Gai cột sống khiến bạn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Những đợt điều trị dài ngày ở viện chỉ giúp bạn qua những cơn cấp tính. Khi về nhà những mẹo chữa gai cột sống nho nhỏ sẽ là điều giúp ích cho bạn, để có thể “sống chung” với gai cột sống.
1. Bị gai cột sống bạn sẽ gặp những khó khăn gì?
Cột sống con người có tổng cộng 32 – 34 đốt sống, chia làm 5 phần là:
- Đốt sống cổ
- Đốt sống ngực
- Đốt sống thắt lưng
- Đốt sống cùng
- Đoạn cụt
Phần thường xuyên bị thoái hóa hoặc chấn thương dễ dẫn đến gai cột sống nhất là đốt sống cổ và thắt lưng.
Nhìn chung, nếu bạn bị gai cột sống ở bất kỳ vị trí nào thì triệu chứng bạn phải đối mặt đó là đau. Tùy vì trị bị gai mà bạn có thể đau lưng hoặc là đau cổ.
Thông thường thì bị những cơn đau đến nhiều hơn khi bạn vận động, việc di chuyển hay những cử động cúi, quay đầu. Nếu gai cột sống ở mức trầm trọng hơn nữa thì đau có thể chưa dừng lại ở đó. Cơn đau nhức có thể lan ra cả cánh tay, thậm chí là xuống đến cẳng chân.
Khi bị gai cột sống, thì những dây thần kinh dọc cột sống của bạn có thể bị tổn thương do bị chèn ép. Khi đó cảm giác tê bì không chỉ còn ở vị trí cổ hay lưng mà là mất cảm giác toàn bộ cột sống.
Cơ quan vận động cũng bị ảnh hưởng, điển hình là những cơ bắp tay, bắp chân cũng bị yếu đi. Nhiều người lớn tuổi còn có khả năng bị run tay, run chân mỗi khi vận động.
Một khó khăn nữa có thể gặp phải với một người gai cột sống kinh niên đó chính là mất kiểm soát đường tiểu tiện hoặc tiểu đêm nhiều.
Khi bạn bị gai đốt sống cổ bạn có thể đứng trước nguy cơ thiếu máu. Thật sự là như vậy, khi gai đốt sống cổ, những mạch máu tại vị trí này bị chèn ép và lượng máu bơm lên não bị ảnh hưởng. Đau đầu, chóng mặt là triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn nhiều nhất.
Đau đầu chóng mặt có thể gặp nếu bạn bị gai cột sống cổ
2. Mẹo chữa gai cột sống tại nhà
Đa phần những phương pháp chữa gai cột sống chỉ tập trung vào việc giảm bớt những triệu chứng cho người bệnh và giảm tốc độ phát triển của những chiếc “gai” cột sống.
Quá trình điều trị gai cột sống không chỉ dừng lại ở việc điều trị tại các cơ sở y tế, mà bạn cũng hoàn toàn có thể trở thành “bác sĩ” cho chính mình bằng những mẹo nhỏ chữa gai cột sống tại nhà sau đây:
2.1. Phương pháp dùng nhiệt
Khi tác động bằng nhiệt tức là bạn tác động khiến dây chằng và cơ xung quanh vị trí đó giãn ra. Đây là việc làm có 2 tác dụng:
- Những dây thần kinh bị chèn ép cũng dẫn đến đau và tê bì, mất cảm giác ở sống lưng. Nhưng khi được chườm nóng đúng cách bạn sẽ nhanh chóng lấy lại cảm giác ở sống lưng và những cơn đau nhức sẽ biến mất.
- Chườm nóng cũng khiến máu nhanh chóng được lưu thông, điều này là rất có ý nghĩa với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ bị thiếu máu lên não.
Vậy có những cách dùng nhiệt như thế nào với người bị gai cột sống?
Muối
Dùng muối để chườm khi bị gai cột sống
Đây là phương pháp phổ biến và rẻ tiền. Bạn hoàn toàn có thể mua muối biển ở bất cứ khu chợ nào. Muối đem rang lên trong chảo nóng, chú ý đảo đều tay. Cho toàn bộ muối, bọc vào mảnh vải và chườm vào chỗ đau.
Muối vốn là dược liệu quý, trong đó có chứa nhiều khoáng chất: magie, canxi, photpho, natri, … Khi rang nóng lên muối có tác dụng thông kinh mạch, hoạt huyết, qua đó giảm đau, giảm nhức mỏi.
Thảo dược
Những mẹo trong dân gian vẫn lưu truyền rất nhiều mẹo giảm đau trong gai cột sống bằng những thảo dược như ngải cứu, lá lốt, xương rồng …
Những dược liệu quen thuộc trên chắc ai cũng từng biết. Chúng có thể dùng đơn độc, hoặc kết hợp thêm với gừng, hoặc muối, cùng làm nóng lên trên chảo là có thể chườm giảm đau.
Tắm nước nóng
Tắm nước nóng giúp tư giãn toàn thân
Đây là liệu pháp tư giãn toàn thân, ngâm mình trong nước nóng. Khi đó không chỉ một vùng trên cột sống của bạn được thư giãn, mà toàn bộ dây chằng, cơ, cột sống của bạn đều được thư giãn một cách tuyệt đối.
Ngày nay tắm nước nóng còn được kết hợp thêm một số loại muối, hoặc một số loại thảo dược để tăng tác dụng của biện pháp này.
2.2. Mát xa tại nhà giúp giảm đau do gai cột sống
Mát xa cũng là cách làm giãn các cơ đang bị co, co kéo các đốt sống và chèn ép các gây thần kinh. Khi kết hợp những động tác mát xa thì sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề này.
Tuy nhiên, bạn lại khó có thể tự làm một mình. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của những người thân trong gia đình hoặc đến những trung tâm xoa bóp bấm huyệt để phục vụ nhé.
2.3. Chọn đệm phù hợp với người bệnh gai cột sống
Dù bạn không phải là một người bị gai đốt sống cổ thì khi nằm trên một chiếc đệm không phù hợp cũng khiến bạn đau ê ẩm cả người.
Nỗi khổ này càng tăng lên khi bạn là một người bị gai đốt sống. Chính vì vậy lựa chọn đệm cho người gai cột sống chưa bao giờ dễ dàng, cần chú ý những tiêu chí sau:
Đệm như thế nào phù hợp với người bị gai cột sống
- Mua đệm chính hàng của các thương hiệu uy tín.
- Độ cứng: Chọn đệm vừa phải không quá cứng hoặc hóa mềm, độ mềm và độ lún của đệm cần phù hợp với độ cong của cột sống.
- Độ dày của đệm: Nếu chọn đệm có độ dày quá mỏng thì không đủ sức để nâng đỡ cơ thể bạn khiến những cơn đau lưng “có cớ” đến nhiều hơn.
- Tìm hiểu về chất liệu của đệm: Nên chọn đệm có chất liệu thông thoáng, đàn hồi tốt để cột sống của bạn được nâng đỡ một cách tốt nhất.
- Tuổi thọ của đệm: Dù có là đệm đắt tiền thì theo thời gian nó cũng mất đi sự mềm mại vốn có. Theo chuyên gia, thì một chiếc đệm tốt có tuổi thọ khoảng 10 năm, sau khoảng thời gian này độ đàn hồi giảm và không mang đến sự sự thoải mái cho cột sống của bạn.
2.4. Bệnh nhân gai cột sống có nên gối đầu?
Nhiều ý kiến cho rằng người bị gai cột sống cổ thì không nên gối đầu. Điều này gây hoang mang thật sự cho những người đã quá quen với chiếc gối bên cạnh.
Sự thật là bạn vẫn có thể gối đầu nên độ dày của gối không nên cao quá. Và, cũng giống như đệm thì chất liệu của gối cũng cần thông thoáng, không gây bí.
2.5. Tư thế nằm khi bị gai cột sống như thế nào?
Việc duy trì đường cong tự nhiên của cột sống là điều quan trọng với bệnh nhân gai cột sống. cho nên, ngoài việc chọn đệm và gối để duy trì đường cong của cột sống thì tư thế bạn nằm cũng cần chú ý.
- Tư thế ngủ tốt nhất cho người bị gai cột sống là nằm ngửa. Bạn nên đặt thêm một chiếc gối mỏng dưới lưng và đầu gối để duy trì đường cong tự nhiên của cột sống.
- Bạn cũng có thể nằm nghiêng, co chân về phía ngực để giữ đường cong cột sống, hãy kẹp giữa hai đầu gối một chiếc gối nhỏ để giúp giảm tác động lên phần dưới của lưng.
- Thức dậy đúng cách: Bạn không nên bật dậy ngay sau khi tỉnh giấc. Điều bạn nên làm là từ từ nằm nghiêng sau đó đặt chân xuống dưới giường một cách nhẹ nhàng, sau đó ngồi dậy.
Tư thế nằm “chuẩn” cho người bị gai cột sống
Mẹo chữa gai cột sống là những phương pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà nhưng hiệu quả mang đến lại to lớn không ngờ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!