnh đau lưng
Cách thực hiện bài thuốc chữa đau lưng như sau: Lấy lá lược vàng ngâm rượu. Mỗi ngày uống 3 ly, chia làm 3 lần. Hoặc có thể sử dụng rượu để xoa bóp lên những vị trí đau.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Cây thuốc mã tiền và những bài thuốc chữa bệnh
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn có thực sự hiệu quả
4.3. Điều trị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Cách thực hiện như sau:
Giã nhuyễn lá lược vàng rối vắt lấy nước uống.
Hoặc trộn nước ép lược vàng với mật gấu và uống sau ăn.
4.4. Điều trị các bệnh về gan (nóng gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan cổ trướng)
Cách thực hiện: Dùng 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi, đem rửa sạch. Cho 2 nguyên liệu trên vào cối, giã nhỏ và vắt lấy nước. Người bệnh nên sử dụng trước khi đi ngủ tối.
4.5. Cây lược vàng chữa bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ bằng cây lược vàng với 3 cách thực hiện sau:
Cách 1: Dùng 3 lá lược vàng tươi đem ngâm với muối rồi rửa sạch. Giã nhuyễn cùng với một ít muối ăn. Đắp bã dược liệu lên hậu môn và giữ cố định trong 30 phút. Có thể đắp trước khi đi ngủ hoặc để qua đêm sẽ thấy kết quả nhanh chóng.
Cách 2: Xay nhuyễn 2 lá lược vàng cùng với 1 cốc nước và một ít muối ăn. Lọc lấy nước uống mỗi ngày còn bã đắp vào hậu môn.
Cách 3: Nhai sống 4 lá lược vàng với vài hạt muối trước bữa ăn chính 30 phút. Nhai bỏ bã.
4.6. Chữa tiểu đường bằng cây lược vàng
Để khắc phục bệnh tiểu đường, người bệnh có thể lấy lá lược vàng ép lấy nước hoặc nhai cả lá.
Người bệnh nên sử dụng 2 tuần lễ thì ngưng một tuần và sau đó tiếp tục sử dụng. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để cải thiện bệnh hiệu quả.
4.7. Điều trị tê phù, tiểu khó
Sắc 20g lược vàng sắc cùng mã đề và cỏ xước mỗi loại 12g. Dùng nước thuốc sắc trong ngày.
4.8. Cây lược vàng chữa đau răng
Người bệnh có thể giã nhuyễn lá lược vàng tươi và lọc lấy phần bã đắp vào chân răng.
Hoặc nhai sống khoảng 3 lá, tuy nhiên, trước khi nuốt nên ngậm trong miệng vài phút để các thành phần có hoạt tính tác động đến khu vực đau.
4.9. Cây lược vàng chữa bệnh viêm họng, sưng nướu
Cách 1: Giã nhuyễn khoảng 4 lá lược vàng tươi đã rửa sạch, vắt lấy nước uống. Người bệnh nên dùng liên tục trong khoảng 5 ngày.
Cách 2: Nhai trực tiếp 3 lá lược vàng tươi, nuốt nước từ từ. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần nhai khoảng 10 phút.
4.10. Cây lược vàng chữa ho khan kéo dài
Để cải thiện tình trạng ho kéo dài, người bệnh dùng 1 đoạn cây lược vàng ngâm với rượu trắng trong 10 ngày. Mỗi ngày nên dùng khoảng 2 ly và dùng trong khoảng 10 ngày. Sau đó, nghỉ 1 tuần rồi lại sử dụng tiếp 10 ngày.
4.11. Chữa bỏng và cầm máu từ lá cây lược vàng
Trộn đều bột dược liệu với vaseline (tỷ lệ 2:3) và bảo quản trong lọ thủy tinh tối màu ở nhiệt độ thấp. Dùng để trị bỏng như các thuốc mỡ khác.
4.12. Cây lược vàng chữa mụn nhọt
Cách 1: Giã nhuyễn 2 lá lược vàng tươi đã rửa sạch rồi đắp lên khu vực có nốt mụn trong khoảng 30 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Cách 2: Chuẩn bị 1kg lược vàng tươi và ngâm với 2 lít rượu trắng trong 2 tháng. Để chữa mụn nhọt, mỗi lần dùng 1 lý nhỏ, ngày dùng 2 lần.
4.13. Chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng
Cách 1: Sắc 5 - 6 lá lược vàng tươi với 500ml nước đến khi còn một nửa. Gạn lấy nước uống trong ngày, chia 2 lần.
Cách 2: Giã 3 lá lược vàng tươi. Vắt lấy nước uống còn phần bã dùng để chà xát lên phần da bị tổn thương.
4.14. Chữa bệnh mẩn ngứa
Nhai lá lược vàng đã rửa sạch, nuốt phần nước còn phần bã thì chà xát lên phần da bị mẩn ngứa.
4.15. Giảm vết sưng tấy do giời leo
Giã nhuyễn lá lược vàng tươi, vắt lấy phần nước ép lược vàng hoặc phần bã bôi vào phần da bị giời leo.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây lược vàng để đạt tác dụng tốt nhất
Cây lược vàng là loại thảo dược có độc tính rất thấp nhưng không phải vì thế mà người bệnh có thể tùy ý sử dụng. Do vậy, trước khi sử dụng loại dược liệu này, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Không dùng chúng với các thuốc tân dược khác.
Không dùng dạng rượu lược vàng cho người mắc bệnh về gan như xơ gan, người bệnh tăng đường huyết và người không uống được rượu.
Lược vàng có tính mát nên người bệnh thể hàn không nên dùng nước ép lược vàng vào buổi tối.
Không dùng cây lược vàng cho người có thể trạng và hệ miễn dịch yếu,
Người bị phát ban và sưng phù thanh quản có thể bị dị ứng khi sử dụng dược liệu này.
Không dùng cây thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên sử dụng dưới dạng bôi hoặc đắp ngoài.
Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng lược vàng để trị bệnh.
Lược vàng là loại thuốc nam, do đó, người bệnh dùng cây lược vàng trị bệnh cần kiên trì mới có hiệu quả.
6. Mua cây lược vàng ở đâu?
Cây lược vàng là loại cây có thể trồng tại nhà và nó cũng được trồng ở tất cả các tỉnh. Do vậy, người bệnh có thể mua dược liệu này ở bất cứ khu vực nào.
Giá lược vàng dao động từ 200.000 - 250.000 VNĐ/1kg.
Hy vọng những thông tin về cây lược vàng và một số tác dụng, công dụng của nó có thể hữu ích cho người bệnh. Các bài thuốc từ cây lược vàng chỉ có thể giúp người bệnh cải thiện một phần nào đó trình trạng của bệnh xương khớp, bệnh về da,...
Nếu bạn đang các bệnh xương khớp và mong muốn tìm cho bản thân một bài thuốc hữu hiệu, người bệnh có thể tham khảo thêm về sản phẩm Trị Cốt Tán. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền giúp cải thiện tình trạng của bệnh xương khớp một cách đáng kể.
Nếu có thắc mắc gì về bệnh cũng như sản phẩm Trị Cốt Tán, hãy bấm ngay hotline để được tư vấn.
Like và chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh bạn nhé. Chúng tôi cảm ơn bạn.