Cây mần ri được biết đến với những công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp, bệnh lý về gan, tiểu tiện khó, đau đầu, cảm sốt,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại thảo dược này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Cây mần ri là cây gì?
Cây mần ri có 2 loại đó là mần ri hoa trắng và mần ri hoa tím đều thuộc họ Màn Màn (Capparaceae).
Cây mần ri hoa trắng có tên khoa học là Cleome gynandra.
Cây mần ri hoa tím có tên khoa học là Cleome chelidonii.
Ngoài ra, cây mần ri cũng có những tên gọi khác: cây màn ri tía, mùng ri, cây hoa tím, hoa trắng.
1.1. Hình ảnh về cây mần ri
Cây mần ri thuộc loại thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 40 - 80cm. Thân cây có nhiều lông.
Lá cây mọc cách, hình chân vịt. Mỗi lá kép có khoảng 3 lá chét.
Rễ củ hình trụ dài, xếp thành chùm.
Hoa (bông) nở quanh năm, màu trắng hoặc màu tím. Hoa mọc ở nách lá. Hoa 4 cánh, cánh hoa thường vểnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhụy ngắn.
Quả dài 3 - 5cm, màu tím, bên trong chứa nhiều hạt và khi chín hạt có màu đen.
1.2. Phân bố
Ở Việt Nam, cây mần ri phân bố trên tất cả các tỉnh thành từ miền Bắc đến miền Nam. Cây thường sinh trưởng và phát triển ở những vùng đồng bằng, nhất là những vùng đất thấp và những nơi phù sa màu mỡ.
1.3. Bộ phận dùng
Toàn bộ cây gồm lá, thân, hạt và rễ mần ri đều được dùng làm thuốc.
1.4. Thu hái, chế biến và bảo quản
Cây thu hái quanh năm. Sau khi hái về đem rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Dược liệu được cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
2. Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu cho thấy, cây mần ri có chữa các hoạt chất có dược tính mạnh như: glycosid, aluco clemin, glucocapparin. Ngoài ra, vitamin, đường khử, protein, chất béo cũng chứa trong vị thuốc này. Trong hạt mần ri có chứa 0,1% acid viscosic và 0,04% viscosin.
3. Tác dụng của cây mần ri
Tác dụng của cây mần ri được cả y học hiện đại và y học truyền công nhận.
3.1. Theo Y học hiện đại
Các hoạt chất có dược tính cao như glucocapparin, aluco clemin và glycosid có tác dụng trong việc giảm đau mà không gây tác dụng không mong muốn cho cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng lớn đường, protein và vitamin trong cây giúp cơ thể người bệnh được bổ sung thêm các dưỡng chất, từ đó cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
3.2. Theo Y học cổ truyền
Cây mần ri có 2 loài khác nhau và công dụng của chúng cũng khác nhau.
3.2.1. Cây mần ri hoa trắng
Theo Y học cổ truyền, mần ri hoa trắng có vị đắng, tính ấm có tác dụng tiêu đờm, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải uất. Cây được chủ trị trong các bệnh đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm, phong tê thấp, thoái hóa cột sống, lão hóa xương hiệu quả.
Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc để tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B. Hạt mần ri được dùng để diệt chấy, rận.
3.2.2. Cây mần ri hoa tím
Cây mần ri hoa tím lại có vị cay, tính ấm, không độc. Thường dùng trong điều trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, ho hen, rắn cắn. Ngoài ra, hoa mần ri có tác dụng điều trị viêm cầu thận mãn tính.
3.3. Liều dùng và cách sử dụng cây mần ri
Cây mần ri thường được sử dụng với lượng từ 40 - 50g/ngày. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc thuốc đắp.
4. Bài thuốc sử dụng cây mần ri
Cây mần ri có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng dược tính của nó. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây mần ri mà người bệnh có thể tham khảo:
4.1. Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các bài thuốc từ cây mần ri như sau:
Bài thuốc uống
- Dược liệu: 200g cây mần ri tươi (tương đương với 30g mần ri khô).
- Cách làm: Đem dược liệu sắc với 300ml nước. Nước thuốc được sử dụng trong ngày và dùng liên tục trong vòng 2 - 3 tháng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cây mần ri để trị đau lưng với cách thực hiện như trên.
Bài thuốc đắp:
Bài thuốc của cây mần ri và gừng:
Chuẩn bị 100g cây mần ri tươi, 1 củ gừng tươi và 400ml rượu trắng 40 - 50 độ. Rửa sạch và để ráo.
Đem giã nhuyễn mần ri và gừng. Sau đó, sao vàng đến khi có mùi thơm thì đổ khoảng 40ml rượu trắng vào, đun sôi trong 2 phút.
Cho phần thuốc vừa chế biến lên một mảnh vải sạch rồi chườm lên vị trí thoát vị đĩa đệm. Chườm khoảng 30 phút hoặc đến khi hết nóng thì lấy phần bã chà xát lên vị trí đau.
Người bệnh nên đắp thuốc trước khi đi ngủ và thực hiện đều đặn trong khoảng 1 - 2 tuần sẽ thấy các triệu chứng đau giảm rõ rệt.
Bài thuốc đắp cùng với muối
Sử dụng một ít mần ri tươi, đem giã nhuyễn cùng với một chút muối hạt rồi cho hỗn hợp vào một tấm vải sạch và đắp lên vị trí đau.
Đắp khoảng 20 - 30 phút để các tinh chất thẩm thấu qua da. Người bệnh nên áp dụng liên tục và đều đặn để các triệu chứng đau giảm đáng kể.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Cây lược vàng và 15 tác dụng tuyệt vời từ thảo dược “nhỏ mà có võ”
- Tác hại của tập xà đơn đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm
4.2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Cây mần ri còn được dùng để hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp bằng việc sử dụng mần ri ngâm rượu với cách làm đơn giản như sau:
Chuẩn bị 250g mần ri trắng đã được phơi khô và rửa sạch. Cho dược liệu vào bình và thêm 1 lít rượu trắng vào. Ngâm trong khoảng 3 tháng là người bệnh có thể sử dụng được.
Người bệnh nên sử dụng 2 ly nhỏ mỗi ngày (một ly sau khi ăn sáng và 1 ly trước khi đi ngủ).
4.3. Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
- Dược liệu: 50g mần ri, 50g diệp hạ châu, 6g mật nhân.
- Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên với 1,5 lít nước. Đun sôi đến khi cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.Thuốc được dùng trong này và chia 2 lần.
4.4. Hỗ trợ điều trị thận yếu, đi tiểu khó
- Dược liệu: Bán chi liên 10g và mần ri 7g.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 500ml nước. Uống vào mỗi buổi sáng.
4.5. Hỗ trợ chữa bệnh đau đầu, cảm sốt
Sử dụng mần ri chữa bệnh đau đầu và cảm sốt có 2 cách như sau:
Dùng 20g mần ri, giã nát và đắp lên vùng trán và thái dương.
Hoặc sắc 700g cây mần ri với 4 lít nước, Sau đó xông hơi trong khoảng 15 - 20 phút. Các triệu chứng đau đầu và cảm sốt sẽ giảm đi nhanh chóng.
4.6. Hỗ trợ điều trị lao hạch
- Dược liệu: 15g cây mần ri, 12g hà cô thảo, 4g cam thảo.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 1 lít nước. Uống trong ngày và chia 2 lần/ngày.
4.7. Món ăn từ cây mần ri
Cây mần ri không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc mà nó còn được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
4.7.1. Mần ri xào tỏi
Nguyên liệu: 300g mần ri tươi và 1 - 2 nhánh tỏi.
Cách làm như sau:
Mần ri rửa sạch, thái thành các khúc nhỏ. Tỏi bóc vỏ và giã nhuyễn.
Cho một chút dầu ăn vào chảo nóng, phi tỏi đến khi có mùi thơm thì cho mần ri vào xào.
Xào nhanh trên lửa lớn để giữ độ giòn của mần ri.
Gia giảm thêm gia vị để có một món ăn ngon mà bổ dưỡng.
4.7.2. Mần ri hầm gà
Nguyên liệu: 200g mần ri tươi và 100g thịt gà.
Cách thực hiện như sau:
Thái mần ri và thịt gà miếng vừa ăn.
Hầm gà trong khoảng 1 tiếng.
Mần ri xào sơ qua để tránh bị nát. Sau đó, cho vào nồi hầm thêm 10 - 15 phút.
Nêm nếm gia vị và thưởng thức món ăn khi còn ấm.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây mần ri
Mặc dù cây mần ri lành tính nhưng trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý những điều sau để đạt quả tốt nhất:
Nên lựa chọn kỹ lưỡng nguyên liệu cây mần ri. Không nên sử dụng những cây có sâu bọ hoặc có thuốc trừ sâu. Với nguyên liệu khô, tránh dùng loại đã có dấu hiệu hư hỏng.
Không sử dụng mần ri cho phụ nữ có thai và cho con bú. Trẻ em dưới 16 tuổi trước khi sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc.
Không sử dụng các bài thuốc từ dược liệu khác khi đang sử dụng cây mần ri để chữa bệnh.
Bên cạnh việc dùng thảo dược, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học như bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin; hạn chế các đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích.
Điều trị bệnh bằng thuốc nam nên người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài.
Chắc hẳn, qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào biết được những đặc tính chung, cũng như công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng loại cây mần ri.
Nếu thấy bài viết hay, bạn đọc đừng quên like và chia sẻ để mọi người xung quanh có thêm kiến thức vô cùng hay về loài cây này nhé! Hoặc bạn còn thắc mắc liên quan đến bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đay để được tư vấn.