Những điều cần biết về viêm khớp ngón tay cái

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Viêm khớp ngón tay cái là tình trạng viêm mà nhiều người thường hay mắc phải vì các khớp của ngón tay cần hoạt động nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Vậy, tình trạng bệnh này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm khớp ngón tay cái là gì?
Viêm khớp ngón tay cái là gì?

1. Viêm khớp ngón tay cái là gì? 

Viêm khớp ngón tay cái là một loại viêm khớp ảnh hưởng đến cấu trúc của ngón tay cái tại khớp cổ tay. Khớp này bao gồm khớp ngón cái nối của xương cổ tay (hình thang). Viêm khớp ngón tay cái đôi khi được gọi là viêm khớp cơ bản. Do những căng thẳng với các hoạt động thường ngày, bệnh viêm khớp cơ bản rất phổ biến.

Ở những người bị viêm khớp ngón tay cái, sụn khớp bị mòn đi và khiến hai xương cọ xát vào nhau. Khi đó, chúng tạo ra ma sát và làm hỏng khớp, gây đau viêm và các triệu chứng khác.     

                 

2. Triệu chứng bệnh viêm khớp ngón tay cái 

Đau ở ngón tay cái là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp ngón tay cái. Cơn đau tăng mạnh khi người bệnh kẹp hoặc nắm chặt đồ vật hoặc dùng ngón tay cái để tác động lực.

Đau khớp ngón tay cái
Đau khớp ngón tay cái

Ngoài ra, các dấu hiệu khác của bệnh viêm khớp ngón tay cái bao gồm:

  • Sưng, cứng và đau ở gốc ngón tay cái
  • Giảm sức mạnh khi cầm, nắm đồ vật
  • Giảm phạm vi chuyển động của khớp ngón tay
  • Mở rộng hoặc xuất hiện xương của khớp ở gốc ngón tay cái của bạn
  • Xuất hiện các vết sưng trên khớp

Các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Ban đầu các triệu chứng này có thể nhẹ và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt nếu không được điều trị.

3. Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay cái 

Viêm xương khớp là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm khớp ngón tay cái. Viêm khớp ngón tay cái thường xảy ra như một phần của quá trình lão hoá và nó phổ biến hơn ở người từ 50 tuổi trở lên.

Trong khớp ngón tay cái bình thường, sụn bao phủ các đầu xương và chúng hoạt động như một tấm đệm cho phép các xương ma sát nhẹ nhàng với nhau.

Khi bị viêm khớp ngón tay cái, các sụn này bị thoái hoá và về mặt nhẵn của chúng trở nên thô ráp. Khi đó, các xương cọ xát vào nhau dẫn đến làm tổn thương khớp.

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp ngón tay, bao gồm:

  • Giới tính nữ
  • Béo phì
  • Tình trạng bệnh khác như giãn dây chằng và khớp dị dạng
  • Chấn thương khớp ngón tay cái như gãy xương và bong gân
  • Thường xuyên hoạt động và công việc gây căng thẳng nhiều cho khớp ngón tay cái
  • Các bệnh làm thay đổi cấu trúc và chức năng của sụn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp

4. Khám và chẩn đoán bệnh viêm khớp ngón tay cái 

Chụp X-quang khớp ngón tay cái
Đau khớp ngón tay cái

Trước khi thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi bệnh với các vấn đề sau:

  • Mức độ đau hiện tại
  • Những chuyển động khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn
  • Đã từng có chấn thương liên quan đến ngón tay cái

Hoặc bác sĩ cũng có thể thực hiện các bài kiểm tra đơn giản, chẳng hạn như giữ khớp trong khi người bệnh di chuyển ngón tay cái để kiểm tra phạm vi chuyển động.

Trong thời gian này, bác sĩ có thể lắng nghe hoặc cảm nhận âm thanh của các khớp. Những điều này có thể cho thấy rằng các xương đang cọ xát vào nhau. Bác sĩ cũng có thể đánh giá về độ ấm của các mô xung quanh để đưa ra kết luận.

Cuối cùng, để khẳng định chính xác tình trạng viêm khớp ngón tay cái, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra kỹ hơn và xem có lắng đọng canxi, gai xương hoặc các khu vực có khi xói mòn hay không. Chụp X-quang cũng có thể cho thấy sự suy giảm hoặc khoảng trống giữa các xương.

5. Điều trị bệnh viêm khớp ngón tay cái

Viêm khớp ngón tay cái có thể được điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

5.1. Điều trị không phẫu thuật

Một số biện pháp bảo tốn rất hữu ích để giảm đau và duy trì chức năng của ngón tay cái.

Sử dụng nhiệt

Dùng nhiệt có thể hữu ích đối với việc thư giãn các khớp và các cơ bị cứng. Vì khớp ngón tay cái thường bị cứng vào buổi sáng, người bệnh có thể tắm hoặc ngâm bàn tay vào nước ấm mỗi buổi sáng.

Chườm nước đá thường có hiệu quả đối với các cơn đau hoặc sưng tấy vào cuối ngày, đặc biệt là sau khi hoạt động quá sức.

Thuốc

Để giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một số nhóm thuốc như sau:

  • Thuốc bôi được dùng bôi ngoài da ở khớp như capsaicin hoặc diclofenac
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen hoặc natri naproxen.
  • Thuốc giảm đau theo toa như celecoxib hoặc tramadol.

Nẹp

Nẹp có thể hỗ trợ khớp và hạn chế cử động của ngón tay cái, cổ tay của người bệnh bằng cách giảm đau,định vị đúng khớp và khớp được thư giãn. Người bệnh chỉ nên đeo nẹp vào ban đêm để thuận lợi cho sinh hoạt hàng ngày.

Tiêm

Nếu việc sử dụng thuốc và nẹp không hiệu quả, người bệnh được chỉ định tiêm corticosteroid tác dụng kéo dài và cùng khớp ngón tay cái. Thuốc này có tác dụng giảm đau tạm thời và ngăn ngừa viêm.

Sử dụng thuốc giảm đau đối với người bệnh đau nhẹ
Sử dụng thuốc giảm đau đối với người bệnh đau nhẹ

5.2. Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị trên hoặc tay không thể uốn cong hoặc vặn ngón tay cái, bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật, bao gồm:

  • Cắt xương: Phần xương bị tổn thương có thể bị cắt và định vị lại xương để giảm áp lực khỏi khớp. Việc điều chỉnh sự biến dạng và thay đổi tiếp xúc trong giai đoạn đầu của viêm khớp ngón tay cái giúp giảm đau bằng cách giảm tải cho khớp.
  • Hợp nhất ngón tay: Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần sụn bị tổn thương và khớp nhất xương ở khớp bị ảnh hưởng. Điều này mang lại sự ổn định và giảm đau. Mặc dù kỹ thuật này có thể giúp người bệnh cải thiện sức mạnh khi cầm và nâng bằng ngón tay cái mà không bị đau nhưng sẽ mất độ linh hoạt của ngón tay.
  • Thay khớp ngón tay: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách loại bỏ toàn bộ hoặc một phần xương trong khớp, sau đó phẫu thuật tạo hình gân để tái tạo dây chằng ngón tay cái. Điều này giúp khôi phục sự ổn định (tạo hình treo) và sử dụng phần còn lại của gân làm gối hoặc đệm (vị trí xen kẽ) cho khớp.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được nẹp ngón tay cái trong 6 tuần. Trong thời gian này, người bệnh được hỗ trợ bởi bác sĩ chuyên khoa trị liệu về phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của ngón tay cái.

Sau khoảng 3 tháng, người bệnh cảm thấy ít hoặc hết đau. Khi đó, các bài tập được bắt đầu vào thời điểm này. Hầu hết người bệnh quay trở lại sức khoẻ ban đầu sau khoảng 6 tháng.

Trên đây là những thông tin về viêm khớp ngón tay cái mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn và người thân của mình. Nếu bạn đang gặp bất kỳ tình trạng viêm khớp nào, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất,

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH