Cây xấu hổ và những bài thuốc hay được lưu truyền

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Là loài cây nhỏ bé, hay e thẹn, xấu hổ khiến khá nhiều người bất ngờ khi biết tới công dụng chữa mất ngủ, trĩ, đau xương khớp, hạ huyết áp,… của chúng. Vậy cụ thể, cây xấu hổ là cây gì, chúng có công dụng, và cách sử dụng như thế nào? Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ

1. Giới thiệu về cây xấu hổ (cây mắc cỡ)

Trong dân gian, cây xấu hổ còn được gọi là cây mắc cỡ, cây e thẹn, cây trinh nữ hay cây hàm tu thảo. Cây có danh pháp khoa học là Mimosa Pudica L, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây có đặc điểm như sau: 

1.1. Đặc điểm của cây xấu hổ

Cây xấu hổ thuộc cây thân thảo, mọc lại với nhau thành bụi lớn. Khi còn non, cây mọc thẳng đứng, nhưng tới khi trưởng thành cây có xu hướng mọc bò trườn trên mặt đất.

Thân cây nhỏ, chiều cao từ 40 đến 150cm. Trên thân phân nhiều nhánh loà xoà, có nhiều gai hình móc sắc nhọn.

Lá có hình lông chim hai lần kép; cuống phụ xếp lại thành hình chân vịt. Mỗi lá có từ 15 đến 20 đôi lá chét.

Do cuống lá có các mô tế bào mỏng, mọng nước nên khi chạm vào, nước sẽ dồn về cuống khiến lá bị cụp và khép lại xuôi theo trục lá. Người dân coi “hành động” này như nàng thiếu nữ đang e ấp, xấu hổ nên được gọi là cây xấu hổ.

Hoa của cây xấu hổ có hình cầu, kích thước nhỏ, mọc từ nách lá, cuống hoa dài, có màu tím đỏ hơi pha hồng. Cây càng lâu năm thì hoa nở càng nhiều; thụ phấn nhờ côn trùng và gió.

Quả hình ngôi sao, mọc tụ lại thành chùm. Ở giữa quả thắt lại, có lông cứng ở hạt bên trong và mép quả. Cây ra hoa và kết quả từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Đặc điểm sinh thái của cây xấu hổ
Đặc điểm sinh thái của cây xấu hổ

1.2. Cây xấu hổ có mấy loại?

Dựa vào màu sắc của hoa, các nhà khoa học phân chia xấu hổ thành các loại khác nhau. Đó là:

Cả hai loại trên đều rất phổ biến, và mọc hoang ở nhiều nơi. Nhưng trong dân gian, người dân hay dùng cây xấu hổ tía để làm thuốc hơn so với loại hoa có màu trắng.

1.3. Cây xấu hổ mọc ở đâu?

Cây xấu hổ có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, nhưng di thực tới nhiều quốc gia. Trong đó có các quốc gia ở Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam,…

Ở nước ta, cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ Bắc tới Nam, từ bãi đất trống, ven đường hay ven bờ sông.

Hiện nay, do quá trình đô thị hóa nên loại thực vật này chỉ còn thấy nhiều ở vùng nông thôn, những nơi có nhiều đất trống, còn ở thành thị thì hiếm gặp hơn.

1.4. Bộ phận sử dụng

Với xấu hổ, toàn bộ cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.

1.5. Thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu xấu hổ

Thu hái

Mỗi bộ phận của dược liệu sẽ thu hái vào thời điểm khác nhau.

Thu hái cây xấu hổ
Thu hái cây xấu hổ

Chế biến

Với cành và lá của cây xấu hổ, sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng được lâu dài. 

Rễ cây sau khi được đào lên thì đem đi rửa sạch, thái mỏng và phơi khô dùng dần.

Bảo quản

Với dược liệu tươi, cần dùng ngay sau khi hái. Còn dược liệu khô, cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát; thỉnh thoảng đem ra phơi để tránh ẩm mốc.

1.6. Thành phần hóa học

Toàn cây xấu hổ đều có chứa các alcaloid như minosin, crocetin; ngoài ra, cây còn có các flavonoid, các loại alcol, acid hữu cơ, và acid amin.

Các bộ phận của cây như:

2. Công dụng, tác dụng của cây xấu hổ

Cây xấu hổ có tác dụng gì? Vì có quá nhiều tác dụng hay, cây xấu hổ được ứng dụng nhiều trong cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền.

2.1. Tính vị, quy kinh

Trong các tài liệu y học cổ đều ghi, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn, se; vị thuốc quy vào kinh phế.

2.2. Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, cây xấu hổ có tác dụng an thần, tiêu tích, lợi tiểu, chống viêm và giảm viêm thường được sử dụng để điều trị: 

Y học cổ truyền
Y học cổ truyền

2.3. Theo Y học hiện đại

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây xấu hổ có tác dụng:

2.4. Cách sử dụng dược liệu xấu hổ

Mỗi bộ phận của cây xấu hổ lại có cách dùng, cũng như liều lượng dùng khác nhau. Cụ thể:

3. Cây xấu hổ chữa bệnh gì?

Cây xấu hổ được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Có thể kể tới như:

3.1. Cây xấu hổ chữa mất ngủ

Bài thuốc 1

Lấy 15g dược liệu xấu hổ đem rửa sạch, sau đó sắc thành thuốc uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Cây xấu hổ chữa mất ngủ
Cây xấu hổ chữa mất ngủ

3.2. Cây xấu hổ giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

3.3. Cây xấu hổ điều trị bệnh đau nhức xương, thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: Rễ cây xấu hổ 120g, 3 muỗng rượu trắng. 

Cách thực hiện:

  • Rễ cây xấu hổ đem rửa sạch, để ráo, rồi cắt nhỏ và đem phơi khô dưới trời nắng to. Sau đó, mang rễ đi sao vàng cùng với với rượu trắng, sao tới khi rễ khô lại và thấm đều rượu thì dừng lại. 
  • Lấy phần rễ cây xấu hổ vừa sao vàng sắc cùng với 4 chén nước, đun tới khi còn 1 chén nước là được. Uống thuốc khi còn ấm.
  • Mỗi ngày, bệnh nhân có thể sắc 2 lần, mỗi lần uống 1 chén. Dùng kiên trì trong 3 tháng sẽ có tác dụng giúp giảm đau nhức khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Để đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị, ngoài kiên trì sử dụng bài thuốc trên, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, dưỡng sinh hàng ngày, điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

>> Có thể bạn quan tâm: 

3.4. Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp

Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc lấy nước của cây xấu hổ và cây lá lốt, sau đó cho thêm một chút muối ăn và ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 - 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

Cây xấu hổ chữa đau xương
Cây xấu hổ chữa đau xương

3.5. Thuốc tắm chữa viêm khớp

Khi nước còn đang bốc hơi, lấy chăn hoặc vải trùm kín để hơi nước thuốc xông vào khớp bị viêm. Xông khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày, tới khi mồ hôi đổ ra toàn thân thì dừng lại. 

Nên tiến hành xông bằng bài thuốc chữa viêm khớp mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 2 tuần. Sau đó, bạn nghỉ ngơi 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

3.6. Hỗ trợ điều trị Zona

Lấy lá của cây xấu hổ giã nát, đắp vào vết phồng rộp để giảm đau. Trước khi đắp nên làm sạch và thấm khô vết thương. Đắp 2 - 3 lần/ngày.

3.7. Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính bằng cây xấu hổ

3.8. Điều hòa huyết áp nhờ cây xấu hổ

3.9. Cây xấu hổ chữa đầy bụng, khó tiêu

3.10. Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ

Chuẩn bị

Lá xấu hổ tươi, rượu trắng (dưới 10 độ). 

Cách thực hiện

  • Lá cây xấu hổ đem loại bỏ phần gân lá. Sau đó rửa sạch và cho vào chảo sao khô, rồi hạ thổ bằng cách đổ xuống nền đất sạch để nguội. 
  • Tiếp theo, đổ rượu vào lá xấu hổ và đem chưng cách thủy. Chưng với lửa nhỏ cho tới lúc rượu bay hơi hết.
  • Người bệnh chia thuốc làm 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Dùng đều đặn trong vòng 7 ngày, nếu bệnh vẫn không hết thì dừng 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình.
Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ
Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ

3.11. Cây xấu hổ chữa viêm dạ dày mạn tính

3.12. Cây xấu hổ chữa khí hư

4. Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất

Để sử dụng cây xấu hổ an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất, người bệnh cần lưu ý các điểm sau:

Chắc hẳn, qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào biết được những đặc tính chung, cũng như công dụng, cách dùng và lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng loại cây này. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961.666.383

Nếu thấy bài viết hay, bạn đọc đừng quên like và chia sẻ để mọi người xung quanh có thêm kiến thức vô cùng hay về loài cây này nhé!

Xếp hạng: 4.7 (6 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH