Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh và những điều cần biết!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Gai đôi cột sống S1 là một bệnh bẩm sinh nhưng không hiếm gặp. Cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có đến 1 hoặc 2 trẻ mắc bệnh này. Bệnh mang đến nhiều phiền toái cũng như những biến chứng nguy hiểm cho trẻ khi lớn lên. Nếu bạn còn đang mơ hồ về căn bệnh cột sống bẩm sinh này thì cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Gai đôi cột sống bẩm sinh
Gai đôi cột sống bẩm sinh

1. Bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh s1 là gì?

Trong những bệnh bẩm sinh về cột sống thì gai đôi cột sống S1 và L5 bẩm sinh là loại bệnh khá nguy hiểm. Một bệnh lý hình thành sớm, ngay từ thời kỳ bào thai.

Gai đôi cột sống hay tật “nứt” đốt sống là một dị tật bẩm sinh, đốt sống S1 và L5 của trẻ bị tách làm đôi.  Bệnh này phát triển ngay từ khi còn trong giai đoạn bào thai, do ống thần kinh đóng không hoàn toàn và phần xương sống nằm trên của dây sống cũng không đóng hoàn toàn.

Gai đôi cột sống thường xảy ra tại đốt sống thắt lưng – cùng cụt, là nơi hai mẫu gai ghép lại chậm hơn các đốt sống phía trên và sự cốt hóa ở đoạn đốt sống này cũng chỉ hoàn thiện khi cơ thể khoảng trên 10 tuổi.

2. Triệu chứng gai đôi cột sống s1

Gai đôi đốt sống S1 là bệnh bẩm sinh, tuy nhiên bệnh thường không hiểu hiện ra bên ngoài từ khi còn nhỏ. Bệnh có thể ở thể ẩn và khi trưởng thành mới có những biểu hiện sớm, nhưng những biểu hiện này cũng rất dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh khác.

Theo các chuyên gia xương khớp thì gai đôi cột sống được biểu hiện bằng những triệu chứng sau:

  • Đau vùng thắt lưng cùng: Đây là biểu hiện nổi bật của bệnh, đau tại vị trí đốt sống S1 và L5. Khi ấn thì cảm giác đau tăng lên và có thể lan xuống chân hoặc sang hai bên bả vai, xuống đến cánh tay.
  • Co cứng cơ: triệu chứng này được bắt nguồn từ triệu chứng đau vùng đốt sống S1. Những cơn đau liên tục làm tê liệt cơ bắp, đặc biệt là vùng dọc xương sống. Cơn đau cộng thêm co cứng cơ sẽ khiến cột sống mất đi đường cong mềm mại vốn có mà trở nên cong vẹo, biến dạng cột sống.
  • Hạn chế vận động: Giữa mỗi đốt sống đều đóng vai trò như một khớp vận động. Khi gai cột sống xuất hiện cho dù ở bất cứ vị trí nào thì hạn chế vận động là điều dễ hiểu. Kèm theo mỗi cử động còn là cảm giác đau tăng lên.
  • Yếu chi, liệt chi: Gai đôi cột sống “đồng nghĩa” với việc hạn chế vận động, điều này diễn ra thường xuyên thường khiến cơ bắp, các chi không phát triển dẫn đến yếu chi, liệt chi.
Đau thắt lưng cùng -  triệu chứng điển hình của gai đôi cột sống s1
Đau thắt lưng cùng -  triệu chứng điển hình của gai đôi cột sống s1

Với những triệu chứng trên chắc bạn cũng đồng ý với tôi rằng đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Những triệu chứng mờ nhạt và không điển hình là “điểm cộng” nguy hiểm, khiến chúng ta khó nhận ra căn bệnh bẩm sinh và điều trị từ sớm.

3. Gai đôi cột sống bẩm sinh s1 có nguy hiểm không?

Trên đây mới chỉ là những triệu chứng của gai đôi cột sống, nó cũng đủ khiến bạn phải “rùng mình” vì căn bệnh này.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, nếu bạn đọc tiếp những biến chứng có thể gặp của gai đôi cột sống S1 thì bạn sẽ phải nâng cao hơn nữa mức độ cảnh giác với căn bệnh này:

3.1. Thoát vị đĩa đệm

Như đã biết ở trê, gai đôi cột sống S1 là hiện tượng đốt sống S1 bị tách làm đôi. Hậu quả quả hiện tượng này là đĩa đệm tại vị trí này bị tổn thương và thoát khỏi vị trí vốn có của nó và chèn ép lên dây thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm cũng là gây lên những cơn đau dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt hàng ngày. Từ thoát vị đĩa đệm còn có thể “nảy sinh” thêm nhiều biến chứng khác nguy hiểm không kém.

3.2. Đau thần kinh tọa

Cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc theo nó, những bất thường ở cột sống khó tránh khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của dây thần kinh, trong đó có biến chứng đau dây thần kinh tọa.

Gay cột sống S1 gây chèn ép dây thần kinh hậu quả là đau dây thần kinh tọa. Những cơn đau không chỉ tập trung ở vị trí bị gai đôi cột sống mà còn lan tỏa dọc cột sống.

Nếu bạn để ý, thì sẽ nhận thấy những cơn đau này sẽ xuất hiện sau khi bạn khom người, ho hay hắt hơi. Cơn đau thường có tính chất âm ỉ và “ghé thăm” nhiều vào ban đêm.

Ban đầu đau thần kinh tọa tập trung ở dọc cột sống, nhưng nếu không được điều trị đúng cách hoặc triệu để thì có thể lan xuống phía dưới như mông, đùi, cẳng chân.

Đau dây thần kinh tọa – Biến chứng nguy hiểm của gai đôi cột sống S1
Đau dây thần kinh tọa – Biến chứng nguy hiểm của gai đôi cột sống S1

3.3. Đau thần kinh liên sườn

Thần kinh liên sườn gồm 12 cặp và tập trung ở ngực và phần lưng. Khi đã có biến chứng đau dây thần kinh liên sườn tức là bạn cần chuẩn bị tâm lý trước những cảm giác đau tức vùng ngực, xương ức. Cũng như với đau dây thần kinh tọa, thì cảm giác đau sẽ “tăng vọt” khi bạn có ho, hắt hơi, vận động mạnh, …

3.4. Vẹo cột sống

Gai đôi cột sống S1 theo thời gian sẽ khiến toàn bộ cột sống biến dạng: cong vẹo cột sống hoặc gù. Nghiêm trọng hơn khi biến dạng cột sống có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bệnh nhân.

3.5. Rối loạn đại tiểu tiện

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh làm “đường truyền” của những dây thần kinh bị ảnh hưởng. Mà những dây thần kinh này “điều khiển” phản xạ của cơ thể, cụ thể là  phản xạ đại tiểu tiện. Khi gai đôi cột sống chèn ép những dây thần kinh này làm người bệnh không chủ động đi tiểu tiện, đại tiện theo ý muốn được.

3.6. Viêm màng não

Nói đến biến chứng viêm màng não có lẽ khiến nhiều người “giật mình”. Nguyên nhân do những dây thần kinh cột sống bị chèn ép trong thời gian dài.

3.7. Mất khả năng vận động

Mất khả năng vận động là biến chứng có thể gặp của gai đôi cột sống s1
Mất khả năng vận động là biến chứng có thể gặp của gai đôi cột sống s1

Dọc theo cột sống, là hệ thống dây thần kinh vận động, chi phối các hoạt động của các chi. Khi gai đôi cột sống gây ảnh hưởng đến những dây thần kinh này thì khả năng vận động của bệnh nhân cũng giảm, gây mất khả năng vận động, thậm chí là liệt chi.

4. Cách chữa gai đôi cột sống s1 bẩm sinh

Gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh, mục tiêu điều trị nhằm giảm thiểu biến chứng nguy hiểm có thể đến với người bệnh. Tùy vào mức độ của bệnh và thể trạng của bạn mà các chuyên gia sẽ dùng một hoặc kết hợp những phương pháp điều trị sau

4.1. Thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây là cách điều trị phổ biến và là phương pháp đầu tiên mà các bác sĩ áp dụng. Đơn thuốc gai đôi cột sống thông thường gồm những thuốc sau đây: thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống viêm, vitamin 3B, …

Mỗi thuốc đều có tác dụng và tác dụng không mong muốn riêng, điều bạn cần làm là tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ.

4.2. Thuốc Đông y

Những bài thuốc Đông y bao gồm những vị thuốc quý, hay những cây thuốc chữa gai đôi cột sống tại nhà là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi ít ảnh hưởng từ tác dụng không mong muốn của thuốc Tây.

Tuy nhiên, hiệu quả của những bài thuốc này cần được kiểm chứng trước khi sử dụng để tránh tiền mất tật mang.

4.3. Liệu pháp đông y

Châm cứu, bấm huyệt, … với những ưu điểm như an toàn, hiệu quả giảm đau tốt, không tác dụng phụ, giảm tiến triển của bệnh, … nên ngày càng được nhiều người tìm đến.

Xoa bóp bấm huyệt đỗ trợ điều trị gai đôi cột sống s1
Xoa bóp bấm huyệt đỗ trợ điều trị gai đôi cột sống s1

4.4. Phẫu thuật

Đây là lựa chọn cuối cùng khi bệnh đã trở nặng và những phương pháp điều trị trên không còn có tác dụng, người bệnh phải chịu quá nhiều đau đớn và hậu quả nặng nề từ gai đôi cột sống S1.

Phẫu thuật đôi khi được tiến hành với trường hợp trẻ sơ sinh, khi mà gai đôi cột sống S1 bẩm sinh có biến chứng khối thoát vị bao gồm dịch não tủy và tủy sống, các rễ thần kinh lồi ra sau. Những trường hợp này có nguy cơ nhiễm trùng cao cần phẫu thuật trong thời gian ngắn nhất.

5. Bệnh gai đôi cột sống S1 có di truyền không?

Gai đôi cột sống S1 có di truyền không?
Gai đôi cột sống S1 có di truyền không?

Gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh, nên không ít người lo lắng: liệu căn bệnh này có khả năng di truyền và ảnh hưởng đến con cái của mình?

Tính đến nay thì khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác về tính di truyền của căn bệnh này. Tuy nhiên, trên thế giới cũng có ghi nhận về trường hợp bố hoặc mẹ bị gai đôi S1 thì con sinh ra cũng bị gai đôi S1.

Chính vì vậy, nếu bạn bị gai đôi S1 bẩm sinh và đang mang thai hãy đi khám định kỳ để nhận lời khuyên kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa nhé!

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là căn bệnh phức tạp, cần điều trị kéo dài. Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần thiết về căn bệnh này, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn! Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gai đôi cột sống sống s1 hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn về tình trạng này.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH