Sữa dành cho người bị gai cột sống – NÊN hay KHÔNG?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Canxi chưa khi nào là thừa nhất là trong độ tuổi lão hóa xương khớp đang “tăng tốc”. Với người bị gai cột sống thì bổ sung canxi vào khẩu phần ăn là chưa đủ. Sữa là thực phẩm được nhiều người lựa chọn. Cùng tìm hiểu bệnh gai cột sống có nên uống sữa? Uống loại sữa gì? Những chú ý khi uống sữa khi bạn mắc gai cột sống nhé!

Mục lục [ Ẩn ]

1. Sữa có tốt cho người bị gai cột sống?

Thật sai lầm khi nghĩ rằng bổ sung canxi trong bệnh gai cột sống sẽ khiến “gai” phát triển mạnh hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng người bị gai cột sống vẫn cần bổ sung canxi theo nhu cầu. Ngoài canxi thì vitamin D cũng cần được cung cấp song song nhằm tăng lượng canxi hấp thu vào trong cơ thể.

Những chấn thương do tai nạn, hay nghề nghiệp nếu không được điều trị triệt để cũng có thế dẫn đến gai cột sống.

Chính vì vậy, thời gian bình phục chấn thương lượng canxi và vitamin D cũng là 2 vi chất mà các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung đầy đủ. Và dạng canxi chọn lựa để cung cấp trong giai đoạn này nên lựa chọn dạng dễ hấp thu nhất.

Trong sữa ẩn chứa hàm lượng cao canxi và đặc biệt dễ hấp thu. Đây là điều đặc biệt quan trọng với bệnh nhân bị gai cột sống và những đối tượng có nguy cơ cao bị gai cột sống.

Đến đây có lẽ bạn đã có câu trả lời cho mình: Sữa hoàn toàn tốt cho bệnh nhân gai cột sống.

Tuy nhiên, nên chọn sữa nào để có thể hỗ trợ người bị gai cột sống? Cùng trả lời câu hỏi đó ở phần dưới đây.

Bị gai cột sống có nên uống sữa

Bị gai cột sống có nên uống sữa

2. Những loại sữa phù hợp với người mắc gai cột sống

Nếu bạn đang có ý định lựa chọn một loại sữa cho mình để cải thiện gai cột sống thì chắc chắn bạn đang đau đầu vì có rất nhiều loại sữa với nhiều hãng khác nhau.

2.1. Sữa bột

Sữa bột hay còn gọi là sữa công thức, đúng như tên gọi của chúng, thành phần của sữa bột được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi và từng thể trạng khác nhau.

Nhưng nhìn chung, sữa bột chứa canxi dạng sữa với hàm lượng cao, và dễ hấp thu phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Cùng tham khảo một số loại sữa bột dành cho người bị gai cột sống sau đây:

  • Sữa Anlene: Có nhiều loại Anlene cho từng độ tuổi khác nhau, tương ứng hàm lượng canxi theo yêu cầu của từng độ tuổi.

  • Sữa Vinamilk Canxi Pro: Sữa công thức chứa các khoáng chất, chất xơ hòa tan, đường tinh, đạm, canxi và vitamin D, … không những phù hợp với bệnh nhân bị gai cột sống mà còn hạn chế táo bón.

  • Sữa Ensure Gold: Loại sữa nổi tiếng với tác dụng phục hồi thể trạng bệnh nhân nhanh chóng, thêm vào đó là lượng canxi không hề thua kém những loại sữa khác

  • Sữa Nutifood Enplus Gold: 70 % bệnh nhân gai cốt sống ở độ tuổi 50 – 70, ở độ tuổi này việc cung cấp canxi theo đường thức ăn bị hạn chế nhiều. Sữa Nutifood Enplus Gold được nhiều người lựa chọn bởi lượng canxi cao và giá thành hợp lý.

  • Sữa Goldcare Canxi: Đây là một hãng sữa đến từ Viêt Nam với giá thành hợp túi tiền. Loại sữa này ưu tiên hướng tới đối tượng trên 30 tuổi cần bổ sung canxi nhằm đề phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương, gai cột sống, thoái xương khớp, …

  • Sữa Vinamilk Sure Prevent: Vinamilk là một hàng sữa lớn của Việt Nam, chất lượng đã được khẳng định qua nhiều năm. Sữa nhắm đến đối tượng lớn tuổi với tỷ lệ canxu, phốt pho và vitamin D cân đối, dễ hấp thu nhằm giảm quá trình lão hóa, giảm tốc độ phát triển của gai cột sống.

Sữa Ansure Gold – nguồn dinh dưỡng cho người bị gai cột sống

Sữa Ansure Gold – nguồn dinh dưỡng cho người bị gai cột sống

2.2. Sữa tươi tách béo

Sữa tươi tách béo là sữa đã được xử lý loại bỏ chất béo bằng công nghệ ly tâm khiến lượng chất béo tồn tại trong sữa rất ít (khoảng 0 – 5%).

