Những điều bạn nên biết khi sử dụng cây ké đầu ngựa

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Ké đầu ngựa là thảo dược mọc dại mà bạn có thể gặp bất kỳ tại khá nhiều nơi trên đất nước ta. Theo Đông Y và y học hiện đại cho rằng đây là một loại thảo dược đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Vậy công dụng của ké đầu ngựa và bài thuốc sử dụng ké đầu ngựa như thế nào? Cùng tìm hiểm về loại cây này nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh ké đầu ngựa
Hình ảnh ké đầu ngựa

1. Ké đầu ngựa là gì?

Ké đầu ngựa có tên khoa học là Xanthium strumarium., Asteraceae (họ Cúc). Ở Trung Quốc, ké đầu ngựa được gọi là thương nhĩ tử. Dược liệu này được gọi là cây phắc ma hoặc xương nhĩ. 

1.1. Đặc điểm của ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa là cây thân cỏ, nhỏ, chiều cao khoảng 50 - 120cm. Trên thân có nhiều cành với rãnh nhỏ và có một lớp gai ngắn bao phủ, đôi khi điểm những chấm màu nâu tím.

Lá ké đầu ngựa thuộc lá đơn, mọc so le, hình giống như tam giác, mép có răng cưa không đều như gai nhỏ. Cả hai mặt của lá đều phủ lông cứng và ngắn.

Hoa ké đầu ngựa mọc thành từng chùm từ nách lá hoặc đầu cành nhỏ. Hoa của dược liệu này gồm có hai loại gồm hoa lưỡng tính và hoa cái. Hoa lưỡng tính chứa 5 thùy, cấu tạo như hình ống nhỏ còn bông cái không có tràng và mào lông.

Quả giả hình trứng được bao phủ bởi gai nhọn, dài khoảng 12 - 15mm. Do cụm hoa mọc thành chùm nên quả của chúng cũng tạo thành cụm. Mùa quả thường diễn ra từ tháng 5 - tháng 8.

1.2. Phân bố

Cây ké đầu ngựa xuất hiện tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,... Cụ thể, tại nước ta cây thường được tìm thấy ở các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Sơn La, Quảng Ninh hay Lào Cai.

Do chúng là những cây ưa sáng và ưa ẩm nên thường mọc tập trung thành cụm lớn tại bãi trồng, ven đường hoặc khu đất trống.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Hình ảnh hoa và quả ké đầu ngựa
Hình ảnh hoa và quả ké đầu ngựa
  • Bộ phận dùng: phần quả và thân cây thường được dùng trong các bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Thu hái: Cây thường được trồng vào đầu năm âm lịch và thu hoạch quả sau khoảng 4 - 5 tháng gieo trồng. Tuy nhiên, do quả không chín tập trung nên thời gian thu hoạch thường kéo dài đến tháng 9.
  • Sơ chế: Do quả có nhiều gai nên người ta thường thu hoạch cả cây và đem phơi khô dưới nắng  3 - 4 ngày hoặc sấy ở nhiệt độ 50 độ C rồi lấy quả.
  • Bảo quản: Quả và thân được bảo quản trong bao bì kín và bảo quản ở nơi thoáng mát. tránh ẩm mốc.

1.4. Thành phần hóa học

Toàn cây chứa iod với hàm lượng khá cao (1 gam lá hoặc thân chứa 200mcg và 1 gam quả chứa 220 - 230 mcg). Trong quả còn chứa alcaloid, sesquiterpen lacton như xanthinin, xanthumin, xanthatin, xanthol, isoxanthol.

Quả non có chứa nhiều vitamin C và các hợp chất khác như glucose, fructose, sucrose, acid hữu cơ, kali nitrat, beta-sitosterol,... Ngoài ra, hạt ké còn chứa lượng dầu béo với tỷ lệ khá cao và một số chất gây độc cho gia súc như hydroquinone, cholin,...

Có thể nói, nhờ thành phần hóa học phong phú với nhiều dược tính quý giá, ké đầu ngựa có thể là thảo dược được sử dụng có hiệu quả cho một số tình trạng bệnh.

2. Quả ké đầu ngựa có tác dụng gì?

Có thể bạn đã bắt gặp thảo dược này tại đâu đó như ven đường, vùng đất trồng hoặc có nghe nói về loại thảo dược này nhưng tác dụng của ké đầu ngựa thì không phải là điều mà ai cũng biết.

Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu, nó được sử dụng để trị bệnh từ nhiều đời này và được y học hiện đại đề cập cập đến một số lợi ích của loại cây này.

2.1. Tác dụng của ké đầu ngựa theo Y học cổ truyền

Ké đầu ngựa có vị đắng và tính ấm
Ké đầu ngựa có vị đắng và tính ấm

Theo các tài liệu của Đông y ghi chép là: Ké đầu ngựa có vị đắng, tính ấm, thường quy vào kinh phế. Thuốc này có chứa độc tố nên người sử dụng cần thận trọng khi dùng.

Nó thường được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh như sau:

  • Nổi mề đay, bệnh hắc lào, nổi mẩn đỏ và ngứa, mụn nhọn,...
  • Viêm xoang, đau họng, ho và sổ mũi kéo dài
  • Đau nhức xương khớp và thấp khớp
  • Hỗ trợ điều trị chứng tay chân co rút
  • Loại trừ độc tố do nhiễm phong hàn, tê thấp, phù thũng
  • Phòng và hỗ trợ điều trị bướu cổ
  • Sát trùng và chữa đau răng
  • Điều trị bệnh tiết niệu
  • Cân bằng đường huyết và giữ vóc dáng cân đối
  • Điều trị bệnh ngoài da như nấm tóc, hắc lào
Có thể bạn quan tâm: Tất tật kiến thức về lá húng chanh mà bạn nên biết

2.2. Công dụng của ké đầu ngựa theo y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của dược liệu ké đầu ngựa cho thấy nó có thể giảm cường độ co bóp của tim, giảm thân nhiệt và lợi tiểu. Tác dụng chống dị ứng của dược liệu này là do tác dụng kháng histamin. Hoạt tính chống viêm nhờ β-sitosterol-β-D-glucoside.

Tại một số nước trên thế giới ở châu Mỹ, châu Âu, Lào, Campuchia và Malaysia sử dụng ké đầu ngựa với tác dụng ra mồ hôi, làm mềm da, lợi tiểu, an thần, sốt rét, khí hư và bệnh đường tiết niệu.

2.3. Cách dùng và liều dùng ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa thường được sử dụng 6 - 10 gam quả hoặc 10 -16 gam lá mỗi ngày và được dùng dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên.

Cách chế biến ké đầu ngựa như sau:

Cao thượng nhĩ: Nấu toàn bộ cây với nước và lọc lấy phần nước rồi cô thành cao mềm. Dùng 6 - 8 gam/ngày bằng cách hòa với nước ấm. Thời gian sử dụng khoảng 1 - 2 tháng.

Thương nhĩ hoàn: Tiền hành tương tự như cao thượng nhĩ đến khi thu được cao mềm. Sau đó, thêm lượng bột vừa đủ, trộn đều và vo thành viên. Dùng 16 - 20 gam/lần x 3 lần/ngày và uống trước bữa ăn.

3. Bài thuốc chữa bệnh từ ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa trị bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Bài thuốc chữa bệnh phong thấp

Ké đầu ngựa trị phong thấp
Ké đầu ngựa trị phong thấp

Dược liệu: 12 gam ké đầu ngựa, bạch chỉ và kinh giới mỗi vị 8 gam, xuyên khung và thiên niên kiện mỗi vị 6 gam.

Cách tiến hành: Sắc các dược liệu trên với 800ml nước. Nước sắc được chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Dùng kiên trì sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Đừng chủ quan nếu bạn không điều trị phong thấp kịp thời!

3.2. Chữa đau nhức xương khớp 

Dược liệu: 12 gam ké đầu ngựa, ngải cứu, cỏ xước, 28 gam cỏ hy thiêm, 16 gam cây cỏ mực và 20 gam thổ phục linh.

Cách tiến hành: Đem tất cả các dược liệu trên rửa sạch, để ráo rồi sao cho thơm. Dùng các dược liệu trên sắc với nước rồi cô lại thành cao mềm. Khi sử dụng có thể pha với nước ấm để hòa tan cao.

3.3. Bài thuốc chữa bệnh viêm khớp

Dược liệu: ké đầu ngựa, cành dâu, tỳ giải, thổ phục linh, cà gai leo mỗi vị 12 gam, hy thiêm và ngưu tất mỗi vị 16 gam, lá lốt 10 gam.

Cách tiến hành: Sắc các dược liệu trên cùng với một lít nước. Nước sắc được sử dụng trong ngày, mỗi ngày một thang.

Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp và những điều bạn cần biết

3.4. Bài thuốc chữa mề đay

Ké đầu ngựa trị mề đay
Ké đầu ngựa trị mề đay

Bài thuốc 1:

  • Dược liệu: 15 gam ké đầu ngựa, 30 gam sinh địa và 12 gam cỏ bạc hà.
  • Cách tiến hành: Đem sắc dược liệu và ké đầu ngựa với 800ml nước khoảng một giờ thì tắt lửa và bỏ cỏ bạc hà vào đợi một phút. Sử dụng nước sắc này trong nhiều ngày sẽ cải thiện được tình trạng mề đay.

Bài thuốc 2: 

  • Dược liệu: 10 gam thân cây ké đầu ngựa, cỏ bạc hà và bạch tô mỗi vị 15 gam.
  • Cách tiến hành: Rửa sạch các dược liệu trên, đun sôi với nước cô đặc, sau đó thêm gạo vào nấu cháo. Bài thuốc này chỉ nên sử dụng trong ngày.

3.5. Bài thuốc trị viêm xoang và sổ mũi

Bài thuốc 1: Sắc 12 gam ké đầu ngựa, 8 gam bạch chỉ, thiên niên kiện và xuyên khung mỗi vị 6 gam cùng với ba bát nước đến khi còn một bát nước thì tắt bếp và sử dụng nước sắc cô đặc để uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Sắc 20 gam ké đầu ngựa, 30 gam hoàng kỳ, 10 gam địa tô cùng, 6 gam bạch chỉ và 4 gam tế tân để lấy nước. Sau đó đem nước sắc nấu cùng 60 gam gạo tẻ và đường trắng để làm cháo ăn trong ngày.

3.6. Bài thuốc chữa bướu cổ

Quả và thân cây ké đầu ngựa phơi khô rồi tán thành bột. Ngày sử dụng 4 - 5 gam bằng cách dùng lượng bột này đun với nước sôi trong khoảng 15 phút.

3.7. Ké đầu ngựa trị sỏi thận

Ké đầu ngựa trị sỏi thận
Ké đầu ngựa trị sỏi thận

Bài thuốc 1: Sắc 20 gam ké đầu ngựa, 20 gam lá lốt, 40 gam vòi voi và 10 gam ngưu tất với nước và dùng nước sắc trong ngày.

Bài thuốc 2: Sử dụng 12 gam ké đầu ngựa, 12 gam ngải cứu, 16 gam cỏ nhọ nồi, 20 gam thổ phục linh, 30 gam hy thiêm và 40 gam rễ cỏ xước. Đem sao vàng các dược liệu rồi sắc lấy nước uống.

3.8. Bài thuốc trị bệnh viêm đường tiết niệu

Dược liệu: ké đầu ngựa và hoa kim ngân mỗi vị 15 gam, cây bòng bong 20 gam, cây mã đề 20 gam.

Cách tiến hành: Đun các dược liệu trên với 1,5 lít nước đến khi cạn còn khoảng 800ml thì tắt bếp. Nước sắc được chia thành 3 lần và dùng trong ngày. Người bệnh sử dụng bài thuốc trên trong thời gian 1 tuần sẽ cải thiện được tình trạng bệnh.

4. Một số lưu ý khi sử dụng cây ké đầu ngựa để đạt tác dụng tốt nhất

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng ké đầu ngựa
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng ké đầu ngựa

Mặc dù ké đầu ngựa đem lại nhiều tác dụng cho cơ thể, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

  • Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại dược liệu này
  • Không sử dụng quả ké đầu ngựa đã mọc mầm bởi nó có chứa độc tính và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Người bị bệnh nhức đầu do lưu thông máu không nên sử dụng vị thuốc này, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Các bài thuốc trên có thể phát huy tác dụng tùy theo thể trạng mỗi người, do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng để tác dụng của vị thuốc ké đầu ngựa để phát huy tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về dược liệu ké đầu ngựa mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những bài chia sẻ ngày hữu ích đối với bạn và gia đình, đặc biệt người bệnh xương khớp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH