Những điều bạn nên biết về cây ba kích

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Ba kích là thảo dược được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam. Nó có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh xương khớp, bổ thận tráng dương, nâng cao sức khỏe. Bạn đã thực sự biết về nó? Cùng đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây Ba kích có tác dụng trong điều trị xương khớp, bổ thận tráng dương
Cây Ba kích có tác dụng trong điều trị xương khớp, bổ thận tráng dương

1. Ba kích là gì?

Ba kích (Morinda officinalis) có tên thường gọi là Ba kích thiên, Dây ruột gà hay Chẩu phóng xì.

1.1. Mô tả về cây Ba kích

Ba kích là cây dây leo sống nhiều năm, thân mảnh có lông mịn. 

Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, tạo thành các lóng thân dài từ 5–10 cm. 

Phiến lá hình bầu dục thuôn ngược, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tim hoặc tròn, phiến lá lúc non màu xanh, già màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím. Mặt dưới phiến lá đếm có 8-9 cập gân thứ cấp. 

Hoa trắng sau chuyển vàng. Quả khi chín có màu đỏ, bên ngoài có lông. Rễ cây phình to.

1.3. Bộ phận dùng 

Hầu như các bộ phận của ba kích đều được sử dụng làm vị thuốc, tuy nhiên, rễ ba kích là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất.

Hình ảnh về cây Ba kích
Hình ảnh về cây Ba kích

1.4. Phân bố

Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay, ở nước ta, ba kích được phân bố chủ yếu ở vùng trung du và đồi núi thấp của phía bắc như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Giang.

1.5. Thu hái

Nó có thể được thu hái sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. Thu hái bằng cách đào rộng xung quanh cây để lấy hết phần rễ. Rễ có 2 loại:

Rễ Ba kích loại to, chất lượng tốt
Rễ Ba kích loại to, chất lượng tốt

1.6. Sơ chế

Lưu ý: khi sơ chế nên đeo găng tay vì loại cây này có thể gây ngứa

1.7. Bào chế và bảo quản

Một số phương pháp bào chế ba kích như sau:

2. Thành phần hóa học của Ba kích

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, cây Ba kích chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe con người, điển hình là anthraquinon (tectoquinon), Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether. Gentianine, Choline, Gitogenin, Tigogenin, Quercetin, Luteolin, Phytosterol, Acid hữu cơ…

Ngoài ra, trong rễ cây còn chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa vitamin (trong rễ ba kích tươi, rễ khô thì không có) và lượng nhỏ tinh dầu.

3. Các loại ba kích và cách phân biệt

Trong tự nhiên, có hai loại ba kích là ba kích tím và màu trắng. Tuy nhiên, hiện nay ba kích tím được sử dụng phổ biến hơn ba kích trắng bởi vì nó rẻ hơn, tác dụng ba kích tím tốt hơn và khi ngâm với rượu cũng ngon hơn nữa.

Phân biệt Ba kích trắng và Ba kích tím
Phân biệt Ba kích trắng và Ba kích tím 

Ba kích tím: Phần vỏ củ có màu vàng sậm, phần thịt bên trong nổi sắc tím tím. Khi ngâm rượu, màu rượu chuyển thành tím sậm.

Ba kích trắng: Phần vỏ củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm rượu ba kích trắng, màu rượu chuyển màu tím nhạt. 

4. Tác dụng của Ba kích

Tính vị: Ba kích có tính ấm, vị cay ngọt, hơi chát

Quy kinh: Ba kích được quy vào kinh Can, Thận

Theo Đông y, ba kích có khả năng tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực, giúp hạ huyết áp, trừ phong thấp, mạnh gân cốt và tăng độ dẻo dai cho xương, cụ thể như sau:

Thành phần vitamin C trong cây rễ ba kích giúp các vết thương nhanh khép miệng. Đồng thời, ngăn ngừa vi rút tấn công khiến vết thương trở nên viêm.

Ba kích có hàm lượng dinh dưỡng cao, tính ổn, giúp xua tan mệt mỏi căng thẳng nhờ thành thành Vitamin B1 có trong rễ cây.

Do trong rễ ba kích có chứa hàm lượng  anthraglycosid, sắt, kẽm, đồng cùng nhiều khoáng chất khác anthraglycosid, sắt, kẽm, đồng cùng nhiều khoáng chất khác giúp bổ sung sinh lực cho nam giới.

Ba kích có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phong thấp
Ba kích có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phong thấp

Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp là một trong những công dụng hàng đầu và được ứng dụng nhiều nhất của ba kích. 

Hàm lượng Choline có trong Ba Kích chính là liều thuốc hiệu quả cho xương khớp. Hệ xương khớp được bổ sung đủ dưỡng chất sẽ không còn đau nhức khi thời tiết thay đổi

Nó có tác dụng tốt nhất khi ngâm ba kích với rượu và dùng hàng ngày.

>> Có thể bạn quan tâm đến cây thuốc chữa bệnh xương khớp: Cây ngải cứu - Bạn đã biết rõ công dụng của nó chưa?

Theo Trung Dược Học, rễ ba kích có tác dụng giảm huyết áp rất tốt. Nhiều trường hợp đã sử dụng và có kết quả thành công như mong đợi.

Liều dùng: Liều khuyến cáo khi sử dụng ba kích là 5 - 12g trong một ngày.

5. Tác dụng không mong muốn của cây ba kích

Khi lạm dụng hoặc tự ý phối hợp với một số vị thuốc khác có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Chóng mặt có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng quá liều hoăc sử dụng sai cách
Chóng mặt có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng quá liều hoăc sử dụng sai cách

6. Bài thuốc sử dụng ba kích và cách sử dụng

Nhiều bài thuốc trong dân gian sử dụng ba kích để điều trị, sau đây xin trình bày với các độc giả một số bài thuốc như sau:

6.1. Bài thuốc bổ thận, tráng dương

  • Vị thuốc: 60g ba kích, 60g cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 20g phụ tử (chế), 46g thục địa, 30g thục tiêu
  • Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu vào cho vào bình ngâm với 3 lít rượu. Sau khi ngâm khoảng 1-2 tháng, mỗi lần uống khoảng 20ml rượu lúc đói, ngày uống 2 lần.

6.2. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp, cước khí, phù nề

  • Vị thuốc: 12g ba kích, 12g đỗ trọng, 12g tục đoạn, 12g ngưu tất, 10g tang ký sinh, 8g sơn thù nhục, 16g hoài sơn
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi sắc lấy nước uống.

6.3. Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay

  • Vị thuốc: Ba kích, Nhục thung dung, Xuyên tỳ giải, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Lộc thai. 
  • Cách thực hiện: Tán nhuyễn, trộn với mật để vo viên. Mỗi ngày dùng 8g, ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm.
Ba kích cải thiện tình trạng đau mỏi xương khớp
Ba kích cải thiện tình trạng đau mỏi xương khớp

6.4. Trị huyết áp cao giai đoạn tiền mãn kinh

  • Vị thuốc: Ba kích thiên, Hoàng bá, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Đương quy, Tri mẫu. Mỗi loại khoảng 20 – 28g như nhau.
  • Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.

7. Nên và không nên sử dụng ba kích cho những đối tượng nào?

Những người nên sử dụng ba kích để nâng cao sức khỏe như:

Bên cạnh những tác dụng tốt, Ba kích cũng có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn xấu đi nếu áp dụng không đúng đối tượng. Những đối tượng sau đây không nên sử dụng Ba Kích:

Những người rối loạn tiêu hóa không nên sử dung ba kích
Những người rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng ba kích

8. Một số lưu ý khi sử dụng Ba kích 

Khi sử dụng cây dược liệu này nên lưu ý đến một số điều sau đây để có kết quả điều trị lý tưởng nhất:

Sử dụng ấm đất để không làm giảm hoạt tính của Ba kích
Sử dụng ấm đất để không làm giảm hoạt tính của Ba kích

Trên đây là thông tin về thảo dược Ba kích mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các độc giả có thêm nhiều kiến thức về Y học cũng như hiểu hơn về cây Ba kích.

Hoặc nến bạn còn băn khoăn về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH