Bệnh phong thấp là một bệnh lý xương khớp mạn tính, khó điều trị, người bệnh dường như phải tập sống chung với căn bệnh này. Một chế độ ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh xa các chất có hại sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi, bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì để nhanh khỏi?
1. Khái quát về bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp là một bệnh lý xương khớp mạn tính và phổ biến, thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp là do tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ, gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp.
Bệnh phong thấp không lây truyền, nhưng nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn hoặc ảnh hưởng xấu đến sức lao động. Ngoài ra, bệnh phong thấp còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như: tim, mạch máu, da, mắt và hệ thần kinh.
Do vậy, bệnh cần được phát hiện, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh thường khởi phát từ 30 đến 50 tuổi, trong đó phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới.
2. Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh phong thấp
Do bệnh phong thấp là bệnh mạn tính và quá trình điều trị rất phức tạp, nên đây là một căn bệnh rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và kiêng cữ hợp lý sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh để lại.
Ngược lại, khi người bệnh chỉ ăn theo sở thích, thói quen mà không có chế độ kiêng khem sẽ khiến bệnh phong thấp chuyển biến xấu và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Vì thế chế độ ăn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định khả năng hồi phục bệnh. Vậy, người bệnh phong thấp nên kiêng ăn gì?
3. Người bệnh phong thấp kiêng ăn gì?
Để bệnh phong thấp được cải thiện, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
3.1. Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ
Đây là câu trả lời đầu tiên của câu hỏi bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các chất béo bão hòa có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể nói chung và bệnh phong thấp nói riêng.
Các loại thức ăn được chiên rán với nhiều giàu mỡ sẽ kích thích phản ứng viêm tại khớp, làm người bệnh cảm nhận cơn đau khớp tăng lên rõ rệt.
Vì thế người bệnh cần hạn chế các món ăn quá nhiều dầu mỡ và tránh chế biến món ăn bằng phương pháp chiên, xào, rán.
3.2. Thực phẩm chứa nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường bao gồm bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… những loại thực phẩm này có hàm lượng đường rất cao, nhưng giá trị dinh dưỡng lại thấp. Khi đưa vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn chuyển hóa đường tại các khớp bị viêm, giúp chúng sinh sôi và phát triển, gây ra phản ứng làm khớp nóng, đau.
Các sản phẩm sinh ra trong quá trình chuyển hóa của vi khuẩn là nguyên nhân làm đau mỏi khớp và cơ bắp trong cơ thể.
Vì thế, cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày là một điều vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân phong thấp.
3.3. Thực phẩm giàu purin
Thực phẩm giàu purin hay các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt dê, nội tạng động vật… đây là loại thịt chứa nhiều purin, chất béo bão hòa và cholesterol.
Nhóm thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ làm tăng phản ứng viêm, khiến cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, purin trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric, chất này nếu không được đào thải qua thận sẽ làm tăng nguy cơ mắc thêm cả bệnh gout.
Bên cạnh đó, trong thành phần nội tạng động vật (gan, tim, phổi, tiết….) có nhiều photpho, chất này sẽ cản trở quá trình hấp thu canxi vào cơ thể.
3.4. Các chất kích thích
Đây là một câu trả lời khác cho câu hỏi “bị bệnh phong thấp kiêng ăn gì?”. Các chất kích thích mà bạn cần tránh bao gồm: bia, rượu, cà phê, thuốc lá…. Sở dĩ như vậy là vì trong thành phần của rượu bia có nhiều purin, mà khi vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóa thành acid uric, dễ lắng đọng tại các khớp.
Bên cạnh đó, sử dụng rượu bia, chất kích thích sẽ khiến cơ thể giảm hiệu quả và tăng tác dụng phụ của thuốc điều trị, giảm sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể.
3.5. Muối
Trong điều trị bệnh phong thấp, người bệnh cần dùng thuốc corticoid, là loại thuốc có khả năng giữ muối trong cơ thể. Nếu người mắc bệnh phong thấp ăn nhiều muối trong bữa ăn có thể tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và các hậu quả do bệnh tăng huyết áp để lại.
Bên cạnh đó, muối có quá nhiều trong cơ thể cũng làm bệnh viêm khớp trở lên nghiêm trọng hơn.
Lượng muối tối đa mà một bệnh nhân phong thấp nên ăn trong một ngày là 5g.
3.6. Thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn nhanh, chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội, gà rán, khoai tây chiên…) là các loại thực phẩm chứa đầy đủ những thành phần mà một bệnh nhân viêm phong thấp cần tránh như: muối, dầu mỡ, đường, chất bảo quản…
Ngoài ra, khi ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, bạn không thể kiểm soát được lượng thức ăn, gia vị mà cơ thể được phép ăn.
Vì thế, đây chính là loại thức ăn mà người bị bệnh phong thấp cần tuyệt đối tránh xa.
Trên đây là tổng hợp các loại thực phẩm mà người bị bệnh phong thấp cần tránh, giúp tình trạng bệnh được cải thiện và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Hãy liên hệ ngay với chúng thôi theo hotline 0961 666 383 để được tư vấn bởi chuyên gia về tình trạng bệnh của bạn và có biện pháp điều trị hợp lý.