Từ 40 tuổi trở đi phụ nữ dễ mắc các chứng bệnh về xương khớp, đặc biệt là thấp khớp. Có đến 39% trong tổng số toàn bộ phụ nữ nước ta mắc chứng thấp khớp, không được chữa trị triệt để. Thấp khớp để lại những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng nặng tới chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh lý này ra sao?
1. Bệnh thấp khớp là gì?
Thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở phụ nữ độ tuổi từ 40 - 60. Bệnh gây đau nhức, cứng khớp, đau nặng hơn khi thời tiết trở lạnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh.
Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế nhấn mạnh, nếu không chữa trị dứt điểm thấp khớp sẽ ảnh hưởng đến các cơ bắp, xương khớp trong cơ thể.
Thấp khớp liên quan rất nhiều đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó có thể bị gây ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn chống lại chính các tế bào cơ thể.
Bệnh thấp khớp có 2 dạng:
- Thấp khớp liên quan tới khớp: Viêm khớp dạng thấp, Gút, Lupus, viêm đốt sống…
- Thấp khớp không liên quan đến khớp: Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cơ và các mô mềm.
2. Thấp khớp cấp
Thấp khớp cấp là bệnh mắc phải sau nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A vùng hầu họng, bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan cơ thể như khớp, tim, da, thần kinh,… trong đó thường gặp nhất là tổn thương khớp.
Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ em học đường, đặc biệt từ 6 - 15 tuổi. Bệnh phổ biến ở các nước chậm phát triển mà điều kiện kinh tế, văn hoá nói chung và y tế nói riêng còn chưa tốt. ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh từ khoảng 4 - 7%. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì thấp khớp cấp sẽ gây nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân gây thấp khớp
Các bác sĩ khoa xương khớp bệnh viện Việt Đức Hà Nội khẳng định: Hiện nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh thấp khớp, nhưng bệnh có thể gây ra do:
- Tuổi tác ngày càng già: Càng lớn tuổi thì nguy cơ bị thấp khớp càng cao.
- Nhiễm trùng cấu trúc xương: Gây thấp khớp dẫn đến phá hủy sụn và xương trong khớp, viêm dày mạch hoạt dịch. Hoặc có thể làm yếu và kéo căng dây chằng, gân nối với các khớp, lâu ngày gây biến dạng khớp.
- Thấp khớp do di truyền: Gen không thực sự gây bệnh thấp khớp nhưng lại dễ làm tổn thương hơn do các yếu tố môi trường như virus, vi khuẩn gây bệnh.
Tin liên quan
4. Đối tượng dễ bị thấp khớp
Vậy những đối tượng nào dễ mắc các chứng bệnh về khớp và thấp khớp?
- Thấp khớp là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và chủ yếu ở nữ giới.
- Bệnh thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.
5. Triệu chứng bệnh thấp khớp
Phụ nữ độ tuổi 40 - 60 dễ mắc chứng bệnh về thấp khớp. Triệu chứng của bệnh lý này khác hẳn với những bệnh về xương khớp khác, nếu không để ý kỹ bệnh nhân dễ nhầm lẫn mình bị đau xương khớp bình thường.
Những biểu hiện của bệnh thường gặp gồm:
- Cứng khớp, đặc biệt là buổi sáng khi ngủ dậy và sau khi hoạt động. Có thể kéo dài 1 – 2 tiếng, thậm chí cả ngày.
- Khớp bị yếu, sưng nóng.
- Người mệt mỏi, giảm cân và sốt.
- Biến dạng khớp, thường xảy ra do không phát hiện và điều trị bệnh thấp khớp sớm.
- Ban đầu thường ảnh hưởng các khớp nhỏ như khớp ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lây lan đến khớp khuỷu tay, vai, hông, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân. Hầu hết xảy ra đối xứng cả hai bên cơ thể.
Về lâu về dài, bệnh thấp khớp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: mắt, da, tim, phổi, thận, mô thần kinh…
6. Chẩn đoán
Bệnh thấp khớp ở giai đoạn đầu có biểu hiện như nhiều bệnh lý về xương khớp khác nên bệnh nhân khoa phát hiện. Bệnh nhân phải đi khám mới phát hiện ra bệnh của mình. Các bác sĩ khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai đưa ra các phương pháp chẩn đoán bệnh lý thấp khớp như sau:
- Khám lâm sàng: Kiểm tra phần khớp bị sưng tấy và phản xạ, sức mạnh cơ bắp.
- Xét nghiệm máu: Tìm ra các yếu tố thấp khớp, kháng thể anti-CCP.
- Chụp X – quang.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh thấp khớp.
7. Bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?
Nếu bệnh thấp khớp ở giai đoạn đầu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất nguy hiểm. Bệnh thấp khớp có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
- Nang dạng thấp
- Loãng xương
- Nhiễm trùng
- Biến dạng khớp
- Hội chứng ống cổ tay
- Khô mắt và miệng (hội chứng Sjogren)
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh phổi
- Ung thư hạch bạch huyết
8. Bệnh thấp khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo cho bạn có sức khỏe vàng. Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ vào việc điều trị bệnh. Người bị thấp khớp nên bổ sung các thực phẩm sau:
- Cà rốt, bơ, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu, giá đỗ, vừng lạc, hạt mè… có chứa nhiều vitamin A, E. Những thực phẩm này giúp chống oxy hóa và bảo vệ đầu xương, bao khớp hiệu quả.
- Bổ sung mộc nhĩ, nấm đông cô có tác dụng giảm đau không thua gì các loại thuốc aspirin, paracetamol.
- Các thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá hồi, cá trích, cá thu… giúp kháng viêm, giảm đau và loại bỏ cứng khớp do bệnh thấp khớp hiệu quả.
- Bổ sung các loại trái cây như chanh, dứa, bưởi, đu đủ… vào chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm này cung cấp men kháng viêm, vitamin C rất tốt cho cơ thể.
Bên cạnh đó bệnh nhân bị thấp khớp nên kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán…
- Thực phẩm giàu phốt – pho như nội tạng động vật, thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, cà chua, măng, ngô, các sản phẩm sữa bơ qua chế biến…
- Giảm muối, đường, hạn chế uống nước có ga do chứa nhiều phốt – pho.
- Hạn chế các loại rau củ quả giàu axit oxalic như mận, củ cải, nam việt quất.
- Kiêng tỏi, ớt, gừng…
- Tránh uống rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê…
9. Cách điều trị bệnh thấp khớp
Chế độ ăn uống chỉ chiếm một phần của quá trình điều trị bệnh thấp khớp. Muốn loại bỏ bệnh nhanh chóng, triệt để và an toàn, bệnh nhân nên tìm tới các bác sĩ, lương y để tìm ra phương pháp chữa trị tốt nhất.
9.1. Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc bệnh thấp khớp ăn những món gì, uống thuốc gì, người bệnh nên kết hợp với vật lý trị liệu để tăng hiệu quả trị bệnh. Có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…
Bệnh nhân phải tới các cơ sở y tế để có các bài tập vật lý trị liệu tốt nhất cho sức khỏe của bản thân. Biện pháp này không chỉ giúp giảm đau, viêm do thấp khớp mà còn giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn, rất tốt cho mọi người.
9.2. Chế độ sinh hoạt - thói quen sống
Chế độ sinh hoạt là liều thuốc vàng giúp đẩy lùi bệnh thấp khớp nhanh chóng. Thói quen sống thay đổi theo hướng tích cực kết hợp vật lý trị liệu và uống thuốc giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Giúp giảm đau, thư giãn các cơ bị đau và căng, giảm co thắt cơ.
- Tập thể dục hợp lý thường xuyên. Giúp cơ khỏe hơn và những mệt mỏi mà người bệnh đang phải chịu đựng. Nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước.
- Nghỉ ngơi: Giảm stress sẽ giúp bạn thư giãn, giảm đau tốt hơn.
9.3. Thuốc chữa thấp khớp
Tùy thuộc vào tình trạng, thời gian mắc bệnh và sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc gì. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong chữa bệnh thấp khớp gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giảm đau, kháng viêm. Nhưng có thể có các tác dụng phụ như ù tai, kích ứng dạ dày, tổn thương tim, gan, thận.
- Steroids: Thuốc corticosteroid (prednisone) giúp kháng viêm, giảm đau và làm chậm sự phá hủy khớp.
- Thuốc chống thấp cải thiện bệnh (DMARDs): Làm chậm quá trình phá hủy khớp, bảo vệ khớp và mô. Người bệnh có thể bị tổn thương gan, nhiễm trùng phổi nặng hoặc bị ức chế tủy xương.
- Tác nhân sinh học: Tăng tác dụng của thuốc DMARD sinh học. Chẳng hạn như methotrexate.
Người bị bệnh thấp khớp sử dụng các loại thuốc này giúp giảm viêm, đau nhức, hạn chế sự phá hủy mô khớp. Tuy nhiên, chúng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn.
9.4. Phẫu thuật điều trị thấp khớp
Một phương án được các y bác sĩ bệnh viện Bạch Mai giới thiệu dành cho những bệnh nhân thấp khớp nặng là phẫu thuật. Khi đã áp dụng các cách chữa bệnh thấp khớp nhưng không có tác dụng và bệnh trầm trọng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Biện pháp này nhằm giúp phục hồi chức năng bị mất do bệnh gây ra và cải thiện lại phần khớp đã bị phá hủy. Một số phẫu thuật như:
- Sửa chữa dây chằng.
- Thay thế khớp.
- Làm chảy khớp.
10. Điều trị thấp khớp tận gốc với Trị Cốt Tán
Như đã đề cập ở trên, thấp khớp là "căn bệnh nhà giàu", không thể khỏi hoàn toàn và những phương pháp điều trị Tây y, phẫu thuật phải dùng lâu dài mới kiềm chế được bệnh. Những phương pháp này đều có tác dụng nhanh nhưng về lâu về dài người bệnh sẽ rất dễ gặp phải rủi ro cao và gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
Muốn giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho người bệnh lý xương khớp, lương y Nguyễn Công Sáu đã cất công nghiên cứu và điều chế ra bài thuốc Trị Cốt Tán. Bài thuốc này các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp trong và ngoài nước đánh giá là liệu pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những người mắc các bệnh lý về xương khớp.
Thấu hiểu nỗi đau đớn của bệnh nhân thấp khớp, lương y Nguyễn Công Sáu chia sẻ: "Trị Cốt Tán là bài thuốc bí truyền nhiều đời nay của gia đình tôi. Thấu hiểu cảm giác đau đớn do xương khớp yếu, tôi đã nghiên cứu và gia giảm thêm nhiều thảo dược quý từ rừng núi nguyên sinh phía Bắc.
Từ đó cho ra sản phẩm điều trị chứng thấp khớp được nhiều bà con đánh giá hiệu quả điều trị tốt. Hiện nay tuy đã thành công trong việc chế tạo ra Trị Cốt Tán nhưng tôi vẫn đang nghiên cứu thêm để hoàn thiện dần dần những thành phần cần thiết để bổ sung năng lượng cho người bệnh, bồi bổ thể chất cho họ toàn diện hơn".
Trị Cốt Tán được điều chế từ những dược liệu quý bao gồm: 100% các vị thuốc được tìm hái từ tự nhiên như Nấm linh chi, tam thất, khương hoạt, ba kích, đỗ trọng,… cùng một số bí dược gia truyền. 100% thuốc được chế biến hoàn toàn thủ công theo bí quyết dòng họ, được kiểm định chất lượng rõ ràng, không hóa chất, không chất bảo quản, không tác dụng phụ.
Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cứng khớp, bảo vệ đầu xương và khớp hiệu quả. Đồng thời tăng cường lưu thông và tưới máu qua các khớp, giúp cho việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Những dược liệu này đều là thảo dược sạch thu hoạch tại những cánh rừng nguyên sinh phía Bắc Việt Nam.
Một liệu trình điều trị của Trị Cốt Tán không chỉ có 10 gói thuốc uống tác động trực tiếp sâu bên trong cơ thể người bệnh mà còn kèm theo cả thuốc chườm theo nguyên lý "trong ẩm ngoài đồ" giảm đau nhanh giúp bệnh nhân thấp khớp hồi phục một cách nhanh chóng nhất.
Kết quả điều trị thực tế từ những người sử dụng Trị Cốt Tán mỗi năm: 25% bệnh nhân dứt điểm mọi triệu chứng, 60% bệnh nhân giảm từ 80 – 90% tình trạng bệnh, sau nhiều năm không tái phát. 15% bệnh nhân do không tuân thủ nguyên tắc điều trị và cơ địa không phù hợp nên hiệu quả điều trị thấp.
Bài thuốc Đông y Trị Cốt Tân đã giải cứu những người mắc bệnh thấp khớp khỏi những cơn đau dai dẳng và ám ảnh, trả lại cho họ một sức khỏe tốt. Người bệnh không còn cảm thấy các khớp chân tay tê cứng và gặp khó khăn khi vận động nữa. Từ đó họ làm việc dễ dàng, thoải mái và hiệu quả hơn.
Không chỉ giúp bệnh nhân tìm ra bài thuốc quý chữa bệnh thấp khớp, lương y Nguyễn Công Sáu và vợ của mình luôn tổ chức các buổi khám chữa bệnh miễn phí hàng tháng. Theo đó vợ chồng ông đi khắp các tỉnh thành của 3 miền để khám và chữa trị chứng đau xương khớp cho bệnh nhân. Từ đó tư vấn cho họ thuốc điều trị dứt điểm và chế độ sống khoa học đẩy lùi bệnh tật. Chính vì vậy lương y Nguyễn Công Sáu và vợ đã nhận nhiều giải thưởng cao quý như:
- “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
- Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
- Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam…
- Trị Cốt Tán có mặt trong chương trình Hãy Chọn Giá Đúng của VTV3.
- Thuốc đạt TOP 100 Sao Vàng thương hiệu Việt Nam.
Với những cống hiến không mệt mỏi của mình, Lương y Nguyễn Công Sáu đã được Đài truyền hình VTV1 giới thiệu đến khán giả trong chương trình Tuổi cao gương sáng như một tấm gương của vị Lương y vừa có Tâm, vừa có Đức.
11. Phòng ngừa thấp khớp
Muốn thấp khớp không xuất hiện trên cơ thể mình, người bệnh nên tìm cách phòng tránh thấp khớp như sau:
- Bỏ thuốc lá: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. Những người có thói quen hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao gấp 1,3 - 2,4 lần so với những người không hút thuốc. Hút thuốc cũng có thể khiến các triệu chứng của bệnh thấp khớp xuất hiện sớm hơn và thường xuyên hơn. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá để ngăn ngừa căn bệnh này.
- Giảm cân: Tuân thủ chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng ở mức khỏe mạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường.
- Bổ sung dưỡng chất đầy đủ, chế độ sống khoa học lành mạnh.
- Khi trời mới mưa xong tuyệt đối không nên đi ra ngoài vì hơi từ đất bốc lên ảnh hưởng mạnh tới xương khớp.
Trên đây là thông tin về bệnh thấp khớp và các phương pháp chữa trị, phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo và bổ sung kiến thức cần thiết về bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn. Mọi thông tin về thấp khớp và thuốc Trị Cốt Tán xin liên hệ: 0961.666.383.