Với gai cột sống đối tượng thường mắc ở độ tuổi phổ biến 50 – 70. Ở độ tuổi này không đơn giản chỉ là gai cột sống mà còn vô vàn bệnh mắc kèm, trong đó có mỡ máu.

Cholesterol trong sữa tươi là “trở ngại” của nhiều người, chình vì vậy sữa tách béo ra đời, nhằm “thỏa mãn” nhu cầu của nhóm đối tượng này.

Tất nhiên, sữa tách béo vẫn giữ nguyên hàm lượng canxi tương xứng với “kỳ vọng” của bệnh nhân bị gai cột sống.

Sữa tươi tách béo có lợi cho người gai cột sống

Sữa tươi tách béo có lợi cho người gai cột sống

2.3. Sữa chua

Trong mỗi hộp sữa chua nhỏ chứa khoảng 100mg canxi. Tất nhiên lượng canxi này không thể “so sánh” với lượng canxi trong sữa công thức.

Nhưng nếu bạn gặp khó khăn trong việc uống sữa công thức thì sữa chua có thể thay thế một phần lượng canxi bị thiếu hụt này.

Sữa chua – cung cấp lượng canxi nhỏ cho người gia cột sống

Sữa chua – cung cấp lượng canxi nhỏ cho người gia cột sống

2.4. Sữa các loại hạt

Nếu bạn năm trong số ít các trường hợp bị dị ứng với đạm động vật thì điều bạn nên nghĩ đến là đạm thực vật.

Đạm thực vật “thân thiện” với hệ tiêu hóa con người hơn, có vị thơm, ngậy đặc trưng của từng loại hạt. Điểm cộng nữa là bạn có thể chế biến các loại sữa này tại nhà với những thiết bị đơn giản không ngờ.

  • Hạnh nhân: Đây là một trong những loại hạt “đắt giá” bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang trong mình. Ngoài canxi và vitamin D là điều tất nhiên, nó còn chứa Omega 3 – loại chất béo thiết yếu với cơ thể.

  • Yến mạch: Nếu đã một lần thưởng thực thì sữa yến mạch sẽ khiến bạn không thể quên bởi vị ngọt, ngậy tự nhiên. Tôi chắc chắn bạn sẽ uống sữa yến mạch mỗi ngày khi biết rằng trong mỗi cốc sữa yến mạch 240ml sẽ cung cấp cho bạn 27% nhu cần canxi trong ngày.

  • Đậu nành: Nếu uống 100ml sữa đậu nành có nghĩa bạn được cung cấp 400mg canxi, lượng canxi được cho là lớn hơn cả trong sữa tươi. Ngoài ra sữa đậu nành còn nổi tiếng với nhiều chất chống oxy hóa, giúp chậm tốc độ tiến triển của gai cột sống.

Sữa đậu nành – ngoài canxi là chất chống oxy hóa hữu hiệu

Sữa đậu nành – ngoài canxi là chất chống oxy hóa hữu hiệu

3. Lưu ý cần nhớ khi uống sữa với bệnh nhân gai cột sống

Sữa cũng có thể trở thành “thuốc” điều trị gai cột sống nếu sử dụng đúng cách, nhất là trong trường hợp có nhiều bệnh mắc kèm thì những chú ý khi dùng sữa cho người bị gai cột sống sau đây càng có “giá trị”:

  • Mỗi người lớn cần 800 – 1000 mg canxi mỗi ngày. Dù uống loại sữa nào bạn cũng nên “cân đo đong đếm” lượng canxi cung cấp hàng ngày. Bởi vì quá giới hạn trên trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.

  • Không nên uống sữa lúc đói, buổi sáng sớm  bởi lúc đó hệ tiêu hóa của bạn chưa sẵn sàng đón nhận nó. Nên uống sữa sau khi ăn khoảng 30 phút.

  • Nếu bạn bị tiểu đường cần dùng sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường, tránh ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

  • Nếu bị mỡ trong máu thì sữa tách béo là loại bạn nên quan tâm. Ngoài ra kiểm tra định kỳ là điều không thể thiếu.

  • Tuân thủ điều kiện bảo quản mà nhà sản xuất đề ra.

  • Khi mở nắp hộp sữa, chỉ sử dụng trong thời gian quy định.

Sữa là nguồn dinh dưỡng quý giá với mọi người bệnh, điều này đúng trong cả gai cột sống. Hy vọng bài viết “Sữa dành cho người bị gai cột sống – NÊN hay KHÔNG?” sẽ gợi ý cho bạn loại sữa phù hợp cũng như cho bạn biết cần chú ý những gì khi uống sữa. Chúc bạn mau khỏe

 

Xếp hạng: 3 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH