Những điều bạn cần biết về cây muồng trâu

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Cây muồng trâu là một loài thực vật mọc nhiều ở nước ta. Nhiều bộ phận của cây có tác dụng đối với bệnh lý xương khớp, da,... Vậy cây muồng trâu là cây gì? Tác dụng của cây muồng trâu là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây muồng trâu là cây gì?
Cây muồng trâu là cây gì?

1. Cây muồng trâu là cây gì?

Cây muồng trâu có tên khoa học là Cassia alata L., Fabaceae. Nó còn được gọi với tên khác là muồng lác, tâng hét, cây lác, muồng xức lác.

1.1. Đặc điểm của cây muồng trâu

Muồng trâu là thực vật thân nhỡ, chiều cao khoảng 1,5 mét trở lên. Thân cây thuộc dạng gỗ mềm, đường kính từ 10 đến 18 cm, cành nằm ngang và có lông nhỏ xung quanh cây.

Lá muồng trâu mọc so le, dài khoảng 30 - 40 cm, gồm 8 - 14 đôi lá chét hình trứng, tròn ở hai đầu, cuống lá hơi to, hơi có cánh. Cặp lá chét đầu tiên tính từ cuống có kích thước nhỏ nhất. Lá kèm thẳng và nhọn.

Hoa muồng trâu mọc thành cụm, hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng nhạt. Quả hình hạt đậu, hình dẹt, có cánh ở hai bên rìa, dài khoảng 8 đến 16 cm, bên trong quả có chứa 60 hạt. Mùa hoa và quả thường vào tháng 10 đến tháng 12.

1.2. Cây muồng trâu mọc ở đâu?

Cây muồng trâu là loài thực vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện nay được du nhập đến nhiều vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở Việt Nam, muồng trâu được phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, miền Trung và miền Trung như Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Định, Phú yên, Quảng Nam, Hà Tĩnh,... Ở miền Bắc, cây muồng trâu chủ yếu được trồng trong các vườn thuốc y học.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Bộ phận dùng: Quả, lá và thân cây được sử dụng làm thuốc.

Thu hái: Quả được thu hái vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Thân, cành và lá được thu hái khi cây chưa ra hoa, khoảng thời điểm hè - thu. 

Sơ chế: Hạt, quả, cành, thân và lá có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Bảo quản: Phần muồng trâu dược liệu sau khi được phơi khô cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

1.4. Thành phần hóa học

Trong rễ, quả và lá của cây có chứa dẫn xuất anthraquinon với tỷ lệ lần lượt là 1,5 - 2% ở quả và 0,15 - 0,2% ở lá. Lá cây còn chứa chrysophanol,... Rễ chứa một dẫn xuất của steroid là sitosterol. Hạt muồng trâu có chứa 15% protein, acid không no và các khoáng chất như mangan, canxi, magie và natri.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, dịch chiết ethanol của lá và rễ có chứa một dẫn chất của flavonoid là kaempferol-3-O-sophoroside. Thành phần này có tác dụng chống viêm rất tốt.

2. Cây muồng trâu có tác dụng gì?

Cây muồng trâu được Y học hiện đại và Đông y chứng minh về tác dụng của loại cây này.

Tác dụng của cây Muồng trâu theo Đông Y và Y học hiện đại
Tác dụng của cây Muồng trâu theo Đông Y và Y học hiện đại

Tác dụng của cây muồng trâu theo Đông y:

Cây muồng trâu có vị đắng, tình mát và có mùi hắc. Riêng phần lá có vị cay, tính ấm. Dược liệu muồng trâu có công dụng sát trùng, lợi tiểu, nhuận tràng, giải nhiệt, giảm ngứa. Ngoài ra, khi sao vàng, dược liệu có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực.

Do đó, dược liệu này chủ trị các chứng thấp chẩn, viêm da thần kinh, hắc lào, vàng da, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng, dị ứng và nấm da.

Tác dụng của cây muồng trâu theo y học hiện đại:

Theo các nghiên cứu hiện đại, cây muồng trâu có tác dụng như sau:

  • Lá cây muồng trâu được chế thành cao có tác dụng điều trị viêm gan cấp và mạn tính. Tác dụng này là do loại cây này có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan.
  • Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm từ lá cây. Dược liệu này đang được nghiên cứu với tác dụng hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV.
  • Nghiên cứu trên chuột trắng bị u hạt sử dụng cao lá muồng trâu có tác dụng chống viêm rất tốt. Kết quả cho thấy giảm khoảng 26,6% trọng lượng khối u.
  • Tác dụng chữa các bệnh về da như lang ben, hắc lào, dị ứng, vảy nến, mẩn ngứa,... là do tác dụng của hợp chất anthraquinone trong cây muồng trâu.
  • Tác dụng nhuận tràng của cây muồng trâu được xác định là do hoạt động của hợp chất sennosides. Chất này hoạt động tại đại tràng khiến vi khuẩn đường ruột sẽ phân hủy thành anthornes, từ đó hạn chế táo bón và khó tiêu.

3. Cách dùng và liều dùng cây muồng trâu

Dược liệu thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng từ 4 - 5 gam.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây muồng trâu

Dưới đây là một bài thuốc chữa bệnh từ cây muồng trâu mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Cây muồng trâu chữa thấp khớp

Cây muồng trâu chữa thấp khớp
Cây muồng trâu chữa thấp khớp

Để chữa thấp khớp, bạn có thể sử dụng cây muồng trâu cùng với các loại thảo dược khác như dứa dại, quế chi, vòi voi và rễ cỏ xước. 

Cách thực hiện bài thuốc chữa thấp khớp từ cây muồng trâu như sau: Cho các dược liệu trên cùng với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc cô đặc lại chỉ còn một nửa là dùng được.

Người bệnh thấp khớp cần kiên trì thực hiện bài thuốc trong khoảng 10 ngày, mỗi ngày 1 thang để có thể thấy hiệu quả tốt nhất.

4.2. Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Để chữa đau thần kinh tọa bằng cây muồng trâu, bạn có thể sử dụng như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị thần thông, đỗ trọng, cây lức, kiến cò, rễ nhàu và muồng trâu.
  • Bước 2: Đem các dược liệu trên sắc với 400ml nước cho tới khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp.

Lưu ý, người bệnh đau thần kinh tọa chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3. Bài thuốc chữa bệnh lý khác

Lá muồng trâu chữa lang ben
Lá muồng trâu chữa lang ben

Bên cạnh những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, cây muồng trâu còn được sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh sau:

  • Chữa táo bón: Dùng 20 gam lá muồng trâu đun với 1 lít nước và uống 1 cốc trước khi đi ngủ.
  • Chữa lang ben: Đun lá muồng trâu với một ít muối, sau đó dùng nước nước tắm mỗi ngày 1 lần. Hoặc có thể giã nát lá và đắp lên vùng da bị bệnh, 2 - 3 lần/ngày.
  • Chữa mẩn ngứa ngoài da: Ngâm 5 - 20 gam quả khô và cuống lá trong 1 lít nước sôi. Dùng mỗi tối 1 cốc nhỏ.
  • Chữa viêm họng: Lấy lá muồng trâu, ép lấy nước rồi pha loãng với nước để súc miệng hàng ngày.
  • Chữa dị ứng da: Dùng lá muồng trâu xay với nước ấm rồi đem nấu sệt lại. Dùng hỗn hợp này thoa lên nơi bị kích ứng từ 3 - 4 lần/ngày cho đến khi khỏi.

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây muồng trâu

Mặc dù cây muồng trâu có tác dụng tuyệt vời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu này, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Tác dụng nhuận tràng của muồng trâu có thể gây tiêu chảy khi dùng cho người có tỳ hư hàn.
  • Không dùng các bài thuốc từ cây muồng trâu trong thời gian dài.
  • Không nên kết hợp sử dụng dược liệu muồng trâu với một số loại thuốc uống, thuốc đặc trị vì hai loại thuốc này có thể gây tương tác với nhau. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này.
  • Cây muồng trâu thường mọc hoang nên sau khi thu hái, bạn cần rửa sạch với nước muối loãng để hạn chế bụi bẩn trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin về cây muồng trâu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên hữu ích giúp cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình. Cây muồng trâu là dược liệu tốt cho người bệnh xương khớp, tuy nhiên để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất, bạn hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn đầy đủ về bệnh xương khớp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH