Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo Y học hiện đại

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra. Vậy để điều trị viêm khớp dạng thấp có khó không? Theo Y học hiện đại có những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học hiện đại
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học hiện đại

1. Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp trong y học

Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh tự miễn, hiện nay chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để, giúp loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi có triệu chứng của viêm khớp dạng thấp nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm khớp dạng thấp là điều trị tích cực, toàn diện, chiến đấu dài hạn và thường xuyên theo dõi.

Bàn tay bị viêm khớp dạng thấp
Bàn tay bị viêm khớp dạng thấp

Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp, việc lựa chọn phương pháp điều trị phải dựa trên các yếu tố sau:

  • Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng viêm khớp dạng thấp
  • Số lượng khớp bị tổn thương
  • Tốc độ tiến triển của bệnh
  • Kết quả xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp: mức độ viêm, chức năng gan thận của người bệnh.
  • Mức độ tổn thương của khớp khi quan sát trên hình ảnh X-quang

Nhiều bệnh nhân viêm khớp điều trị đúng và tích cực ngay từ giai đoạn đầu của bệnh đã đem lại hiệu quả rõ rệt, có sức khỏe và cuộc sống bình thường. 

2. Điều trị viêm khớp dạng thấp theo Y học hiện đại

Hiện nay, điều trị viêm khớp dạng thấp theo Tây y chủ yếu gồm 2 phương pháp đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp:

2.1. Điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp (sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp), chủ yếu được điều trị bằng 2 loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm NSAIDs: Trong đó được ưu tiên hàng đầu là nhóm ức chế chọn lọc COX-2 như celecoxib, meloxicam… để bệnh nhân có thể sử dụng hàng ngày. Nếu người bệnh không đáp ứng với nhóm này thì có thể chuyển sang nhóm ức chế COX-1. Tác dụng phụ của nhóm này bao gồm: kích ứng đường tiêu hóa, tăng nguy cơ xuất huyết…
  • Thuốc giảm đau, chống viêm corticoid (ví dụ Prednison): Đây là nhóm thuốc được chỉ định trong các đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính hoặc trong khi chờ các thuốc khác. Loại thuốc này chỉ nên dùng ngắn ngày vì gây ra nhiều tác dụng phụ như loãng xương, tiểu đường, loét dạ dày…
Corticoid có tác dụng giảm đau khớp hiệu quả nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ
Corticoid có tác dụng giảm đau khớp hiệu quả nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ

2.2. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống thấp

Các thuốc giảm triệu chứng kể trên chỉ giúp bệnh nhân giảm bớt cơn đau tạm thời, cho nên người bị viêm khớp dạng thấp cần sử dụng thêm các loại thuốc chống thấp. Loại thuốc này có tác dụng can thiệp vào quá trình tiến triển của bệnh, làm chậm hoặc ngừng tiến triển xấu.

Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) truyền thống gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine, sulfasalazine… Các loại thuốc này có tác dụng ổn định bệnh, người bệnh có thể sử dụng lâu dài từ 3-6 tháng. Tuy nhiên thuốc vẫn gây ra tác dụng như ức chế tủy xương, tổn thương gan, nhiễm trùng phổi.

Thuốc DMARDs sinh học: Đây là nhóm DMARDs mới hơn bao gồm: Anti TNF, Anti-IL6 , thuốc ức chế tế bào B, hoặc thuốc ức chế tế bào T. Tùy vào từng trường hợp mà nhóm thuốc này cho các hiệu quả tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, đây là nhóm đạt được nhiều thành công với những ca bệnh khó.

Thông thường các 2 loại thuốc này được sử dụng trong khoảng 3-6 tháng, sau đó sẽ đánh giá hiệu quả và xem xét thay đổi thuốc.

Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

2.3. Điều trị phối hợp

Ngoài phương pháp điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc, người bị bệnh viêm khớp dạng thấp còn được chỉ định thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau:

  • Kết hợp với dụng cụ hỗ trợ: Phương pháp này được áp dụng cho người bệnh gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Liệu pháp này sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đeo nẹp, mang giá đỡ, dùng đế lót giày… Điều này giúp bạn bảo vệ các khớp.
  • Liệu pháp trị liệu bổ sung: Các phương pháp bao gồm massage, châm cứu, bấm huyệt… có tác dụng tăng cường lưu thông  máu đến các khớp, tăng khả năng phục hồi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe hệ xương khớp nói riêng. Việc tránh xa các loại thực phẩm có hại cho xương khớp, giúp ngăn chặn biến chứng xấu của bệnh.

2.4. Phòng ngừa biến chứng và cách điều trị

Do trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng phụ, nên cần can thiệp để hạn chế tác dụng phụ và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn của bệnh.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể gặp thêm các vấn đề sức khỏe sau và cách khắc phục:

  • Loét dạ dày, tá tràng: Uống kết hợp với các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc giảm tiết acid.
  • Thiếu máu: Uống bổ sung acid folic, vitamin B12, sắt.
  • Thiếu chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất: Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh.
  • Loãng xương: Bổ sung canxi và vitamin D thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.

Tùy thuộc vào các vấn đề sức khỏe mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị cụ thể hơn.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi uống thuốc không thể làm chậm quá trình tổn thương khớp. Phẫu thuật giúp sửa chữa các khớp bị hư hỏng, khôi phục khả năng sử dụng khớp đó.

Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi khớp: Phẫu thuật này để loại bỏ lớp lót của khớp bị viêm. Với phương pháp phẫu thuật can thiệp ít xâm lấn này, bác sĩ chỉ cần thông qua một vết cắt nhỏ để thao tác trên khớp bị viêm. Người bệnh không phải nằm viện lâu ngày như phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Phẫu thuật nội soi khớp gối trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Phẫu thuật nội soi khớp gối trong điều trị viêm khớp dạng thấp
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Do khớp bị viêm và tổn thương khiến gân xung quanh khớp bị tổn thương. Bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật để sửa chữa đường gân xung quanh khớp.
  • Phẫu thuật chỉnh trục khớp hay còn được gọi là phẫu thuật nối cầu chì: Phẫu thuật này được khuyến nghị để ổn định hoặc điều chỉnh trục khớp.
  • Thay thế khớp: Một số người sẽ cần thực hiện phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp (khớp háng, khớp vai, khớp gối…). Khi phẫu thuật thay khớp bạn sẽ phải loại bỏ khớp bị tổn thương và thay thế bằng một bộ phận giả.

Nhìn chung khi phải thực hiện phẫu thuật để điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần tốn rất nhiều chi phí. Một số cuộc đại phẫu (thay toàn bộ khớp háng) người bệnh phải nằm viện dài ngày và cần đến vài tháng để tập vật lý trị liệu, giúp phục hồi chức năng.

4. Vật lý trị liệu

Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể áp dụng nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau. Việc trị liệu này thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu.

Các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Nhiệt trị liệu: Cách này sử dụng nhiệt nóng để tăng tuần hoàn, dinh dưỡng đến khớp bị viêm, giúp phục hồi tổn thương khớp. Các phương pháp nhiệt trị liệu được sử dụng bao gồm: tắm và ngâm nóng, chườm nóng tại khớp, dùng sóng ngắn.
  • Phương pháp siêu âm: Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị tại vị trí khớp đau, có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa khớp, đồng thời có thể dùng để tăng dẫn thuốc đến khớp.
  • Sử dụng tia hồng ngoại: Phương pháp chiếu kín toàn bộ khớp đau và vùng lân cận bằng tia hồng ngoại, với liều sinh lý. Mỗi đợt điều trị chiếu khoảng 5-6 lần, mỗi lần cách nhau từ 2-3 ngày.

Trên đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo Y học hiện đại. Đây là bệnh mạn tính, khó điều trị nếu để bệnh càng kéo dài sẽ khiến tổn thương càng nặng, việc điều trị sẽ càng khó khăn.

Nếu bạn đang có câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm khớp dạng thấp, hãy liên hệ ngay hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

 

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH