Cần tây luôn được biết đến là một loại rau trong các bữa ăn, tuy nhiên nó cũng là thảo dược chữa bệnh với những tác dụng tuyệt vời. Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
1. Mô tả cây Cần tây
Cần tây là thực phẩm của mọi gia đình với nhiều tên gọi khác nhau như cần tàu, rau cần tây,... Nó có tên khoa học là Apium graveolens L., Apiaceae (họ Hoa tán).
Cần tây mang đầy đủ các đặc điểm của họ Hoa tán, cụ thể như sau:
1.1. Đặc điểm thực vật
Cây có tuổi thọ gần 2 năm, cây cao khoảng 1m, có khi cao tới 1,5m. Thân hình trụ và trên thân có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng.
Lá thường mọc từ gốc, có cuống, thuôn hoặc có 3 cạnh; dạng mắt chim, tù có khóa lượn tai bèo. Lá giữa và lá ngọn không có cuống, chia 3 hoặc xẻ 3 hoặc không chia thùy.
Hoa dạng tán, các tán ở đầu cành có cuống dài hơn các tán bên, hoa nhỏ màu trắng nhạt.
Quả dạng trứng khá nhẵn, hình cầu có vạch lồi chạy dọc.
1.2. Bộ phận dùng
Toàn thân cần tây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Rễ, củ, quả được chiết xuất dưới dạng tinh dầu hoặc làm gia vị.
1.3. Phân bố
Cần tây có nguồn gốc ở khu vực biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Ngày nay, nó đã phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, cây thường được trồng ở các vùng thung lũng, không quá nhiều nước và đủ ánh sáng như Quảng Ngãi, Bình Định,...
1.4. Thu hái và sơ chế và bảo quản
Đây là loại thảo dược mọc quanh năm nên có thể thu hái bất cứ khi nào.
Sau khi thu hái, cần tây chỉ cần rửa sạch và chế biến theo nhu cầu của người dùng như ăn sống, làm nước ép cần tây và chế biến món ăn.
Cây cần tây rất dễ bảo quản. Sau khi sơ chế, cần tây nên được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh để đảm bảo cây được tươi lâu hơn.
1.5. Thành phần hóa học
Trong cây cần tây chiếm một lượng nước khá lớn (khoảng 90,5%). Ngoài ra, nó cũng chứa các thành phần như:
Hợp chất Nitơ: 1,95%
Chất béo: 0,07%
Chất xơ: 1,15%
Vitamin A, B, C, D, E, K, B1, B3,...
Các khoáng chất: Protein, kali, photpho, sắt, calcium.
Các acid amin cần thiết cho cơ thể: Phenylalanine, tryptophan, Leucine, Aspartic acid,...
Sau khi chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 2 – 3%. Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm: Cacbua Tecpen; D – Limonene, Giaiacola; Silinen; Anhydrit secdanoi; Lacton Sednolit; Sesquiterpene Stinben
Các thành phần đặc biệt như riboflavin, omega-6, acid glutamic, serine,...
2. Tác dụng của cần tây
Với những thành phần nổi bật cùng với nước và vitamin có lợi, rau cần tinh có nhiều tác dụng đối với cơ thể.
2.1. Tính vị
Cần tây có vị chát và mùi hơi nồng.
2.2. Tác dụng dược lý và chủ trị
Tác dụng dược lý nổi trội cần tây được nói đến như:
Tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu và bổ trí não do trong cây có chứa nhiều canxi, sắt, photpho và protid.
Cây có vị ngọt, tính mát do đó có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, giảm đờm, lao hạch,...
Các chất có trong cần tây có thẻ tiêu diệt vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn gây sâu răng.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp, điều trị thiếu máu nhờ giảm hàm lượng cholesterol.
Giảm triệu chứng bệnh cảm cúm.
Từ các tác dụng dược lý trên, cần tây thường được chủ trị trong các bệnh, cụ thể như:
Nâng cao thể trạng của cơ thể do làm việc quá sức.
Hỗ trợ điều trị suy nhược thận, tiêu hóa kém.
Hỗ trợ các tình trạng thiếu khoáng chất.
Chữa ho lao (bệnh tràng nhạc), thấp khớp, thống phong.
Điều trị các bệnh về thận như sỏi niệu đạo, sỏi thận, viêm đường tiết niệu.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như suy giảm chức năng gan, vàng da.
Cải thiện các bệnh lý về phổi và thừa cân, béo phì.
Dùng ngoài điều trị các vết thương, mụn nhọt và khô nứt nẻ da.
2.3. Cách dùng – Liều lượng
Người bệnh có thể tham khảo các cách chế biến cần tây như sau:
Ăn sống
Ép nước
Nấu chín
Hãm lá cần tây uống như trà
Chiết xuất dưới dạng tinh dầu
Dùng ngoài để súc miệng, rửa miệng hoặc thoa đắp ngoài da.
Mỗi ngày nên dùng một cây cần tây để ép nước uống hoặc ăn sống.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Cần tây
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây cần tây giúp cải thiện tình trạng của nhiều bệnh lý.
3.1. Cần tây trị Gout và phong thấp
Với hàm lượng lớn vitamin K, Canxi, Magie có trong cây góp phần nâng cao độ chắc khỏe cho xương. Mặt khác, hoạt chất polyacetylene của rau cần có tác dụng kháng viêm, giảm đau cho xương khớp.
Do đó, thường xuyên sử dụng có thể cải thiện triệu chứng bệnh Gout và bệnh phong thấp có mồ hôi tay chân.
Người bệnh có thể bổ sung các hạt chất có lợi từ rau cần bằng cách nấu chín hoặc ép nước uống hàng ngày.
3.2. Giảm cân bằng cần tây
Có thể nói, cần tây là loại thực phẩm mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng biết đến bởi tác dụng giảm cân tuyệt vời của nó.
Trong cây có chứa một lượng lớn carotene và nhiều vitamin (A, B, C, K, F,...) cung cấp các dưỡng chất cho da, giúp da đàn hồi, săn chắc, hồng hào, trắng mịn, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa của da.
Ngoài ra nước ép cần tây và mặt nạ cần tây giúp cơ thể thải độc, tăng sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, từ đó đẩy lùi mụn hiệu quả.
Cách làm mặt nạ cần tây như sau: Xay nhuyễn cần tây và sau đó trộn đều với mật ong, chanh.
Bạn có thể dùng 2 - 3 lần trong 1 tuần để giúp da căng bóng, mịn màng.
3.3. Sử dụng rau cần tây giảm mỡ máu cao
Không chỉ giúp giảm cân, cần tây còn giúp giảm mỡ máu vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Xay nhuyễn cần tây và một nửa trái táo, vắt lấy phần nước uống hàng ngày, kiên trì thực hiện trong khoảng 1 - 2 tháng.
Với thức uống này, bạn nên sử dụng vào mỗi bữa sáng nhưng không nên thay thế hoàn toàn bữa sáng để sắt và magnesium phát huy tốt nhất.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện hợp lý để tình trạng bệnh được cải thiện.
3.4. Cần tây giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh khó kiểm soát lượng đường huyết trong máu, tuy nhiên việc sử dụng thực phẩm một cách khoa học có thể giảm các triệu chứng của bệnh.
Cần tây là một trong những thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng bởi chúng chứa hàm lượng vitamin K cao có tác dụng kháng viêm. Ngoài ra, vitamin này kết hợp với thành phần chất xơ còn cải thiện chuyển hóa glucose giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
3.5. Lợi tiểu, hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Thành phần Apigenin có trong cây giúp giãn nở mạch máu và giảm mức độ kích thích máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Theo một số nghiên cứu khác cho biết, acid omega 6 cũng góp phần chống lại bệnh cao huyết áp.
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp như sau:
Cách 1: Xay nhuyễn cần tây, vắt lấy nước. Sau đó, trộn chung với mật ong, mạch nha vừa đun sôi vừa khuấy đều.
Cách 2: Chuẩn bị 50g thân và lá sắc chung với 3 bát nước. Sắc đến khi cạn còn 1 bát thì dùng uống trong ngày.
3.5. Hỗ trợ ngăn chặn các bệnh về răng miệng
Hoạt chất selinene và tinh dầu giúp tiêu diệt các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn răng miệng.
Cách dùng: Xay nhuyễn 2 nhánh cần tây, vắt lấy nước và ngậm trong miệng khoảng 2 - 3 phút.
3.6. Ngăn ngừa ung thư
Người bệnh có thể sử dụng nước ép rau cần mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh ung thư bởi trong cần tây có acetylenic giúp ngăn các tế bào khối u phát triển và acid phonolic giúp kiềm chế hoạt động của prostaglandin - chất gây phát triển nhanh tế bào ung thư.
3.7. Giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao
Các thành phần khoáng chất như canxi và magie cùng với vitamin K giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ tăng chiều cao. Ngoài ra trong cần tây có chứa polyacetylene giúp cải thiện bệnh lý viêm xương khớp.
Cách thực hiện: Bổ sung nước ép cần tây vào mỗi sáng sẽ giúp xương chắc khỏe.
3.8. Bệnh về đường hô hấp
Đối với các chứng bệnh về đường hô hấp, bạn có thể sử dụng hạt cần tây để sắc nước uống.
3.9. Hỗ trợ điều trị mất ngủ
Cần tây có chứa các chất kiềm làm giảm căng thẳng và dịu các dây thần kinh, từ đó, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và thoải mái hơn.
Cách dùng: Sử dụng nước ép cần tây sau mỗi bữa ăn tối hoặc các món ăn có chứa cần tây.
3.10. Trị nước tiểu đục
Chuẩn bị: Rễ cần tây cắt sát gốc.
Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch và đun với 500ml nước đến khi cạn còn 200ml là dùng được.
Người bệnh nên uống trước khi ăn sáng và tối. Sử dụng liên tục trong 3 - 7 ngày bạn sẽ thấy nước tiểu quay trở lại trạng thái ban đầu.
4. Lưu ý khi sử dụng cây Cần tây
Sử dụng cần tây như thế nào là đúng cách? Lưu ngay những chú ý dưới đây để sử dụng cần tây hiệu quả:
Uống nước ép cần tây đủ liều lượng: khoảng 500ml mỗi ngày.
Uống đúng thời điểm: Tốt nhất nên sử dụng nước ép cần tây trước bữa sáng 30 phút.
Nguyên liệu làm nước ép cần sạch, an toàn và không quá già hay quá non.
Các mẹ bầu nên sử dụng nước ép cần tây bởi nó giúp tăng cường miễn dịch, giảm đau và lưu thông máu. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thường sảy thai hoặc khó thụ thai và 3 tháng đầu thai kỳ không nên sử dụng.
5. Tác hại của rau cần tây nếu không dùng đúng cách
Nhìn chung, loại rau này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe những trong một số trường hợp người bệnh không nên sử dụng:
Người huyết áp thấp vì nó gây hạ đường huyết nhanh chóng.
Người bị bướu cổ không nên dùng vì nó làm ngăn cản sự hấp thu i-ốt của cơ thể.
Người tỳ vị hư nhược sử dụng cần tây sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Đối với người bị dị ứng với cần tây, khi sử dụng có thể gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong. Các chất gây dị ứng không bị biến đổi ở nhiệt độ nấu nướng nên đối tượng này cần tránh sử dụng
Trong cây có chứa thành phần chất xúc tác gây phản ứng viêm nên có thể mẫn cảm với da.
Không dùng chung với đậu tương bởi nó cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Tránh kết hợp thịt thỏ vì chúng có thể khiến bạn bị rụng tóc.
Không kết hợp rau cần với thịt gà, sò lông, nghêu, sò, hàu,...
Chắc hẳn bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cần tây cũng như tác dụng, công dụng và những lưu ý khi sử dụng.
Nếu bạn đang còn băn khoăn lo lắng về tình trạng bệnh lý xương khớp của mình hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc tình trạng bệnh của mình nhé!
Nếu bạn thấy bài viết hay, đừng ngần ngại like và chia sẻ những thông tin hữu ích này đến những người xung quanh. Chúng tôi cảm ơn bạn!