Cẩm nang trị bệnh bằng dược liệu sa kê

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Tuy mới du nhập vào nước ta không lâu nhưng cây sa kê đã được trồng phổ biến. Bởi ngoài tác dụng làm cây trang trí, làm nguyên liệu nấu ăn, sa kê còn là vị thuốc trị nhiều bệnh phổ biến.

Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin hữu ích về công dụng, cách dùng và những lưu ý cần biết để sử dụng dược liệu sa kê đạt hiệu quả cao nhất.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây Sa kê
Cây Sa kê

1. Mô tả cây sa kê (xa kê)

Sa kê là cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có tên khoa học là Artocarpus altilis. Ngoài dân gian, sa kê còn được gọi là cây bánh mì, bởi vì bề mặt quả sa kê khi được nấu chín  khá giống với bánh mì nướng. Cây có đặc điểm như sau:

1.1. Đặc điểm sinh thái của cây sa kê

Cây Sa kê thuộc loại cây thân gỗ, có thể đạt chiều cao tới 20m. Tất cả các bộ phận của cây đều chứa nhựa mủ trắng sữa. Mủ này được con người khai thác để xảm thuyền.

Lá cây sa kê dày bản, xẻ thùy sâu, có hình lông chim. Kích thước của lá khá to.

Sa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, cả hoa đực và hoa cái đều mọc trên cùng một cây. Cụm hoa dạng đầu và hoa đực luôn nở trước hoa cái.

Quả sa kê có hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi chùm, có bề mặt thô ráp. Quả sa kê thuộc loại quả giả, mỗi quả trên thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế.

Đây là một trong những loài cây có sản lượng khá cao, một cây có thể ra tới 200 quả mỗi mùa. 

Đặc điểm sinh thái cây sa kê
Đặc điểm sinh thái cây sa kê

1.2. Phân bố

Trên thế giới, Sa kê được trồng nhiều ở các nước xứ nóng vùng Trung Đông, Malaysia, quần đảo Thái Bình Dương,... Ở Việt Nam, cây sa kê mới được du nhập vào nước ta một vài năm gần đây. 

Vì có hình dáng khá đẹp mắt, ít lá rụng nên hiện nay có nhiều gia đình trồng loài cây này làm cảnh và làm bóng mát. Cây thường được trồng ở các tỉnh miền Nam như Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương,….

1.3. Bộ phận dùng

Gần như toàn bộ cây sa kê đều được sử dụng để làm thuốc. Các bộ phận được thu hái bao gồm vỏ cây, nhựa cây, rễ và lá cây.

1.4. Cách chế biến và bảo quản cây sa kê

Sau khi được thu hoạch, lá sa kê tươi được đem đi rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.

Sau đó bảo quản vị dược liệu ở nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng nóng gắt, côn trùng, chuột bọ.

2. Thành phần hóa học của cây sa kê

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện trong sa kê có rất nhiều hoạt chất quý. 

Quả sa kê chứa khoảng 70% nước và 25% carbohydrate. Ngoài ra, trong quả sa kê có trung bình khoảng 20 mg/100g là vitamin C và một lượng nhỏ khoáng chất như kali và kẽm cùng thiamin (100 μg).

Quả sa kê chứa nhiều vitamin C
Quả sa kê chứa nhiều vitamin C

Lá của cây sa kê rất nhiều protein, chất xơ, vitamin C, B1, B3, PP và khoáng chất như mangan, magie, đồng, sắt, kali. Một chén trà lá cây sa kê có thể chứa tới 60g carbohydrate rất tốt cho những người thường xuyên vận động.

3. Tác dụng của cây sa kê

Cây sa kê vừa đẹp lại mang lại lợi ích to lớn về sức khỏe. Cây được ứng dụng nhiều trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

3.1. Theo Y học cổ truyền

Toàn bộ cây sa kê đều là vị thuốc quý. Tuy vậy, mỗi bộ phận lại có tính năng và công dụng điều trị bệnh riêng. Cụ thể:

3.2. Theo Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, cây sa kê có các tác dụng dược lý như sau:

Lợi tiểu
Sa kê có tác dụng lợi tiểu

4. Tác dụng phụ khi sử dụng cây sa kê

Sa kê có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, nhưng bạn không nên lạm dụng vị thuốc này nếu không bị bệnh. Bởi chúng sẽ gây nhiều phiền toái cho cơ thể như:

5. Bài thuốc sử dụng cây sa kê

Cây sa kê có nhiều công dụng trị bệnh, tuy vậy, bạn không nên quá lạm dụng vị dược liệu này. Dưới đây là một vài bài thuốc trị bệnh từ cây sa kê được dân gian lưu truyền:

5.1. Chữa bệnh Gout

Lá sa kê vừa có tác dụng tăng đào thải acid uric qua đường tiểu, giúp hạ nồng độ acid uric trong máu, làm giảm triệu chứng bệnh Gout. 

Chữa bệnh Gout
Sa kê chữa bệnh Gout

Đồng thời, đây còn là vị dược liệu có tính kháng viêm, giúp giảm đau trong cơn cấp của bệnh Gout khá tốt. Bạn có thể thử áp dụng các bài thuốc sau để điều trị bệnh Gout:

Bài thuốc 1: Dùng lá sa kê trị bệnh Gout cấp tính

Nguyên liệu: 2 lá cây sa kê khô, thạch cao 40g, dây kim ngân 20g, tri mẫu 2g, bạch thược 12g, phòng kỳ 10g, mộc thông 8g, cam thảo 5 - 8g, hải đồng bì 8g và quế chi 4 – 6g. 

Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, đem sắc với nước. Nếu kiên trì dùng trong 1 tháng, bạn sẽ cảm nhận được các cơn đau ở khớp ngón chân cái, bàn chân sẽ dịu xuống.

Bài thuốc 2: Dùng lá sa kê trị bệnh Gout mạn tính

Nguyên liệu: 3 lá Sa kê khô, ý dĩ nhân 20g, đương quy 12g, mộc thông 10g, xích thược 12g, tỳ giải 10g, thổ phục linh 10g, y linh tiên  8g, quế chi 4g, ô đầu 5g và tế tân 5g. 

Thực hiện: Dược liệu đem đi rửa sạch, sau đó sắc với nước, dùng đều đặn mỗi ngày 1 tháng.

Bài thuốc 3: Dùng lá và quả sa kê

Rửa sạch lá và quả sa kê, đem nấu nước uống hàng ngày.

>> Có thể bạn quan tâm đến Cây đinh lăng - Cẩm nang sử dụng “nhân sâm của người nghèo”

5.2. Chữa tiểu đường

Kiên trì dùng liên tục từ 1 - 3 tháng sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm các triệu chứng như tê bì chân tay, hoa mắt, chóng mặt, tiểu đêm.

Chữa tiểu đường
Chữa tiểu đường

5.3. Chữa mụn, nhọt

Phương pháp dùng lá sa kê chữa mụn, nhọt rất đơn giản. Bạn có thể thử một trong hai cách sau:

5.4. Viêm gan, vàng da

5.5. Cao huyết áp

5.6. Chữa đau răng

Đem rễ cây sa kê rửa sạch, thái nhỏ và nấu nước ngậm và súc miệng.

5.7. Món ăn từ cây sa kê

Ngoài làm thuốc, cây sa kê còn là nguyên liệu nấu ăn hết sức ngon miệng. Một vài món ăn chế biến từ cây sa kê như:

Canh sa kê nấu sườn
Canh sa kê nấu sườn

6. Lưu ý khi sử dụng cây sa kê

Cây sa kê dùng để chữa bệnh rất tốt. Trong quá trình sử dụng, bạn nên chú ý những điểm sau để đạt được hiệu quả, an toàn khi sử dụng vị thuốc này:

Trên đây là những thông tin về tác dụng, cách dùng và những lưu ý trong quá trình dùng vị thuốc sa kê để chữa bệnh. Bạn hãy lưu ngay vị thuốc đa năng này vào sổ tay gia đình phòng khi cần dùng tới nhé.

Bạn đang băn khoăn về tình trạng bệnh xương khớp của mình, hãy liên hệ với chúng tôi theo holine dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961.666.383

Nếu thấy bài viết hay và giúp ích được nhiều cho bản thân mình, cũng như những người xung quanh thì đừng ngại like và chia sẻ bài viết nhé.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH