Cây Gối hạc trị bệnh xương khớp, rong kinh cực hay

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Cây Gối hạc được nhiều người sử dụng và tin tưởng sử dụng để điều trị các bệnh lý về xương khớp cũng như đau bụng, rong kinh ở phụ nữ. Cùng tìm hiểu về loại cây này và cách sử dụng đối với từng tình trạng bệnh nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây Gối hạc
Cây Gối hạc

1. Giới thiệu về cây gối hạc

Cây Gối hạc có tên gọi khác là Bí dại, Mun, Phỉ tử, Mạy chia, đơn gối hạc, củ đen,... Nó có tên khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).

1.1. Hình ảnh cây gối hạc

Đặc điểm của cây gối hạc
Đặc điểm của cây gối hạc

1.2. Phân bố

Cây Gối hạc là loại cây mọc hoang, thường xuất hiện ở vùng đồi núi. Dược liệu phân bố nhiều tại Campuchia, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ.

Tại Việt Nam, cây thường được phân bố ở một số tỉnh thành như: Hà Tiên, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên.

1.3. Bộ phận dùng

Bộ phận chủ yếu được làm thuốc là rễ cây Gối hạc

1.4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Cây thường được thu hoạch vào mùa thu đông.
  • Chế biến: Sau khi thu hoạch, rửa sạch dược liệu, thái dược liệu thành từng miếng mỏng và cuối cùng đem phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc. 
  • Bảo quản: Dược liệu được đặt tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc.

2. Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu, cây gối hạc có chứa một số thành phần như sau:

Lá gối hạc

Thân Gối hạc

Các hợp chất có trong thân bao gồm sterol, tanin, carbihydrate và acid hưu cơ  (acid gallic, acid protocatechuic, β-sitosterol, daucosterol, lup-20(29)-en-3β, 6α-diol, stigmast-4-en-3,6-dion, goniothalamin).

Rễ Gối hạc

Trong rễ Gối hạc có chứa sterol, tanin, carbohydrate, acid hữu cơ, acid gallic, β-sitosterol và daucosterol.

Với các hoạt chất kể trên, cây Gối hạc có tác dụng gì? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

3. Cây gối hạc có tác dụng gì?

Cây Gối hạc được biết đến rộng rãi bởi tác dụng của loại cây này đối với cơ thể.

3.1. Công dụng của cây gối hạc theo nghiên cứu y học hiện đại

Cây Gối hạc có tác dụng cải thiện và điều trị một số bệnh như sau:

Cây gối hạc chữa các bệnh về xương khớp
Cây gối hạc chữa các bệnh về xương khớp

3.2. Tác dụng của cây gối hạc theo Đông y

Cây Gối hạc có tính mát, vị ngọt đắng. Quy vào 3 kinh phế, tỳ và vị.

Theo Y học cổ truyền, cây gối hạc có tác dụng tiêu trừ sưng tấy, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do các bệnh xương khớp gây ra, trong đó có bệnh viêm khớp và phong thấp.

Ngoài ra, cây Gối hạc có tác dụng lưu thông khí huyết giúp máu lưu thông và vận chuyển đến nuôi các khớp xương rất tốt, từ đó, thúc đẩy quá trình hồi phục, ngăn ngừa và làm chậm quá trình hủy hoại xương.

Tác dụng kháng viêm giúp kiểm soát quá trình viêm nhiễm, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

3.3. Liều dùng và cách dùng

Người bệnh nên dùng 10 - 16g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu.

Xem thêm: Tê ngón chân cái và nhưng điều bạn cần biết

4. Bài thuốc từ cây gối hạc

Cây gối hạc có nhiều tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp như vậy. Mời bạn đọc theo dõi một số bài thuốc từ cây gối hạc được lưu truyền, sử dụng qua nhiều thế hệ và được mọi người tin tưởng.

4.1. Cây gối hạc trị thấp khớp cấp tính

Bài thuốc trị thấp khớp cấp tính cần có các dược liệu, bao gồm 15g rễ cây gối hạc, 15g ké đầu ngựa; dây kim ngân, lá đơn tướng quân, lá cây đơn đỏ, lá bạc thau đã sao vàng mỗi loại 10g, 7g lá thông.

Cách thực hiện:

Cây gối hạc chữa bệnh thấp khớp
Cây gối hạc chữa bệnh thấp khớp

Lưu ý:

4.2. Cây gối hạc chữa thấp khớp mạn tính

Đối với bệnh viêm khớp mạn tính, người bệnh có thể tham khảo 4 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1

Dược liệu: Rễ cây gối hạc và tử thiên tuế mỗi loại 15g; rễ bươm bướm, găng bầu, nam đằng sao vàng mỗi loại 10g; Rễ tơ mảnh, rễ rung rúc mỗi loại 7g.

Cách thực hiện: Đem các vị dược liệu trên sắc với 800ml nước trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 200ml. Thuốc được dùng trong ngày, chia 3 lần và dùng trước khi ăn.

Lưu ý: Nếu khí huyết kém thì sắc chung với rễ gấm và vương tôn mỗi loại 15g.

Bài thuốc 2

Sắc 45g rễ cây gối hạc với 800ml nước đến khi lượng nước còn một nửa thì tắt bếp. Chiết lấy phần nước sắc, dùng mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc 3

Dược liệu gồm 20g rễ gối hạc; tỳ giải, rễ gấc, cỏ xước, ngưu tất mỗi loại 15g. Sắc với 1 lít nước, chia thành 3 lần dùng trong ngày.

Bài thuốc 4

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc sắc, người bệnh có thể chữa thấp khớp dưới dạng ngâm rượu.

Cách làm: Dùng khoảng 1kg rễ cây gối đã phơi khô cho vào bình ngâm và thêm 4 lít rượu trắng. Ngâm trong 1 tháng. Sau đó, người bệnh dùng khoảng 2 - 3 ly nhỏ trong các bữa ăn.

4.3. Hỗ trợ điều trị viêm khớp từ cây gối hạc

Người bệnh sử dụng 40g đến 50g rễ cây gối hạc và sắc với lượng nước vừa đủ. 

Kiên trì sử dụng, người bệnh viêm khớp sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Cây gối hạc chữa bệnh phong thấp
Cây gối hạc chữa bệnh phong thấp

4.4. Bài thuốc chữa phong thấp, sưng đầu gối

Để làm bài thuốc trị phong thấp và đau nhức đầu gối, ta chuẩn bị khoảng 45g rễ cây gối hạc sắc với 800ml nước. Khi lượng nước còn 400ml thì ngưng. Để nguội và dùng hết trong ngày.

>> Xem thêm cách chữa bệnh xương khớp: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn

4.5. Cây gối hạc chữa đau bụng, rong kinh ở phụ nữ

Bên cạnh những bài thuốc từ cây gối hạc trị xương khớp, nó còn được sử dụng để chữa đau bụng và rong kinh ở phụ nữ:

Bài thuốc 1: 15g rễ cây gối hạc dạng khô, tán thành bột hoặc sắc với 400ml nước.

Bài thuốc 2: 15g rễ cây gối hạc vào bình ngâm rồi cho rượu 45 độ vào, đậy nắp kín và ngâm trong khoảng 7 ngày.

Cây gối hạc chữa đau bụng, rong kinh
Cây gối hạc chữa đau bụng, rong kinh

Người bệnh nên sử dụng 2 - 3 ly nhỏ mỗi ngày. Kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

>> Có thể bạn quan tâm: Cây xấu hổ và những bài thuốc hay được lưu truyền

5. Những lưu ý khi sử dụng cây gối hạc

Mặc dù cây gối hạc là vị thuốc Nam lành tính nhưng bạn không vì lý do như vậy mà lạm dụng quá mức. Để sử dụng cây gối hạc một cách an toàn và có hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Chắc hẳn, qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào biết được những đặc tính chung, cũng như công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng loại cây Gối hạc. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961.666.383

Nếu thấy bài viết hay, bạn đọc đừng quên like và chia sẻ để mọi người xung quanh có thêm kiến thức vô cùng hay về loài cây này nhé!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH