Ngải cứu lá gì? Ngải cứu nóng hay mát? Ngải cứu có tác dụng gì? Ngải cứu có phải là rau tần ô không? Ăn ngải cứu nhiều có tốt không?... Hàng ngàn câu hỏi được đặt ra nhưng bạn đã có được câu trả lời hay lòng hay chưa? Thảo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
1. Ngải cứu là gì?
Cây ngải cứu còn được gọi là rau ngải cứu, cây ngải cứu ven sông, cúc cỏ dại, cây ngải dại, thuốc cứu, ngải diệp (miền Nam), nhả ngải (Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái)
Tên khoa học: Artemisia vulgaris., là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
1.1. Hình ảnh ngải cứu
Ngải cứu thuộc cây thân thảo sống lâu năm. Thân cây thẳng, cao khoảng 1 - 2 mét (thậm chí có cây cao trên 2,5m nhưng rất hiếm xảy ra). Thân có rãnh, phân nhánh và có màu xanh bạc.
Lá ngải cứu mọc so le với phiến lá xẻ hình lông chim. Các lá được xếp xoắn, xanh xám ở trên và mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.
Các lá mọc từ gốc có thể dài đến 5 - 20cm với cuống lá dài. Lá trên thân thì nhỏ hơn, dài 5 - 10cm, ít phân chia và có cuống lá ngắn. Các lá trên cùng thì nhỏ và hầu như không có cuống lá.
Hoa ngải cứu có màu vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành với những cụm hoa nhỏ hình đầu. Cây ra hoa từ đầu mùa hè đến đầu mùa thu.
Quả bế, nhỏ và không có túm lông.
Rễ dạng sợi, thân rễ rộng.
Cây có 2 loại là ngải cứu trắng và ngải cứu tía (ngải cứu tím).
1.2. Phân bố
Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, Bắc Phi, Alaska và Bắc Mỹ.
Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang ở miền núi các tình như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Giang,... Hoặc được trồng trong các vườn gia đình hoặc các vườn thuốc.
1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản
Bộ phận dùng
Bộ phận làm thuốc là toàn bộ cây, bỏ rễ.
Thu hái
- Nếu dùng để ăn có thể thu hái quanh năm.
- Trong trường hợp làm thuốc thì nên thu hái vào ngày 5/5/ âm lịch để dược liệu giữ được các hoạt chất tốt nhất.
Sơ chế
Một số phương pháp sơ chế ngải cứu phổ biến:
Dùng tươi chỉ cần rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát vắt lấy nước uống.
Ngải cứu khô: Rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô trong bóng râm.
Dùng làm mồi cứu: Phơi khô hoàn toàn, sau đó tán nhỏ và rây lấy phần lông trắng (ngải nhung) để châm cứu. Hoặc thêm một ít bột gạo vào giã nhỏ, dùng để uống.
Bảo quản
- Dược liệu sau khi sơ chế được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, ẩm mốc.
- Nếu thời tiết có độ ẩm cao hoặc vào mùa đông, nên phơi lại nhiều lần để tránh các hoạt chất bị biến chất.
1.4. Thành phần hóa học
Toàn cây có chứa tinh dầu (khoảng 0,2 - 0,34%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen và sesquiterpene. Gồm 1,8‑cineol, camphor, terpinen 4‑O‑l, β‑pinen, (–)‑borneol, mycren và vulgrin, không có hoặc có ít thuyon.
Ngoài ra, cây còn chứa flavonoid (3-flavonol luterosid), triterpene (fermenol), hợp chất màu indigo - base, ác acid amin, cineol, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
2. Cây ngải cứu có phải là rau tần ô không?
Cây trả lời là không.
- Cây ngải cứu thoạt nhìn khá giống với cây tần ô (cải cúc) do chúng đều thuộc họ Cúc nhưng mùi vị và công dụng của chúng hoàn toàn khác nhau.
- Nó có thân nhỏ hơn, cứng hơn và lá nhỏ, nhọn, màu xanh đậm. Còn cây tần ô lá to, tròn hơn và có màu xanh nhạt.
- Cây tần ô là loại rau dùng trong các món canh, còn ngải cứu vừa là rau vừa là cây thuốc để chữa trị nhiều căn bệnh thường gặp.
3. Tác dụng của ngải cứu
Từ xưa đến nay, ngải cứu được biết đến với nhiều tác dụng tuyệt vời như sau:
3.1. Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có vị cay, đắng, mùi thơm và tính ấm. Quy cả 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Phế và Thận. Nó có tác dụng chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai.
Chủ trị trong các chứng bệnh như:
Các bệnh phụ khoa như phụ nữ kinh nguyệt không đều, ra huyết khi mang thai, rong kinh, buồng trứng đa nang.
Cầm máu: thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu.
Cây ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu và chất kháng khuẩn giúp giảm đau, trị lở da, viêm da, trừ giun.
Đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ.
Phong thấp, hàn thấp, đau nhức chân tay.
Lợi tiểu.
Ngoài ra, nó còn dùng để diệt và đuổi côn trùng.
3.2. Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, nó được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, kháng khuẩn,...
Tác dụng cầm máu: Nghiên cứu trên thỏ cho thấy uống nước ngải cứu có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu.
Tác dụng kháng khuẩn: Nó có tác dụng đối với một số chủng vi khuẩn như phế song cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, thổ khuẩn tả, tụ cầu vàng,...
Tác dụng giảm ho: Thí nghiệm trên chuột lang và mèo thấy dầu ngải có tác dụng giảm ho nhanh chóng.
Tác dụng kháng virus: Khói của ngải cứu có tác dụng ức chế virus cúm, virus quai bị, herpes,...
Tác dụng tiêu đờm: Do dược liệu tác động lên phế quản và kích thích xuất tiết hô hấp.
Tác dụng co bóp tử cung: Tiến hành trên heo cho thấy sử dụng ngải cứu theo đường uống hoặc tiêm đều gây co bóp mạnh tử cung.
Tác dụng hạ cơn hen suyễn: Do hoạt chất trong cây có tác dụng kháng histamin và acetylcholin giúp giảm co thắt khí, phế quản.
Tác dụng giảm đau viêm xương khớp: Nghiên cứu trên người bị viêm khớp gối nhận thấy cải thiện được mức độ đau
3.3. Cách dùng và liều dùng cây ngải cứu
Cách dùng:
Nó thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc đắp. Có khi được dùng tươi để giã nước uống hoặc trà ngải cứu.
Liều dùng:
Ngải cứu thường sử dụng 3 - 5 g/ngày đối với dược liệu khô và 9 - 15g dược liệu tươi. Nhưng liều dùng ở mỗi bệnh lý là khác nhau nên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu 1 - 2 lần/tuần.
Sử dụng không đúng liều lượng có thể gây tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
3.4. Tác dụng không mong muốn
Một trong những tác dụng phụ hay gặp của ngải cứu đó là dị ứng.
Hầu như những người dị ứng với cây ngải thường là người có tiền sử dị ứng với các loại cây họ Cúc và một số bệnh nhân dị ứng với mật ong, oliu, kiwi,...
Do có dược tính cao nên khi dùng quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn dẫn đến co giật, nói sảng, tê liệt, có khi gây tổn thương tế bào não,...
Các tác dụng phụ trên có thể gây ra di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,...
4. Cây ngải cứu trị bệnh gì?
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây ngải cứu chữa bệnh, cụ thể như sau:
4.1. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
Chuẩn bị: Ngải cứu và dấm gạo.
Thực hiện: Giã nát ngải cứu, lọc lấy phần bã và cho vào khăn vải sạch. Đun nóng dấm gạo và nhúng ngải cứu vào, chườm lên phần cổ bị đau.
Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi ngủ để giảm triệu chứng bệnh thoái hóa tốt sống cổ.
4.2. Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Chữa đau dây thần kinh tọa bằng ngải cứu với bài thuốc như sau:
Chuẩn bị: Ngải cứu 3g và 3 thìa mật ong.
Thực hiện: Giã nhuyễn ngải cứu tươi lấy nước cốt. Sau đó, thêm mật ong vào khuấy đều. Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và chiều.
4.3. Chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Ngải cứu chích giấm: Khi ngải kết hợp với giấm nhằm tăng tác dụng hành khí của ngải cứu, khứ ứ, loại bỏ tà khí, phong thấp ra khỏi cơ thể, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh gai cột sống.
Chuẩn bị: Ngải cứu 500g và giấm ăn 80ml.
Cách làm:
Lá ngải cứu rửa sạch, để cho ráo nước. Cắt thành từng khúc nhỏ.
Trộn đều với giấm ăn, để trong vòng 30 phút.
Tiến hành sao trên chảo lớn, lửa nhỏ, đến khi ngải cứu có màu đen thì dừng lại.
Khi lá ngải cứu đã giảm đến nhiệt độ thích hợp thì dùng đắp lên vị trí dọc theo xương sống.
4.5. Rượu ngải cứu chữa đau lưng
Chữa đau lưng bằng ngải cứu, bưởi và chanh là khám phá thú vị. Chanh và bưởi từ lâu cũng là những vị thuốc được “nâng niu”. Khi kết hợp 3 vị thuốc này với nhau sẽ đạt hiệu quả và an toàn.
Chuẩn bị: Ngải diệp 200g, chanh phơi khô bỏ hạt 1kg, vỏ bưởi 2 quả, rượu gạo 1 lít và đường phèn 200g.
Cách làm:
Ngải cứu, vỏ bưởi sau khi rửa sạch cần để ráo nước. Ngải cứu, vỏ bưởi, chanh sao vàng, rồi phơi nắng 1 ngày.
Cho tất cả nguyên liệu này vào lọ thủy tinh, thêm lượng rượu trắng và đường phèn đã chuẩn bị vào và đậy nắp kín. Ngâm nguyên liệu trong vòng 1 tháng là có thể dùng được.
Mỗi lần sử dụng khoảng 5ml/ ngày trong vòng từ 1 – 2 tuần.
4.6. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Bài thuốc kết hợp ngải cứu, lá lốt và muối trắng. Lá lốt cũng là vị thuốc có khả năng chữa thoát vị đĩa đệm, khi kết hợp cùng ngải cứu thì tác dụng của chúng sẽ được “nhân” lên gấp nhiều lần.
Chuẩn bị: Ngải cứu 100g, lá lốt 100g và muối trắng 1kg.
Cách làm:
Rửa sạch lá lốt và ngải cứu, để ráo nước. Cho hỗn hợp trên lên chảo nóng là sao đến khi nóng lên. Cho toàn bộ hỗn hợp bọc vào trong một mảnh vải, sau đó chườm lên vị trí bị gai cột sống.
Nếu nhiệt độ của hỗn hợp giảm xuống có thể cho lên chảo làm nóng và lại tiến hành như trên. Làm như vậy 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm sự hành hạ của những cơn đau do gai cột sống mang đến.
4.7. Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Ngải cứu chích rượu: Ngoài chích với giấm ăn, bạn có thể kết hợp ngải cứu với rượu trắng nhằm tăng tác dụng khử ứ và tiêu viêm của ngải cứu.
Chuẩn bị: Ngải cứu 500g và rượu trắng (35 – 40 độ C) 100ml.
Cách làm:
Lá ngải cứu sau khi rửa sạch, chia thành từng khúc nhỏ, để cho ráo nước. Rượu trắng trộn với ngải diệp trong vào từ 2 – 3 giờ rồi sao đến khi có màu đen.
Đem ngải diệp vừa sao đen đắp lên phần vai gáy bị đau.
4.8. Ngải cứu chữa đau khớp gối
Kết hợp ngải cứu cùng với gừng sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng các triệu chứng đau khớp gối.
Chuẩn bị: Gừng, muối và ngải cứu.
Thực hiện: Gừng thái lát mỏng, muối cho vào chảo đảo nóng cùng với ngải cứu. Sau đó, cho hỗn hợp trên vào một chiếc khăn rồi chườm lên đầu gối.
Hoặc bạn có thể áp dụng thêm cách khác đó là nấu nước ngải cứu và gừng để ngâm chân vào mỗi buổi tối. Đây cùng là cách giúp các mạch máu được lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp.
4.9. Chữa rong kinh bằng ngải cứu
Chuẩn bị: Ngải cứu 12g; bạch thược 5g; xuyên khung 3g; đương quy và sinh địa mỗi thứ 10g.
Thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 800ml nước đến khi còn khoảng 300ml thì bỏ bã rồi cho thêm 12g a giao (cao da lừa) vào, khuấy đều. Thuốc sắc nên được dùng trong ngày và chia 3 lần uống.
4.10. Chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu
Chuẩn bị: Ngải cứu, xuyên khung, bạch thược, hoàng kỳ, đương quy, ngô thù du mỗi vị 120g, quan quế 20g, hương phụ 240g, tục đoạn 180g và sinh địa 40g.
Thực hiện: Tán các dược liệu trên thành bột, trộn đều. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 4g.
4.10. Ngải cứu trị mụn
Cách 1: Trị mụn bằng cách đắp mặt nạ ngải cứu
Ngải cứu rửa sạch, giã nát và đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
Để trị mụn hiệu quả nhất nên đắp khoảng 2 lần/tuần.
Cách 2: Rửa mặt bằng nước ngải cứu
Ngải cứu đem rửa sạch.
Sau đó cho lá vào nồi có khoảng 1 lít nước, đun sôi.
Lọc lấy phần nước để rửa mặt. Nếu dùng không hết, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.
Cách 3: Trị mụn bằng cách sử dụng tinh dầu ngải cứu
Trộn hỗn hợp tinh dầu ngải cứu và oliu theo tỉ lệ 1:2.
Sau khi đã rửa mặt sạch thì thoa đều hỗn hợp này lên mặt. Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch mặt với nước ấm.
Phương pháp này sẽ giúp mụn biến mất, sẹo mụn mờ dần và da sáng mịn.
Cách 4: Trị mụn bằng cách xông mặt bằng ngải cứu
Sử dụng một bó ngải cứu, đem rửa sạch và nấu với nước, xông mặt 10 phút và thực hiện trong khoảng 3 - 4 tuần.
Ngoài ra, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên xông mặt bằng tía tô, kinh giới, ngải cứu.
4.11. Giảm mỡ bụng bằng muối và ngải cứu
Giảm mỡ bụng bằng cách chườm lá ngải cứu , muối và gừng quế là phương pháp được nhiều chị em sử dụng.
Cách làm như sau:
Lấy một bó ngải cứu, rửa sạch, băm nhỏ. Gừng thái lát mỏng vfa một vài nhánh quế. Đun nóng chảo và cho các nguyên liệu trên rang với 1kg muối đến khi lá ngải chuyển sang màu vàng.
Cho các nguyên liệu trên vào một tấm vải, để ấm và chườm quanh bụng đến khi hết nóng.
Phương pháp này rất tốt cho phụ nữ sau sinh dễ bị stress, tâm lý thay đổi, giải tỏa căng thẳng và thư giãn tinh thần.
4.12. Làm đẹp da với ngải cứu
Để có làn da trắng mịn màng, trắng đẹp tự nhiên có thể áp dụng phương pháp sau:
Ngải cứu đem rửa sạch và đun với nước. Sau đó, hòa nước ngải cứu với nước sạch và tắm hàng ngày.
Bã ngải cứu có thể sử dụng để chà xát nhẹ nhàng lên da, giúp tẩy tế bào chết toàn thân.
4.13. Hơ ngải cứu chữa viêm xoang
Chuẩn bị: 500g ngải cứu và 5 g muối.
Thực hiện: Dược liệu đem rửa sạch, cắt thành những đoạn nhỏ và đem sao nóng trên chảo cùng với muối. Sau đó, cho hỗn hợp này vào khăn và chườm trên trán từ 8 - 10 lần.
Phần lá ngải còn lại có thể làm thành gối ngải cứu và đem đặt dưới gối, ngủ như bình thường. Cách này phù hợp với trẻ em hoặc trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm xoang.
4.14. Rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình
Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 100g lá tía tô, 100g tần dày lá, 50g cây sả.
Thực hiện: Nấu các dược liệu trên cùng với 500ml nước lọc, đun sôi, để nguội. Nước sắc được chia làm 3 lần và uống trong ngày.
4.15. Món ăn từ ngải cứu
Bên cách cách uống thuốc sắc hoặc thuốc đắp, bạn có thể sử dụng ngải cứu trong các món ăn như:
Trứng vịt lộn ngải cứu.
Cá hấp ngải cứu.
Gà tần ngải cứu
Óc bò hấp ngải cứu
Tim heo hầm ngải cứu
…
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu để đạt tác dụng tốt nhất
Dược liệu phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng đúng liều lượng và đúng đối tượng sử dụng. Vì vậy để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Không dùng cho người viêm gan vì tinh dầu trong ngải cứu gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan và gây ra các bệnh về gan như viêm gan cấp tính, chứng bệnh biliuria.
Đối với phụ nữ mang thai: Không dùng ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì ngải cứu kích thích co bóp tử cung gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Không dùng cho người bị viêm ruột cấp tính do ngải cứu có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng khiến tình trạng của người bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Người bị sỏi thận hay xơ vữa động mạch không nên kết hợp trứng và ngải cứu.
Người khỏe mạnh nên hạn chế uống nước lá ngải thường xuyên.
6. Cách trồng cây ngải cứu
- Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.
- Bạn có thể trồng ngay trong vườn hoặc các thùng xốp chứa đất. Sau khi trồng nên phủ một lớp cỏ khô hoặc rơm và tưới nước hàng ngày để cây được giữa ẩm.
- Một lưu ý khi trồng cây ngải cứu đó là bạn nên trồng vào buổi chiều để cây không bị mất nước bạn nhé.
Trên đây là những thông tin về cây ngải cứu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng ngải cứu để chữa bệnh bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu bạn còn băn khoăn về các bệnh lý xương khớp, hãy gọi ngay theo hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc về tình trạng bệnh của mình.
Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy nhấn like và chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh. Cảm ơn bạn nhiều!