Tất tật kiến thức về lá húng chanh mà bạn nên biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Lá húng chanh được coi là một trong những thảo dược được nhiều người sử dụng trong đời sống thường ngày. Vậy loại thảo dược này có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh lá húng chanh
Hình ảnh lá húng chanh

1. Lá húng chanh là gì? 

Cây húng chanh có tên khoa học là Plectranthus amboinicus., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây húng chanh còn được gọi với tên gọi khác như rau thơm lùn, tần dày lá, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô.

1.1. Đặc điểm của lá húng chanh 

Đặc điểm cây húng chanh
Đặc điểm cây húng chanh

Cây húng chanh là loại cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao trung bình khoảng từ 20 - 50cm. Cây thuộc loại cây mọng nước, trên thân thường có lông ngắn bao quanh khi còn non và trở nên nhẵn hơn khi cây già.

Lá húng chanh có hình tim, mọc đối, lá cứng, giòn và gân lá nổi rõ. Mép lá có răng cưa to nhưng không nhọn. Trên bề mặt lá có lớp lông phủ kín tương tự như thân.

Hoa cây húng chanh có màu tím, mọc thành từng bông nhỏ ở phía đầu cành hoặc ở ngọn thân và được chia thành 4 tiểu nhị. Quả của cây rất nhỏ, tròn, có màu nâu và chứa một hạt bên trong.

Toàn thân húng chanh có mùi thơm giống như mùi chanh và có kèm theo chút vị chua nên được gọi là cây húng chanh.

Xem thêm:

1.2. Phân bố 

Theo nhiều tài liệu cho thấy, húng chanh có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Phi, Nam Phi, Tanzania và phí bắc Kenya. Hiện nay, nó được phân bố tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới.

Tại Việt Nam, loài cây này được trồng nhiều trên cả nước ở các khu vườn. Nó thường được trồng với mục đích làm rau ăn trong các bữa ăn hàng ngày.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản 

Cây húng chanh sử dụng lá để hỗ trợ điều trị bệnh
Cây húng chanh sử dụng lá để hỗ trợ điều trị bệnh
  • Bộ phận dùng: Thông thường, các nhà dược liệu sử dụng lá để làm thuốc.
  • Thu hái: Cây húng chanh thường được thu hoạch sau một tháng trồng. Sau khi thu hái chỉ cần chăm sóc đầy đủ có thể thu hoạch lá quanh năm.
  • Sơ chế: Lá sau khi thu hoạch cần đem rửa sạch, để ráo. Dùng tươi hoặc phơi khô.
  • Bảo quản: Đối với lá húng chanh tươi cần được bảo quản trong túi đựng kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

1.4. Thành phần hóa học 

Trong cây húng chanh có chứa một số chất cực kỳ có lợi cho sức khỏe bao gồm các loại vitamin A, B, C, omega-6. Nó còn chứa hoạt chất màu đỏ gọi là colein và tinh dầu.

Trong lá cây cũng chứa một lượng nhỏ tinh dầu là các hợp chất phenolic và codeine. Loại tinh dầu này có đặc tính sát khuẩn gây ức chế sự phát triển của các vi khuẩn.

Có thể bạn quan tâm cây thuốc dùng cho người bệnh xương khớp: Cây chùm ngây có tác dụng gì đối với sức khỏe?

2. Tác dụng của lá húng chanh 

Tác dụng của lá húng chanh được Y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh:

2.1. Theo Y học cổ truyền 

Lá húng chanh trị bệnh gì?
Lá húng chanh trị bệnh gì?

Theo Đông y, lá húng chanh có tính ấm, vị cây, mùi thơm, không độc. Nó có tác dụng phát tán phong sát, sát khuẩn, tiêu đờm và làm ra mồ hôi nên thường được sử dụng để giải cảm, trị cảm cúm, viêm họng, ho do viêm họng, sốt không ra mồ hôi.

2.2. Theo y học hiện đại 

Cây húng chanh cũng được y học hiện đại quan tâm bởi công dụng của nó đem lại. Qua các nghiên cứu cho thấy nó có một số tác dụng như sau:

  • Chữa ho, giảm viêm họng cho bà bầu và trẻ nhỏ
  • Giảm sốt
  • Chữa hôi miệng
  • Giảm viêm khớp
  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Giảm đau bụng kinh 
  • Giảm hội chứng ruột kích thích
  • Giảm lo âu và căng thẳng
  • Cải thiện làn da
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư

2.3. Cách dùng và liều dùng lá húng chanh 

Cách sử dụng lá húng chanh
Cách sử dụng lá húng chanh

Lá húng chanh có thể dùng dưới dạng thuốc đắp, thuốc xông, sắc lấy nước uống hoặc chế biến thành các món ăn.

Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà liều dùng dược liệu này cũng khác nhau. Theo khuyến cáo, húng chanh nên được sử dụng với liều tối thiểu từ 10 - 16 gam/ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh từ lá húng chanh 

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng lá húng chanh làm vị thuốc:

  • Trị hen suyễn: Sắc 12 gam lá húng chanh và 10 gam lá tía tô lấy nước uống. Trong khi dùng bài thuốc này, người bệnh nên kiêng các thức ăn chiên xào, thức uống lạnh và hải sản.
  • Trị cảm cúm: Giã 15 - 20 gam lá húng chanh và cắt lấy nước uống hoặc có thể thêm hành, gừng (12 gam) để nấu uống hoặc xông ra mồ hôi.
  • Trị ho: Dùng lá húng chanh tươi, ngậm rồi nuốt phần nước và bỏ bã.
  • Trị ho cho trẻ em: Hấp lá húng chanh, lá hẹ và mật ong giúp trẻ đỡ ho và rất sạch miệng.
Lá húng chanh trị ho
Lá húng chanh trị ho
  • Trị viêm họng, khản tiếng: Dùng 20 gam húng chanh và hấp cách thủy cùng với 20 gam đường phèn. Lọc lấy phần nước và uống từ từ. Người bệnh nên dùng mỗi ngày một lần và dùng trong 3 - 5 ngày.
  • Trị sốt không ra mồ hôi: Sắc 20 gam lá húng chanh, 15 gam cam thảo đất, 5 gam gừng và 15 gam tía tô, sau đó lọc lấy phần nước uống. Dùng nước sắc trong ngày.
  • Chữa hôi miệng: Dùng lá hung chanh phơi khô, sắc lấy nước và ngậm 5 - 7 lần/ngày.
  • Trị rắn cắn: Giã nát 20 gam lá húng chanh tươi và đắp lên vùng bị tổn thương.
  • Chữa dị ứng da: Sắc 15 gam lá húng chanh phơi khô cùng với 2 bát nước đến khi cạn còn khoảng 1 bát thì gạn lấy phần nước uống. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng lá húng giã nát để đắp lên vùng da bị dị ứng.
  • Trị ho có đờm: Sử dụng 15 gam lá húng chanh tươi và hấp cách thủy cùng với mật ong. Sử dụng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày.
  • Chữa đau bụng: Giã lá húng cùng với một ít muối hạt và vắt lấy phần nước uống.
  • Chữa chảy máu cam: Sử dụng bài thuốc uống kết hợp với lá húng vò nát nhét vào mũi mỗi khi chảy máu cam. Bài thuốc sắc bao gồm 20 gam lá húng chanh, 10 gam hoa hòe sao đen, 15 gam lá trắc bá sao đen và 15 gam cam thảo đất.

4. Món ăn chế biến từ lá húng chanh

Trong nền ẩm thực Việt Nam, húng chanh được coi như một loại rau và sử dụng phổ biến trong các bữa cơm hàng ngày. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ lá húng chanh:

4.1. Thịt bò xào lá húng chanh

Nguyên liệu gồm có: Lá húng chanh, dầu ăn, thịt bò thái mỏng, gia vị.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Thịt bò ướp với một chút bột nêm, tỏi và dầu ăn. Lá húng chanh rửa sạch, để ráo và thái nhỏ tùy thích.
  • Bước 2: Đun nóng dầu trên chảo và phi thơm tỏi. Sau đó thêm thịt bò vào đảo đều.
  • Bước 3: Khi thịt bò chín tới thì thêm lá húng chanh vào đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn, rồi tắt bếp.
Chế biến lá húng chanh tốt cho sức khỏe
Chế biến lá húng chanh tốt cho sức khỏe

4.2. Cháo lá húng chanh

Nguyên liệu gồm có: thịt bò thái mỏng, gạo dẻo, lá húng chanh và gia vị.

Cách chế biến như sau: 

  • Bước 1: Ướp thịt bò với tiêu, hạt nêm trong khoảng 10 phút để thấm đều gia vị, sau đó đem xào cho thịt săn lại.
  • Bước 2: Lá húng chanh rửa sạch và cắt nhỏ sao cho vừa ăn. Hành thái nhỏ và gừng thái sợi.
  • Bước 3: Vo sạch gạo và nấu cháo thật nhuyễn rồi cho thịt đã nấu chín vào, nêm nếm sao cho vừa ăn. 
  • Bước 4: Khi cháo sôi lại lần nữa thì thêm lá húng chanh vào đảo đều. Cho cháo ra tô và thêm vài lát gừng để thưởng thức.

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây lá húng chanh để đạt tác dụng tốt nhất 

Lưu ý khi sử dụng lá húng chanh
Lưu ý khi sử dụng lá húng chanh

Mặc dù lá húng chanh có thể mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cây có chứa nhiều lông nhỏ dễ gây kích ứng nên cần thận trọng khi sử dụng cho những người có làn da nhạy cảm.
  • Không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì sau khi dùng lá húng chanh từ 15 - 20 phút để cơ thể hấp thu được các hoạt chất một cách tốt nhất.
  • Những bài thuốc từ thảo dược này chỉ phù hợp đối với những tình trạng bệnh trong giai đoạn nhẹ. Hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Do đó, khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả sử dụng thảo dược này.

Trên đây là bài chia về về lá húng chanh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn và gia đình. Thảo dược này mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời những khi sử dụng nó, bạn nên kết hợp với các sản phẩm khác có tác dụng điều trị mạnh hơn. 

Chẳng hạn như người bệnh viêm xương khớp, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên, chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện khoa học để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Nếu bạn đang gặp tình trạng về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 4 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH