Khương hoạt - Vị thuốc với công dụng tuyệt vời

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Khương hoạt là một trong những vị thuốc có tác dụng tuyệt vời đối với người bệnh xương khớp, phụ nữ sau sinh,... Tuy nhiên, bạn đọc đã biết về loại thảo dược và những bài thuốc sử dụng nó chưa? Cùng Khỏe Xương Khớp tìm hiểu nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây khương hoạt
Hình ảnh cây khương hoạt

1. Khương hoạt là gì?

Khương Hoạt có tên khoa học là Notopterygium incisum Ting., Apiaceae (họ Hoa Tán). Nó còn được gọi là Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh (theo Trung Quốc Học Đại Tự Điển) hay Tây Khương Hoạt, Xuyên Khương Hoạt (theo Đông Dược Học Thiết Yết).

1.1. Đặc điểm của khương hoạt

Khương hoạt là cây sống lâu năm, cao khoảng 50 - 100cm. Thân cây không phân nhánh, phía dưới có màu hơi tím và toàn cây có mùi thơm đặc trưng.

Lá mọc so le, hình lá kép lông chim với phiến lá chia thùy và xung quanh có mép răng cưa. Mặt trên của lá có màu tím nhạt và mặt dưới lá có màu xanh nhạt tạo thành bẹ ôm lấy thân.

Hoa khương hoạt nhỏ, màu trắng và mọc thành tán
Hoa khương hoạt nhỏ, màu trắng và mọc thành tán

Hoa nhỏ, màu trắng và mọc thành tán kép. Quả hình bế màu nâu, có lưng và hai mép phát triển thành rìa. Rễ có hình trụ tròn hoặc phân nhánh, màu nâu, có vân dẹt và vết cắt của rễ tơ nổi lên như cục bướu.

1.2. Phân bố

Dược liệu này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Nó phân bố tập trung tại các khu vực như Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên. Nó còn phát triển tại Thiểm Tây, Vân Nam, Tân Cương, Tây Tạng,... Hiện nay, loài thực vật này được di thực vào nước ta nhưng chưa phân bố rộng rãi.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Rễ khương hoạt (điều khương) được sử dụng làm vị thuốc
Rễ khương hoạt (điều khương) được sử dụng làm vị thuốc
  • Bộ phận dùng: Phần bên dưới mặt đất bao gồm rễ (điều khương) và thân rễ (tằm khương).
  • Thu hái: Phần rễ và thân rễ nên được thu hoạch vào mùa thu. Chỉ nên chọn những rễ to, đầu cứng và thịt nâu đậm.
  • Sơ chế: Dược liệu sau khi được thu hái về, cắt bỏ các rễ con sau đó sấy hoặc phơi khô để dùng dần. Hoặc có thể tẩm dược liệu với bước cho mềm rồi thành miếng mỏng và đem phơi khô.
  • Bảo quản: Dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh ẩm mốc.

1.4. Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy khương hoạt có chứa một số chất như sau: angelical; 0,38% isoimperatorin; 0,34% cnidii; 1,2% Notoperol;  0,009% Bergapten; 0,012% Demethylfuropinnarin ; 0,088% 5-Hydroxy-8 (3’, 3’-Dimethylallyl)-Psoralen, Bergaptol; 0,04% Nodakenetin; 0,075% Bergaptol-O-b-D-Glucopyranoside; 0,022% 6'-O-Trans-Feruloyl Nodakin.

Ngoài ra, nó cũng chứa một số hợp chất khác như hợp chất phenols, daucosterol, organic acid và alcaloid.

2. Tác dụng của khương hoạt

Khương hoạt là dược liệu có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Sử dụng đúng cách có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh. 

2.1. Theo Y học cổ truyền

Khương họa có tác dụng tán hàn, khu phong, trừ thấp
Khương họa có tác dụng tán hàn, khu phong, trừ thấp

Khương hoạt có vị cay, đắng, tính ấm  và quy vào kinh bàng quang, thận.

Công năng: Tán hàn, khu phong, trừ thấp và chỉ thống.

Chủ trị: Cảm phong hàn, đau nhức do phong thấp, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, tê đau vai, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau lưng, ung nhọt và các vấn đè hậu sản.

2.2. Theo y học hiện đại

Theo một nghiên cứu cho thấy chiết xuất alcol của dược liệu có nồng độ 1/50000 có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao.

Ngoài ra, các hoạt chất tan trong nước có tác dụng chống rối loạn nhịp tim trên thực nghiệm. Dầu bay hơi cũng có tác dụng chống viêm, giảm đau, giải nhiệt và có thể chống lại thiếu máu cơ tim.

Có thể bạn quan tâm: Những điều bạn nên biết về dược liệu tục đoạn

2.3. Cách dùng và liều dùng khương hoạt

Khương hoạt có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột
Khương hoạt có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột

Cách dùng: Vị thuốc khương hoạt có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Liều dùng: Sử dụng 4 - 12 gam.

2.4. Tác dụng phụ của khương hoạt

Khương hoạt là dược liệu thực sự tốt đối với sức khỏe và an toàn nếu bạn sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt và buồn nôn.

3. Bài thuốc chữa bệnh từ khương hoạt

Với nhiều tác dụng tuyệt vời như vậy của khương hoạt, nó được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian và cổ truyền.

3.1. Chữa đau nhức và tê mỏi các khớp xương

  • Dược liệu: Khương hoạt, độc hoạt, tùng tiết mỗi vị với lượng bằng nhau
  • Thực hiện: Đun các dược liệu trên cùng với rượu và ngâm trong vào vài giờ. Sau đó, chia nước thuốc thành nhiều lần và uống khi đói.

3.2. Chữa bệnh phong thấp

Khương hoạt trị phong thấp
Khương hoạt trị phong thấp
  • Dược liệu: Khương hoạt, phòng phong, cảo bản, độc hoạt mỗi vị 8 gam; cam thảo và xuyên khung mỗi vị 4 gam; mạn kinh tử 12 gam.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên cùng với nước và gạn lấy phần nước sắc uống trong ngày. Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày một thang để phát huy tác dụng tốt nhất.

3.3. Trị thấp khớp

  • Dược liệu: Khương hoạt, đương quy và uy linh tiên mỗi vị 12 gam; kê huyết đằng 16 gam; tần giao 20 gam.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên và sử dụng mỗi ngày một thang đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

3.4. Chữa viêm do phong thấp

  • Dược liệu: Khương hoạt, đương quy và uy linh tiên mỗi vị 12 gam; kê huyết đằng 16 gam và tần cửu 20 gam.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên lấy nước uống.

3.5. Trị viêm dây thần kinh quanh khớp vai

Khương hoạt trị viêm dây thần kinh quanh khớp vai
Khương hoạt trị viêm dây thần kinh quanh khớp vai
  • Dược liệu: Khương hoạt, đại táo, phòng phong, đương quy, xích thược mỗi vị 8 gam; hoàng kỳ 12 gam; chích cam thảo, khương hoàng mỗi vị 4 gam và 3 lát gừng tươi.
  • Thực hiện: Đem sắc các dược liệu lấy nước uống.

3.6. Trị đau nhức lưng do thấp nhiệt

  • Dược liệu: Khương hoạt, nhân trần và chích cam thao mỗi vị 15 gam; nhân sâm, thăng ma, thương truật, khổ sâm, cát căn mỗi vị 6 gam; bạch truật 4,5 gam; tri mẫu, hoàng cầm, đương quy, phòng phong, trạch tả và trư linh mỗi vị 9 gam.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu trên tán tán thành bột thô. Mỗi ngày dùng 30 gam bột và sắc với nước để uống.

3.7. Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tham khảo bài thuốc sau để có thể cải thiện được tình trạng bệnh:

  • Dược liệu: Khương hoạt, độc hoạt, đỗ trọng, đương quy, tỳ giải, thiên ma, sinh địa, phụ tử, huyền sâm và ngưu tất. Mỗi vị dùng với lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Đem nghiền sơ các dược liệu trên và tạo thành hoàn tễ. Mỗi lần sử dụng 10 gam để uống.

3.8. Trị đau bụng do phong ở phụ nữ sau sinh

Khương hoạt chữa đau bụng do phong ở phụ nữ sau sinh
Khương hoạt chữa đau bụng do phong ở phụ nữ sau sinh
  • Dược liệu: Khương hoạt 12 gam và ngưu bồn tử 8 gam.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu trên sắc với nước. Sau đó, thêm một chút phèn chua vào rồi uống hết.

3.9. Chữa cảm mạo và phát sốt

  • Dược liệu: Khương hoạt 20 gam; bồ công anh và bản lam mỗi vị 200 gam.
  • Thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng với nước và gạn lấy phần nước thuốc dùng trong ngày.

3.10. Trị nói ngọng, chân tay co quắp

  • Dược liệu: Khương hoạt 200 gam.
  • Thực hiện: Nghiền dược liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 8 - 12 gam bột uống rượu sẽ rất tốt.

4. Một số lưu ý khi sử dụng cây khương hoạt để đạt tác dụng tốt nhất

Lưu ý khi sử dụng khương hoạt
Lưu ý khi sử dụng khương hoạt

Để sử dụng vị thuốc khương hoạt tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không sử dụng cho người bệnh đau đầu và cơ thể do huyết hư, bệnh phong hàn.
  • Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Cần phân biệt vị thuốc trên với độc hoạt (cũng có tác dụng trừ thấp). Hai dược liệu này được phối hợp để điều trị các chứng do phong thấp.

Trên đây là những thông tin về dược liệu khương hoạt mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn và gia đình, đặc biệt người bệnh xương khớp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH