Cây chùm ngây có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Cây chùm ngây là loại rau được sử dụng làm thuốc có tác dụng tốt đối với sức khỏe của da, máu và xương nhưng rất ít người biết về nó cũng như cách sử dụng sao cho tốt nhất. Vậy cây chùm ngây có tác dụng gì? Cây chùm ngây chữa bệnh gì? Hãy cùng Khỏe Xương khớp tìm hiểu về nó nhé!!

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh cây chùm ngây
Hình ảnh cây chùm ngây

1. Cây chùm ngây là gì?

Chùm ngây tiếng anh là Drumstick tree, Horseradish hoặc Bel-oil tree. Nó có tên khoa học là Moringa Oleifera và được biết đến với tên gọi khác như cây cải ngựa, rau chùm ngây, ba đậu dại, bồn bồn, cây dùi trống, cây dầu bel.

1.1. Đặc điểm của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là một loại thảo dược cao khoảng 5 - 10m. Thân cây có màu trắng, vỏ hơi dày, trên thân xuất hiện các khía rãnh. Thân non có lông. Khi khía vào thân cây sẽ xuất hiện chất nhầy màu trắng và nó chuyển sang màu đen hoặc nâu đỏ khi để ngoài không khí.

Lá cây dạng kép, mọc đối xứng, dài khoảng 30 - 60cm. Cụm hoa màu trắng, mọc thành cụm ở kẽ lá, nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.

Quả chùm ngây có màu nâu, hình thiết diện tam giác, dài từ 30 - 50cm, đường kính từ 1,5 - 2,5cm, mọc thõng xuống.

Tìm hiểu về cây chùm ngây
Tìm hiểu về cây chùm ngây

1.2. Phân bố

Cây chùm ngây có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan. Sau này chùm ngây được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới như Trung Mỹ, Nam Phi, Đông Nam Á,...

Hiện nay ở nước ta, chùm ngây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Ninh Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phan Thiết và Kiên Giang.

1.3. Bộ phận dùng và thu hái

Bộ phận dùng: rễ cây, vỏ thân cây, quả, lá non, hoa, hạt và các nhánh non

Thu hái: Hoa chùm ngây được thu hái từ tháng 4 đến tháng 6. Quả chùm ngây được thu hái từ tháng 7 đến tháng 9. Lá cây có thể thu hoạch quanh năm.

1.4. Thành phần hóa học

Cây chùm ngây chứa nhiều dưỡng chất
Cây chùm ngây chứa nhiều dưỡng chất

Cây chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, acid amin và các chất chống oxy hóa. Giá trị dinh dưỡng của cây còn được so sánh với các thực phẩm khác như:

  • Protein gấp 2 lần sữa chua
  • Vitamin C gấp 7 lần cam
  • Vitamin A gấp 4 lần cà rốt
  • Vitamin E gấp 3 lần hạnh nhân
  • Canxi nhiều gấp 4 lần sữa
  • Kali gấp 3 lần chuối

Ngoài ra, trong mỗi bộ phận của cây cũng chứa các thành phần hóa học khác nhau như:

  • Vỏ cây: chất gôm, benzylamin và alpha-sitosterol
  • Rễ cây: Glucosinolate
  • Lá cây: Flavonoid, phenolic, chất gôm và 2 alcaloid bao gồm moringinin và moringi.
  • Hoa: Polysaccharide
  • Hạt: Glucosinolate và peptid
  • Toàn thân: Pterygospermin
Có thể bạn quan tâm cây thuốc chữa bệnh xương khớp: Cây cẩu tích - Tác dụng, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

2. Tác dụng của Cây chùm ngây

Tác dụng của cây chùm ngây được y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh như sau:

2.1. Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, mỗi bộ phận cây chùm ngây đều có tính vị và tác dụng khác nhau dùng để điều trị tình trạng thiếu máu, viêm khớp, đau khớp (thấp khớp), hen suyễn, hỗ trợ điều trị ung thư, táo bón, bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa, kích thích và gây kích dục.

2.2. Theo y học hiện đại

Cây chùm ngây tốt cho xương khớp
Cây chùm ngây tốt cho xương khớp

Một số tác dụng có lợi của chùm ngây đối với sức khỏe như sau:

  • Ngăn ngừa loãng xương: Lá chùm ngây chứa canxi, magie dồi dào. Đây là những khoáng chất có lợi đối với xương khớp.
  • Ngăn ngừa ung thư: Cây chùm ngây rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và các hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của gốc tự do. Nó cũng chứa niazimicin có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
  • Bảo vệ gan: Chùm ngây chứa hoạt chất silymarin có tác dụng làm tăng chức năng men gan giúp bảo vệ gan khỏi các tổn thương do tiêu thụ nhiều chất béo.
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Niazimicin và isothiocyanate có thể làm hạn chế tình trạng dày động mạch và làm giảm huyết áp.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Các chất chống oxy hóa có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ngăn ngừa tổn thương tim.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Chùm ngây có chứa hàm lượng cao kẽm, vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh.
  • Điều trị táo bón: Với hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan cao giúp thúc đẩy nhu động ruột, từ đó hạn giảm được tình trạng táo bón.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng sắt trong chùm ngây cao hơn so với lượng sắt trong thịt bò và các loại thịt khác. Do đó, việc ăn loại rau này rất hữu ích cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Nhờ tác dụng lợi tiểu giúp nó trở thành thực phẩm tuyệt vời trong phòng ngừa bệnh sỏi thận.
  • Nuôi dưỡng tóc và da khỏe mạnh: Dầu từ hạt chùm ngây giúp chống lại các gốc tự do, giữ tóc luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da khỏi các vấn đề về lão hóa.
  • Giảm viêm: Tác dụng giảm viêm của chùm ngây là do nó có chứa isothiocyanates trong lá, vỏ và hạt giúp chống viêm hiệu quả để hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương.
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ: Lá chùm ngây chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, các chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể.
  • Giảm cân: Hoạt chất isothiocyanate có trong rau có thể ngăn chawnhj cơ thể hấp thu chất béo, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Chùm ngây có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nhờ nó có chứa hợp chất thực vật isothiocyanates. Do đó nó được biết đến như một loại thảo dược rất tốt đối với những người bệnh tiểu đường.

2.3. Cách dùng và liều dùng cây chùm ngây

Trà cây chùm ngây
Trà cây chùm ngây

Thông thường, cây chùm ngây thường được sử dụng dưới dạng chế biến món ăn hoặc có thể làm thành sinh tố để uống. Ngoài ra nó còn được chế biến dưới dạng như trà chùm ngây, bột chùm ngây hay cồm chùm ngây.

Liều dùng của chùm ngây đối với từng người là khác nhau. Nó có thể dựa vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác. Tuy nhiên, để hạn chế tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để tìm ra liều dùng phù hợp.

2.4. Tác dụng phụ của cây chùm ngây

Cây chùm ngây có nhiều tác dụng đối với cơ thể nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nhiều bộ phận của cây có thể gây tiêu chảy nhẹ, tê liệu nếu sử dụng quá nhiều.

Ngoài ra, theo một số nguồn thông tin cho biết, cây chùm ngây có thể làm tổn thương gan và thận. Nó cũng là một thực phẩm không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai bởi nó có chứa chất alpha-sitosterol có thể làm co bóp tử cung gây sảy thai.

3. Bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm ngây

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây chùm ngây:

3.1. Trị nám da mặt và làm đẹp da

Dùng 20 gam lá chùm ngây xay nhuyễn và trộn với tinh dầu chùm ngây. Sau đó, đắp lên mặt khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Bạn nên thực hiện mỗi tuần đắp 2 - 3 lần và sau 2 tuần bạn sẽ thấy làn da được cải thiện rất nhiều.

Lợi ích của cây chùm ngây
Lợi ích của cây chùm ngây

3.2. Tăng cường sinh lực

Dùng 100 gam rễ chùm ngây, rửa sạch và nấu cùng 1,5 lít nước. Đun trên bếp lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 1 lít nước thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần và sử dụng hết trong ngày.

3.3. Ổn định huyết áp và bảo vệ gan

Dùng 150 gam lá cây non, rửa sạch và giã nát. Sau đó, thêm 300mL nước vào khuấy đều rồi vắt lấy phần nước cốt. Tiếp theo, thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều và chia là ba lần, uống trong ngày.

3.4. Giảm acid uric máu và ngăn ngừa hình thành sỏi

Dùng 300 gam rễ chùm ngây tươi đem rửa sạch và nấu với một lít nước. Đun đến khi sôi được 15 phút thì tắt bếp. Gạn lấy phần dịch lọc để uống. Lưu ý, chỉ nên sử dụng thuốc trong ngày.

3.5. Chữa u xơ tiền liệt tuyến

Kết hợp 100 gam rễ chùm ngây và 80 gam trinh nữ hoàng cung đem nấu với 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng một nửa thì chia làm ba, uống trong ngày.

4. Một số lưu ý khi sử dụng cây cây chùm ngây để đạt tác dụng tốt nhất

Lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây
Lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây

Để sử dụng cây chùm ngây đem lại tác dụng tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không sử dụng trong thời gian dài: Đây là loại cây có chứa nhiều dưỡng chất nên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến thừa chất như canxi và vitamin C. Do đó, chỉ nên sử dụng tối đa 20 - 30 gam và tối đa ba lần mỗi tuần.
  • Không sử dụng vào buổi tối: Loại thảo dược này có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của người sử dụng, đặc biệt những người có tiền sử mất ngủ.
  • Không nên nấu chín quá: Khi rau nấu chín quá sẽ làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng của nó.

Chùm ngây thực sự là một loại thảo dược mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể, bao gồm người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, bên cạnh sử dụng cây chùm ngây, người bệnh xương khớp có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ 100% thải dược như Trị Cốt Tán để giúp cải thiện tình trạng bệnh đồng thời ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu còn thắc mắc về bệnh xương khớp hoặc sản phẩm Trị Cốt Tán, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 3.5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH