Cảnh báo: Viêm khớp dạng thấp đang dần trẻ hóa!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Viêm khớp dạng thấp đang dần trẻ hóa là lời cảnh báo của Bộ y tế về bệnh xương khớp. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ có những biến chứng khôn lường. Nhẹ thì không vận động được, nặng thì bại liệt, mất khả năng lao động…

Mục lục [ Ẩn ]
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp

1. Cấu tạo của khớp

Khớp là bộ phận quan trọng cấu thành nên cơ thể con người. Đây là bộ phận nối giữa các đầu xương.

Viêm khớp dạng thấp đang dần trẻ hóa
Viêm khớp dạng thấp đang dần trẻ hóa

Cấu tạo của khớp thường bao gồm: dây chằng, cơ bắp, gân, sụn, bao khớp.

  • Dây chằng có tác dụng gắn kết các xương với nhau trong khi cơ thể chuyển động, giúp khớp được vững chắc.
  • Cơ bắp co duỗi để làm khớp chuyển động.
  • Gân nối xương với cơ để chuyển sức co của cơ vào xương.
  • Sụn là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng.
  • Bao khớp là lớp màng bao bọc quanh khớp. Lớp lót trong của bao khớp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp hoạt động dễ dàng và cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn.

2. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý về xương khớp mãn tính. Có khoảng 70 – 80% người bệnh là phụ nữ, trong số đó người trên 30 tuổi chiếm từ 60 – 70%.

Triệu chứng chính của bệnh là:

  • Khớp xương bị tổn thương gây ra viêm màng hoạt dịch.
  • Sụn khớp bị phá hủy.
  • Phần xương ở dưới sụn bị bào mòn khiến cho các khớp bị hủy hoại, mất dần khả năng vận động. Những triệu chứng cấp tính xuất hiện khá đột ngột và chiếm khoảng 15%.

Nếu không chữa trị kịp thời viêm khớp dạng thấp sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì hạn chế vận động, đau nhức dữ dội. Nặng hơn sẽ gây biến dạng khớp, tổn thương thần kinh ngoại biên, gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, thậm chí là teo cơ, bại liệt suốt đời.

3. Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì đây là căn bệnh tự miễn cho nên hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus bằng cách tạo ra tổn thương, viêm nhiễm khớp. Một số nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp điển hình:

Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ở gia đình có tiền sử bị bệnh này cao gấp 2 – 3 lần so với các gia đình bình thường khác.

Virus, vi khuẩn có hại.

Yếu tố cơ giới: Có khoảng 70 – 80% trường hợp mắc viêm khớp dạng thấp là đối tượng nữ giới, đặc biệt là phụ nữ từ độ tuổi 30 trở lên.

Chấn thương: Các tổn thương từ tai nạn, va chạm,… nhưng không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm nhiễm tại khớp.

Chế độ sinh hoạt chưa khoa học: Làm việc, ngủ nghỉ sai tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng,…

Dùng quá nhiều chất kích thích: Thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá, cafe,… sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thúc đẩy khả năng mắc bệnh.

Các yếu tố khác: Stress, mắc bệnh truyền nhiễm, cảm lạnh, hậu phẫu,… là những tác động tiêu cực làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Nhận biết nguyên nhân gây nên bệnh này cần xác định rõ các bệnh lý về xương khớp để tránh nhầm lẫn. Rất nhiều đối tượng mắc chứng bệnh viêm khớp dạng thấp. Mỗi một đối tượng có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

  • Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.
  • Viêm khớp dạng thấp dễ xuất hiện ở độ tuổi trung niên hơn so với tuổi trẻ.
  • Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh hơn so với những đối tượng khác.
  • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp
  • Phơi nhiễm môi trường như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.
  • Béo phì.
Viêm khớp dạng thấp khiến bệnh nhân không thể vận động, hoạt động thoải mái
Viêm khớp dạng thấp khiến bệnh nhân không thể vận động, hoạt động thoải mái

5. Triệu chứng viêm khớp

Triệu chứng của bệnh viêm khớp rất đa dạng và phong phú. Bệnh có triệu chứng toàn thân, ngoài khớp. Những triệu chứng chính xuất hiện ở giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn khởi phát

  • Đau nhức âm ỉ tại các khớp tay, đầu gối,… Tuy nhiên cơn đau sẽ tự khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Đau nhức tăng dần khi vận động mạnh và giảm ngay sau khi nghỉ ngơi.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ vào buổi chiều, ra nhiều mồ hôi dù không làm việc nặng nhọc, khô miệng.
  • Đau toàn thân mặc dù không vận động mạnh trước đó.

Giai đoạn toàn phát

  • Sáng thức dậy các khớp cơ cứng. Chỉ sau 10-15 phút hoạt động thì khớp mới trở lại bình thường.
  • Khớp cổ tay, chân, đầu gối sưng tấy đỏ, bên trong có chứa dịch khớp, ấn vào đau dữ dội.
  • Vùng da chứa khớp bị viêm sẽ ấm nóng và có màu ửng đỏ hơn phần da xung quanh.
  • Vận động tại các khớp bị hạn chế, khớp bắt đầu biến dạng.
  • Xuất hiện các hạt nhỏ dưới da, nổi gò lên mặt da, sờ rắn nhưng không đau; lỏng lẻo khớp, ban đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay,…

6. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Từ những triệu chứng trên nếu bệnh nhân không chữa trị tận gốc thì viêm khớp dạng thấp dễ biến chứng và gây ra những hậu quả khôn lường. Những biến chứng cơ bản của bệnh này:

  • Tàn phế.
  • Biến dạng khớp và làm mất dần chức năng hoạt động khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến chứng co quắp các ngón tay, giảm chức năng vận động ở khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay...; gây teo cơ bắp chân, bàn tay...

Khoảng 10 năm không chữa trị hoặc chữa không đúng cách thì có khoảng 10-15% người bệnh bị tàn phế suốt đời.

Ngoài ra còn có nhiều biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này như sau:

  • Biến chứng bệnh thần kinh ngoại biên: Thể hiện qua việc bàn chân và bàn tay ngứa ran, tê hoặc có cảm giác bỏng rát.
  • Biến chứng giảm số lượng tiểu cầu: Giảm số lượng tiểu cầu không phải là biến chứng trực tiếp của viêm khớp dạng thấp nhưng là tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng của giảm số lượng tiểu cầu là: dễ bị bầm tím, chảy máu kéo dài khi vết thương rất nhỏ; có máu trong phân hoặc nước tiểu; thường hay bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
  • Biến chứng ở mắt: Quá trình viêm có thể tác động lên hệ thống mạch máu trong mắt, làm tổn thương mắt. Các dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về mắt khi bị viêm khớp dạng thấp bao gồm: nhìn mờ, khô mắt, đau mắt, lóa mắt.
  • Biến chứng ở tim: Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy viêm khớp dạng thấp là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh mạch vành. Ngoài ra, suy tim tắc nghẽn là một biến chứng khác ở các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
  • Suy tim tắc nghẽn.
  • Biến chứng ở da: như xuất hiện những mảng hồng ban, loét da, phồng rộp da.
  • Biến chứng loãng xương.
  • Biến chứng ở phổi: khó thở, đau buốt ngực, ho dai dẳng kéo dài, sốt, sụt cân.
  • Biến chứng ở thận như hại thận, gây suy thận.

Có khoảng 85% bệnh nhân mắc chứng bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu không chữa trị triệt để bệnh sẽ phát triển tăng dần, nguy cơ liệt toàn thân tăng đến 15% so với những bệnh khác.

7. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp được phát hiện sớm sẽ dễ dàng chẩn đoán và chữa trị để không có biến chứng không đáng có. Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu giống với các bệnh khác.

Viêm khớp dạng thấp làm biến dạng các bộ phận cơ thể
Viêm khớp dạng thấp làm biến dạng các bộ phận cơ thể

Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987, hiện nay tiêu chuẩn này vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần. Khi có các biểu hiện này thì bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán bệnh hơn:

  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
  • Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
  • Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
  • Viêm khớp đối xứng.
  • Hạt dưới da.
  • Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
  • Dấu hiệu X quang điển hình: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
  • Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc chuyên khoa.

8. Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Bất cứ bệnh nào thì con người cũng có thể phòng tránh được trong đó có viêm khớp dạng thấp. Nếu không phòng sớm bạn sẽ phải hối hận vì viêm khớp dạng thấp rất khó chữa trị. Bệnh không chỉ gây đau nhức xương khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Uống đủ nước mỗi ngày

Trong thành phần của sụn, nước chiếm đến hơn 70%, giúp duy trì sự trơn tu giữa 2 đầu xương. Việc mất nước sẽ khiến chức năng của sụn suy giảm, thoái hóa, giòn và gãy dẫn đến viêm khớp. Do đó, cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sụn chắc khỏe.

Tránh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc ẩm thấp

Sống trong môi trường ẩm thấp và thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh có nguy cơ khiến bạn mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp đôi với những người còn lại. Do vậy, cần tuyệt đối luôn chú ý phải luôn luôn giữ ấm cho cơ thể trong mọi trường hợp (nhất là bàn tay, bàn chân).

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi rất cần thiết cho hệ xương khớp. Các thực phẩm này giúp xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa xương.

Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế ăn thực phẩm giàu hàm lượng chất béo, chất đường, thực phẩm chứa nhiều muối, giàu chất bảo quản, phẩm màu…

  • Ngăn ngừa và điều trị chấn thương dứt điểm
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý

9. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Nếu phòng ngừa không hiệu quả mà bệnh vẫn xuất hiện thì cần có phương pháp điều trị cụ thể, chính xác nhất. Người bệnh cần phải áp dụng nguyên tắc điều trị viêm đa khớp dạng thấp theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kiên trì và lâu dài. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải theo dõi thật sát sao tình trạng bệnh của mình để ngăn chặn những biến chứng. Các cách chữa bệnh thông dụng hiện nay là Tây y, Đông y và bài tập hỗ trợ.

Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh xương khớp dạng thấp được nhiều người áp dụng
Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh xương khớp dạng thấp được nhiều người áp dụng

9.1. Tây y

Tùy vào mức độ bệnh lý về xương khớp của từng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

  • Thuốc giảm đau: Choloroquine, Paracetamol kết hợp Codein,…
  • Thuốc kháng viêm NSAIDs: Aspirin, Diclofenac,…
  • Thuốc DMARDs: Azathioprine, Hydroxychloroquine,…
  • Kết hợp vitamin nhóm B: Vitamin B1, B6, B12,… để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Sáp Paraffin: Tác động giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu và đẩy lùi viêm nhiễm khớp xương.
  • Xịt nitơ: Phương pháp này hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
  • Bức xạ hồng ngoại: Sử dụng nhiệt từ tia hồng ngoại tác động thông kinh hoạt lạc, giảm viêm sưng khớp nhanh chóng.

Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp ở thể nhẹ, bệnh nhân không cần dùng thuốc và các thủ thuật hỗ trợ mà chỉ cần sử dụng mẹo và một số bài tập kết hợp ăn uống thoải mái sẽ loại bỏ bệnh nhanh hơn.

9.2. Mẹo giảm đau viêm khớp dạng thấp

Khi bị đau khớp xương, điều cần làm đầu tiên là bạn nên chườm nóng. Đây là cách giảm đau tốt nhất mà không gây ra tác dụng phụ.

Bệnh nhân có thể tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân…), đắp nóng hoặc chườm nóng, dùng đèn hồng ngoại…

Đối với tắm nóng, nhiệt độ nước từ 30 - 40°C, thời gian tắm từ 15 – 20 phút. Nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước.

Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng vào vị trí khớp bị đau (một hoặc cả hai khớp). Thời gian đắp tối đa 20 phút. Đèn hồng ngoại đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút…

Chườm nóng là mẹo cơ bản giúp loại bỏ chứng bệnh về viêm khớp dạng thấp thể nhẹ. Điều quan trọng là bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học để bệnh nhanh khỏi.

9.3. Chế độ sinh hoạt

  • Thay đổi môi trường sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt sự gắng sức của bản thân.
  • Sử dụng các dụng cụ kỹ thuật giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp. Việc chọn lựa kỹ càng các máy móc điện gia dụng hay vòi nước sẽ giúp công việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn.
  • Cần phải chọn giày thích hợp cũng như chăm sóc thích hợp để tránh kích thích da chân.
  • Tập thể dục, thể thao và lao động phù hợp giúp duy trì vận động và sự mềm dẻo của khớp

9.4. Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh nhân mắc chứng viêm khớp dạng thấp cũng cần có chế độ ăn uống khoa học. Viêm đa khớp dạng thấp nên kiêng gì?

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Lan, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết: “Người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn các thực phẩm như bắp, bơ sữa vì các loại thức ăn này dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. Đặc biệt, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích, bởi chúng sẽ gây kích thích mẫn cảm nhiễm khuẩn của khớp.”

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm khác như:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào.
  • Chuối tiêu, các loại cà, thịt chó, canh cua cũng là những thức ăn không tốt với bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa nhiều photpho khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi trong xương, làm cho xương trở nên kém vững chắc và dễ bị sưng viêm.

Theo Th.S, Bác sĩ Tuyết Lan: “Chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể và góp phần cải thiện tình trạng bệnh.”

Bên cạnh đó bệnh nhân cần bổ sung những thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung nhiều là:

  • Bông cải xanh, bắp cải: Hợp chất sulforaphane có trong 2 loại rau xanh này có thể làm chậm những tổn thương ở sụn khớp.
  • Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3: Có nhiều trong mỡ cá, như các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi... Chất này có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm đa khớp.
  • Canxi: Bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, uống sữa có hàm lượng chất béo thấp và dùng nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng khác nhau để cung cấp canxi.

9.5. Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai cũng khuyên rằng bệnh nhân nên kết hợp giữa chế độ ăn uống và thảo dược thiên nhiên giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Thuốc Nam vừa an toàn, lành tính, cách thực hiện đơn giản mà hiệu quả đem đến cũng rất tốt.

Tuy nhiên chỉ áp dụng bài thuốc Nam ở những bệnh viêm khớp dạng nhẹ. Bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc Nam điển hình sau:

  • Đu đủ và mễ nhân: Chuẩn bị 1 quả đu đủ, 30g mễ nhân sống. Đu đủ rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi đun sôi cùng mễ nhân, đường trắng đến khi các loại nguyên liệu cùng chín thì bắc ra, sử dụng 3 lần/ngày.
  • Mật ong và bột quế: Lấy 1 thìa cafe mật ong trộn đều cùng 1 thìa cafe bột quế, chia uống 2 lần/ngày.
  • Lá lốt: Sử dụng 50gr lá lốt tươi, rửa sạch và đun cùng nước uống hàng ngày thay nước lọc.

10. Thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả tận gốc

Khi tình trạng viêm khớp dạng thấp chuyển nặng, việc dùng thuốc và các thủ thuật hỗ trợ không còn tác dụng thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn để khắc phục tổn thương khớp.

Trị Cốt Tán - Thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả tận gốc
Trị Cốt Tán - Thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả tận gốc

Trong Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp là một chứng thuộc Tỳ. Khi tỳ bị bế tắc sẽ gây tê mỏi, sưng buốt, nhức, đau… các khớp xương và da thịt. Để điều trị dứt điểm, cần tuân thủ nguyên tắc “thanh nhiệt – khu phong – trừ thấp”.

Đây cũng là kim chỉ nam được lương y Nguyễn Công Sáu cùng đồng nghiệp tại nhà thuốc Hải Sáu áp dụng để nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Trị Cốt Tán điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp toàn diện, hiệu quả vượt trội được hàng nghìn bệnh nhân tin dùng.

Lương y Nguyễn Công Sáu đã rất thông thạo khi gia giảm thêm các vị thảo dược quý hiếm theo TỶ LỆ VÀNG để nâng cao công hiệu bài thuốc Trị Cốt Tán, rút ngắn thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp so với thuốc dạng viên, hoàn, tán.

Điểm đặc biệt của bài thuốc Trị Cốt Tán đó chính là lộ trình điều trị viêm khớp dạng thấp bài bản, khoa học, không chỉ loại bỏ triệu chứng đau, sưng khớp mà còn xử lý tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Cụ thể, bệnh nhân sẽ dùng 10 ngày thuốc uống giúp khu phong tán hàn, bồi bổ khớp xương; kết hợp trong 10 ngày đó chườm thuốc đều đặn giúp giảm đau trực tiếp tại vị trí khớp tổn thương.

Chị Minh Thương, nhân viên ngân hàng BIDV Hà Nội chia sẻ: "Mình bị viêm khớp dạng thấp thể nhẹ, đau mỏi 2 đầu gối rất khó chịu, nhất là khi trái gió trở trời. Sau khi uống 2 cốc thuốc Trị Cốt Tán cùng chườm 2 lần của chị bạn, xương khớp mình nhẹ nhàng hẳn, vận động trơn tru cực thích. Mình quyết định mua Trị Cốt Tán về dùng và sau 1 tháng bệnh khỏi hoàn toàn. Mình tin tưởng thuốc Đông y hơn thuốc Tây bởi nhiều lần tiêm và uống thuốc bệnh xương khớp của mình không hề thuyên giảm".

Theo kết quả khảo sát trên 1000 bệnh nhân dùng Trị Cốt Tán thì chỉ sau 5 – 7 ngày đầu, triệu chứng đau nhức, sưng đỏ khớp thuyên giảm đến 70%. Sau khoảng 10 – 20 ngày tiếp, triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp biến mất gần như hoàn toàn, khớp xương phục hồi, vận động linh hoạt. Người bệnh gia cố thêm 1 – 2 liệu trình thuốc giúp xương chắc khỏe, dự phòng bệnh tái phát.

Để đạt được hiệu quả vượt trội trên phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của bài thuốc uống Trị Cốt Tán. Thuốc uống được bào chế dạng thuốc sắc truyền thống, đảm bảo đầy đủ tiêu chí khắt khe sau:

  • Không Corticoid.
  • An toàn cho dạ dày.
  • Hiệu quả nhanh.
  • Thuốc đóng thành từng túi nhỏ, chỉ cần pha với nước ấm là có thể dùng, không mất công đun sắc rất tiện lợi.

Nhờ những ưu điểm vượt trội trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung kể trên mà Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu được hơn 50.000 bệnh nhân tin dùng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh xương khớp dạng thấp và thuốc Trị Cốt Tán người bệnh có thể gọi điện tới số hotline 0961 666 383.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH