Viêm khớp và những điều bạn cần biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Theo số liệu thống kê của Y tế thế giới: Có khoảng 100 loại viêm khớp. Mọi người đều có thể mắc chứng bệnh này, từ đàn ông đến phụ nữ, từ người già đến cả trẻ em. Cách tốt nhất để phòng tránh, đẩy lùi được viêm khớp là trang bị cho mình đầy đủ các thông tin cần thiết về căn bệnh này.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm khớp
Viêm khớp

1. Cấu tạo của khớp

Theo các tài liệu nghiên cứu trong giới y học, cơ thể con người có trên 200 xương các loại. Nơi nối giữa các đầu xương gọi là khớp. Cấu tạo của khớp thường bao gồm:

  • Dây chằng có tác dụng như những dải băng co giãn, giúp gắn kết các xương với nhau khi cơ thể chuyển động và giúp khớp được vững chắc.
  • Cơ bắp với chức năng co duỗi để làm khớp chuyển động linh hoạt hơn.
  • Gân nối xương với cơ giúp chuyển sức co của cơ vào xương.
  • Sụn là lớp mô bao, đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động.
  • Bao khớp là lớp màng bao bọc quanh khớp. Lớp lót trong của bao khớp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp hoạt động dễ dàng và cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn.

2. Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh do các cơn đau.

Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là xuất hiện các cơn đau tại khớp, làm hạn chế tầm vận động của khớp. Ngoài ra, còn có thể xảy ra hiện tượng sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp.

Viêm khớp là bệnh lý thường gặp với biểu hiện đau nhức khớp
Viêm khớp là bệnh lý thường gặp với biểu hiện đau nhức khớp

3. Các loại viêm khớp thường gặp

Trong tổng số khoảng hơn 100 loại viêm khớp, có bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Trong đó, ba loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp phản ứng.

3.1. Viêm xương khớp (OA)

  • Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp - sụn và mô bao bọc các đầu xương.
  • Khi bị viêm xương khớp sẽ khiến các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí xương lệch khỏi vị trí bình thường.
  • Các khớp thường bị viêm xương như khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở những người trung niên, đặc biệt từ ngoài 40 tuổi trở lên.

3.2. Viêm khớp dạng thấp (RA)

  • Loại viêm khớp dạng thấp liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp là các màng hoạt dịch, sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp.
  • Người trẻ tuổi và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.

3.3. Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter)

  • Viêm khớp phản ứng là tình trạng khớp đau và sưng thường xuyên, xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột hoặc bộ phận sinh dục.
  • Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng đến đầu gối và các khớp mắt cá chân, bàn chân. Tình trạng viêm này cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo.

4. Các vị trí viêm khớp thường gặp

Viêm khớp có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chúng ta. Trong đó, các vị trí viêm khớp thường gặp gồm có:

4.1. Viêm khớp gối

Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Dẫn đến việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn.

Triệu chứng đặc trưng của viêm khớp gối:

  • Đau vào buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Sưng, tấy đỏ, ấn vào có cảm giác hơi nóng.
  • Cứng khớp, kéo dài 10 – 30 phút, phải dùng tay xoa bóp mới có thể di chuyển được.
  • Có tiếng kêu răng rắc mỗi khi gấp duỗi chân.

4.2. Viêm khớp háng

  • Viêm đau khớp háng là hệ lụy của quá trình thoái hóa khớp ở háng. Bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai bên khớp, gây ra tình trạng đau.
  • Các cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện ở tại vị trí viêm, sau đó sẽ lan dần xuống đùi hoặc chân, thắt lưng hông.

4.3. Viêm khớp vùng chậu

  • Viêm khớp vùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều  khớp hoặc chỉ một khớp.
  • Triệu chứng thường gặp là đau ở lưng dưới, hông, mông và dọc xuống chân đôi khi kèm theo sốt nhẹ. Cơn đau thường nặng khi bạn đứng trong một thời gian dài, đi lên xuống cầu thang, chạy những bước dài.

4.5. Viêm khớp chân (cổ chân, ngón chân, bàn chân, mu bàn chân, mắt cá chân)

  • Khớp chân là bộ phận phải chịu một áp lực lớn, do gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể. Cho nên, dễ bị tổn thương, thoái hóa, gây đau nhức, thường gọi là viêm khớp chân.
  • Bệnh viêm khớp chân có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như cổ chân, bàn chân, ngón chân, mắt cá chân, gót chân,...
  • Thống kê cho thấy, có đến 75% người bị viêm khớp chân gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày như đi lại, đứng lên ngồi xuống,...
Viêm khớp chân khiến việc đi lại trở nên khó khăn
Viêm khớp chân khiến việc đi lại trở nên khó khăn

4.6. Viêm khớp vai

  • Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM): Viêm đau khớp vai là hiện tượng khớp hoặc sụn khớp ở vai, màng dịch bao khớp bị tổn thương do các yếu tố nội – ngoại nhân tác động.
  • Viêm khớp vai khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái đau nhức âm ỉ ở vai, cơ cứng khớp, gây hạn chế vận động nửa phần người phía trên. Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

4.7. Viêm khớp tay (khuỷu tay, cổ tay, ngón tay)

  • Viêm khớp tay thường xảy ra ở các đầu ngón tay(DIP), khớp nối giữa các ngón tay(PIP), khớp nối cổ tay với ngón tay cái, khủy tay.
  • Khi các khớp tay khỏe mạnh, có sụn ở cuối phần xương đệm, sẽ giúp cho bạn thực hiện các động tác trơn tru. Ngược lại, khi bị viêm khớp tay, các phần sụn này dần thoái hóa sẽ dẫn đến hiện tượng đau khớp, cứng khớp,...

4.8. Viêm khớp thái dương hàm

  • Khớp thái dương hàm có nhiệm vụ thực hiện cử động đưa hàm dưới ra phía trước, sau và sang 2 bên.
  • Viêm khớp thái dương hàm gây ra nhiều rối loạn, cản trở chức năng cắn khớp hay đơn giản là những thói quen cần chức năng như siết chặt răng, nghiến răng,..

4.9. Viêm khớp cột sống lưng

  • Viêm xương khớp cột sống lưng là bệnh khớp mãn tính, được đặc trưng bởi hiện tượng viêm ở cột sống và khớp cùng chậu, gây ra tình trạng cứng và dính cột sống.
  • Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 20 - 40 và mang tính di truyền.

5. Nguyên nhân bệnh viêm khớp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp. Trong đó, phổ biến là do các yếu tố sau:

Tuổi tác: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm khớp. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Bởi quá trình lão hóa khiến khớp bị khô ráp, sần sùi do thiếu dịch khớp nên sụn giòn và dễ gãy hơn.

Di truyền: Một số bệnh xương khớp có yếu tố di truyền. Nếu trong nhà có người thân có tiền sử viêm khớp thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn so với người bình thường.

Béo phì: Cân nặng càng cao thì sức ép của trọng lượng cơ thể dồn lên hệ xương khớp càng lớn. Do đó, người béo phì hoặc tăng cân nhanh có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn bình thường.

Giới tính: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng cơ bắp của nam giới phản ứng với xung thần kinh ở tốc độ nhanh hơn nữ giới. Sự khác biệt này khiến tỷ lệ mắc viêm khớp ở phụ nữ cao hơn đàn ông.

Nghề nghiệp: Một số công việc như công nhân làm theo dây chuyền, nhân viên văn phòng, thợ may,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở vị trí cổ tay, ngón tay, vai. Ngoài ra, những người làm công việc nặng, uốn cong đầu gối hoặc ngồi xổm,... cũng có khả năng bị viêm khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống và vùng cổ.

Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thuốc lá có thể kích hoạt hệ miễn dịch bất thường ở những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó  thuốc lá còn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm hiệu quả của một số thuốc trị viêm khớp.

Đi giày cao gót: Khi đi giày cao gót, trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết xuống chân. Theo thời gian, chúng sẽ bào mòn và làm tổn thương sụn khớp, gây ra bệnh viêm khớp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm các khớp xương dễ bị viêm như: dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương, tai nạn,...

Tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm khớp
Tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm khớp

6. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp

Bất cứ ai cũng có thể bị chứng bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với ngưới khác.

  • Xét về độ tuổi: Người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn người trẻ tuổi. Do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương kéo dài.
  • Xét về giới tính: Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
  • Xét về nghề nghiệp: Những người làm công việc lao động nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.
  • Xét về cân nặng: Những người thừa cân, béo phì làm tăng sức ép lên các khớp. Từ đó, gây các bệnh viêm khớp hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.

7. Triệu chứng viêm khớp

Tùy thuộc vào loại viêm khớp, vị trí và tình trạng tiến triển của bệnh, triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau, ở mức tăng hoặc giảm. Nhưng nhìn chung, viêm khớp có những dấu hiệu phổ biến như:

Đau khớp: Đây là triệu chứng điển hình của viêm khớp, kéo dài suốt thời gian mắc bệnh. Do sụn khớp bị bào mòn, khô ráp khiến hai đầu xương chạm vào nhau gây ra tình trang đau nhức. Triệu chứng thường xuất hiện khi vận động, nghiêng, xoay người, đi lên cầu thang,... Có thể kéo theo các vấn đề khác về sức khỏe như mất ngủ, chán ăn, cơ thể suy nhược,...

Sưng tấy: Viêm khớp có thể dẫn đến hiện tượng sưng tấy quanh khớp, khiến cho người bệnh có cảm giác đau khi chạm vào. Tại vị trí khớp bị sưng thường xuất hiện dấu hiệu ửng đỏ, sờ vào thấy ấm, đồng thời người bệnh có cảm giác đau nhức khó chịu.

Cứng khớp: Khi bị viêm khớp, cấu trúc khớp chịu tổn thương, người bệnh gặp khó khăn trong vận động. Các dây chằng, sụn có thể gặp vấn đề và gây xơ cứng. Hiện tượng cứng khớp thường gặp phải vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài khoảng 30 phút.

Tiếng kêu răng rắc từ các khớp: Mỗi khi co duỗi, xoay khớp, vận động mạnh sẽ xuất hiện tiếng kêu răng rắc, lạo xạo trong vị trí khớp bị viêm. Nguyên nhân dẫn đến việc âm thanh này phát ra là do hai đầu xương va vào nhau, tạo thành tiếng kêu.

Các cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ trở nên yếu dần, đặc biệt là đầu gối. Nếu để lâu không điều trị thì có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, hạn chế khả năng vận động.

Khó hoặc mất khả năng vận động: Tình trạng này xảy ra ở những người người lớn tuổi bị viêm khớp kéo dài. Càng để lâu, các khớp bị tổn thương càng mất vận động, tình trạng viêm đỏ, sưng, nóng thường xuyên tái phát.

Biến dạng khớp: Đây là một trong những triệu chứng nặng nhất của bệnh viêm khớp. Hầu hết những người bị biến dạng khớp đều do mắc bệnh lâu năm, việc điều trị kém hiệu quả. Hiện tượng biến dạng khớp xảy ra khi một bên khớp bị bào mòn nặng, cấu trúc khớp không vững chắc, bị dính và biến dạng.

8. Biến chứng viêm khớp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp sẽ xảy ra nếu không được điều trị kịp thời. Hoặc điều trị sai cách hay người bệnh không tuân thủ theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Cụ thể:

  • Khả năng vận động bị giảm dần, thậm chí mất chức năng vận động thông thường. Theo các nghiên cứu, có khoảng 90% người bệnh viêm khớp bị cứng khớp, dính khớp, vận động bị hạn chế.
  • Teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh. Trong 5 năm đầu, có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường. Sau 10 năm bị bệnh, có khoảng 10 - 15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt bình thường.
  • Viêm khớp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 4 lần. Những bệnh nhân viêm khớp có nguy cơ đột tử do bệnh mạch vành cao hơn người khác.
  • Những bệnh nhân bị viêm khớp không được điều trị kịp thời rất dễ bị mắc phải các bệnh phổi mạn tính liên quan đến phổi như tăng áp phổi, xơ mô kẽ phổi.
  • Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm khớp cao gấp 2 – 3 lần nam giới. Trong đó, 25% phụ nữ bị viêm khớp gặp khó khăn trong việc thụ thai. Những sản phụ bị viêm khớp có nguy cơ sinh non cao hơn.
Viêm khớp có thể dẫn đến teo cơ
Viêm khớp có thể dẫn đến teo cơ

9. Chẩn đoán viêm khớp

Mỗi bệnh viêm khớp đều có tiêu chuẩn và cách chẩn đoán khác nhau về lâm sàng và các xét nghiệm. Với trường hợp đau tại khớp thì cần thực hiện các phương pháp sau:

  • Khám bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng cơ năng và thực hiện khám xác định tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp.
  • Các xét nghiệm cơ bản cần thực hiện: Xét nghiệm bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm chức năng gan, thận, Xquang tim phổi, điện tâm đồ.
  • Chụp xquang khớp: Nhằm phát hiện các biến đổi về cấu trúc của khớp.
  • Chụp xạ hình xương: Cho biết các thay đổi về hình dạng của các xương khớp, và có thể phát hiện các rối loạn về chuyển hóa.
  • Các xét nghiệm khác về miễn dịch: Định lượng yếu tố dạng thấp (RA), anti CCP,... trong trường hợp viêm khớp dạng thấp.

10. Phòng ngừa viêm khớp

Viêm khớp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn:

  • Tập thể dục: Có thể chọn các môn thể dục tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và điều kiện cụ thể. Ví dụ như đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,...
  • Duy trì cân nặng ở mức cho phép: Nếu bạn đang ở mức cân nặng bình thường thì hãy cố gắng duy trì. Nếu thừa cân thì nên thực hiện chế độ ăn kiêng, tập luyện để giảm cân.
  • Hạn chế chấn thương khớp: Trong quá trình lao động, các sinh hoạt hàng ngày bạn nên chú ý và luôn đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Ngồi và làm việc đúng tư thế: Điều này giúp phòng tránh việc bị viêm khớp. Bởi ngồi sai tư thế là một trong số các nguyên nhân khiến khớp bị viêm, đau.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể. Đặc biệt là nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ uống có cồn.

11. Điều trị bệnh viêm khớp

Việc trị dứt điểm bệnh viêm khớp hầu như là rất khó. Thường thì mục tiêu điều trị chung là giảm đau, giúp mức độ hoạt động cho khớp được tốt hơn, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp. Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:

11.1. Điều trị nội khoa

Áp dụng cho hầu hết các trường hợp, có thể chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần. Các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp và việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.

  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với các biệt dược như mobic, ibuprofen.
  • Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp.

11.2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp khớp không thể hoạt động được, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Đau kéo dài và không đáp ứng với điều trị nội khoa. Các phương pháp phẫu thuật gồm có:

  1. Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
  2. Phẫu thuật làm cứng khớp giúp các đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành.
  3. Tạo hình xương để đảm bảo thực hiện chức năng của khớp.

11.3. Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh các phương pháp điều trị thì chế độ sinh hoạt hợp lý cũng là điều mà các bệnh nhân viêm khớp cần thực hiện. Trong đó, vấn đề tập luyện thể dục và ăn kiêng cần được quan tâm nhất.

  • Chế độ tập luyện: Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp dẻo dai hơn. Bơi lội là một môn thể thao tốt cho các bệnh nhân viêm khớp, giúp giảm áp lực lên các khớp. Lưu ý, cần đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức.
  • Chế độ ăn kiêng:  Nên giảm lượng tinh bột, đặc biệt với các bệnh nhân bị béo phì. Đồng thời, tăng các loại thức ăn có chứa chất oxi hóa để giảm viêm. Điều này giúp giảm sự tiến triển nặng hơn của viêm khớp.

11.4. Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Do đó, người bệnh cần lưu ý những thực phẩm nên ăn và nên kiêng dưới đây.

Thực phẩm nên ăn

  • Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3 như: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích,... giúp giảm đau, chống viêm.
  • Ăn nhiều ngũ cốc như: lúa mạch, gạo lứt, các loại hạt khô,... có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng khuẩn cơ thể.
  • Uống 2-2,5 lít nước/ngày giúp cơ thể loại bỏ được độc tố gây viêm ra ngoài và bảo vệ lớp đệm của khớp.
  • Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi như súp lơ, rau bina, cam, quýt,... có nhiều chất xơ, vitamin A, C, B và khoáng chất giúp giảm thiểu tình trạng viêm khớp.
  • Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi chúng chứa nhiều vitamin D, canxi rất tốt cho xương khớp.

Thực phẩm nên kiêng

  • Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán,...
  • Thực phẩm giàu photpho như nội tạng động vật, thịt đỏ (thịt trâu, thịt dê, thịt chó), măng,...
  • Giảm muối, đường, hạn chế uống nước có ga do chứa nhiều photpho.
  • Hạn chế các loại rau củ quả giàu axit oxalic như: mận, củ cải, nam việt quất,...
  • Kiêng ăn ngô và các chế phẩm từ sữa bơ đã qua chế biến,... Vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng tình trạng viêm khớp.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,...

11.5. Thuốc Nam chữa viêm khớp

Trong trường hợp khớp bị đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ, cứng khớp, khó cử động,... người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Nam tại nhà sau đây.

Bài thuốc từ lá lốt: Lấy 5 - 10g lá lốt đã phơi khô, sắc cùng 2 bát nước cho tới khi còn nửa bát. Uống khi còn ấm và bữa ăn 30 phút, liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc từ lá tướng quân: Dùng 30g lá tướng quân, 20g lá dạ cẩm giã nát, đắp vào chỗ đau. Hoặc giã nát lá tướng quân, ngũ trảo, bồ công anh với ít muối và rượu 40 độ. Sau đó, sao nóng lên rồi đem đắp vào vị trí khớp bị đau.

12. Thuốc Đông y chữa viêm khớp hiệu quả tận gốc

Việc sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể.

Trong khi đó, dùng sản phẩm Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ vừa mang tới tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các vấn đề về khớp mà lại đảm bảo an toàn, không để lại tác dụng phụ.

Trị Cốt Tán giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng viêm khớp
Trị Cốt Tán giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng viêm khớp

Để giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau nhức do chứng bệnh viêm khớp gây ra, Lương y Nguyễn Công Sáu đã bỏ công sức ra nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán.

Tất cả thành phần thuốc đều là các thảo dược thiên nhiên như tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Quá trình chọn lọc những vị thảo dược này được quy định nghiêm ngặt, đảm bảo không có bất kỳ tạp chất nào lẫn lộn vào trong nguyên liệu, an toàn cho người bệnh viêm khớp sử dụng.

Điểm khác biệt của Trị Cốt Tán so với các phương pháp khác đó là không gây nhờn thuốc, không sợ việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày.

Trị Cốt Tán hoàn toàn lành tính, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi điều trị bệnh viêm khớp. Hơn thế, bài thuốc Đông y gia truyền này của nhà thuốc Hải Sáu còn mang lại hiệu quả lâu dài trong việc chữa bệnh viêm khớp. Giúp người bệnh loại bỏ các cơn đau nhức, hồi phục khả năng vận động, không bị tái phát.

Cô Nguyễn Thị Ngân (52 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ: "Lúc đầu nghe lời giới thiệu về sản phẩm Trị Cốt Tán tôi cũng không tin lắm. Nhưng sau khi dùng 2 liệu trình thì quả thật các cơn đau nhức do viêm khớp của tôi dần biến mất. Tôi bị viêm khớp mấy năm nay rồi, cũng chữa đủ cách mà không khỏi. May mắn thay biết đến bài thuốc Trị Cốt Tán. Thật sự, rất cảm ơn nhà thuốc Hải Sáu đã giúp tôi có thể lấy lại sức khỏe."

Trị Cốt Tán là sản phẩm đã được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc với các giải thưởng:

  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Bản thân Lương y Nguyễn Công Sáu - người bào chế ra bài thuốc Trị Cốt Tán vinh dự được đón nhận "Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm" trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.

Trị Cốt Tán đã và đang trở thành bài thuốc được hàng nghìn bệnh nhân tin tưởng sử dụng trong việc chữa trị viêm khớp nói riêng và bệnh xương khớp nói chung. Để được thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, các bạn hãy liên hệ ngay đến số hotline 0961 666 383 của nhà thuốc Hải Sáu. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH