Những cách phòng ngừa bệnh gout mà ai cũng nên biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Nhiều người có nguy cơ mắc bệnh gout mãn tính, do đó, hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh gout là một trong những điều mà mọi người quan tâm. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để ngăn ngừa bùng phát cơn đau gout.

Mục lục [ Ẩn ]
Cách phòng ngừa bệnh gout nên được thực hiện như thế nào?
Cách phòng ngừa bệnh gout nên được thực hiện như thế nào?

Bệnh gout là một trong hơn 100 tình trạng viêm khớp. Nó gây ra đau và cứng khớp, đặc biệt ở ngón chân cái. Mặc dù bạn không thể loại bỏ được bệnh gout hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ gây cơn đau bằng các thới quen hàng ngày. Sau đây là một số cách phòng ngừa bệnh gout:

Tránh và hạn chế sử dụng rượu

Sử dụng rượu làm tăng nguy cơ tăng acid uric trong máu và gât ra con gout. Một số người cho răng, rượu vang không gây ra cơn đau gout. Tuy nhiên, theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất cả các loại rượu đều có nguy cơ gây ra cơn đau gout.

Khi uống rượu đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, ngay cả khi chỉ uống một lần. Nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng lên mõi lần uống, vì vậy, bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu là cách phòng chống bệnh gout rất tốt.

Tránh và hạn chế sử dụng rượu bia
Tránh và hạn chế sử dụng rượu bia

Uống nhiều nước

Nước là một chất lỏng đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ. Không những thế, nó còn là tác động quan trọng giúp ngăn ngừa các cơn đau gout. Điều này là do việc tăng cường uống nước sẽ giúp thận khoẻ mạnh và đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Lượng nước được khuyến nghị hàng ngày thay đổi tuỳ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, giới tính và các yếu tố khác của mỗi người.

Trong một nghiên cứu cho thấy, uống đủ nước trong khoảng 24 giờ trước khi xuất hiện cơn đau gout có thể làm giảm đến tới 46% các cơn đau gout tái phát. Do đó, điều quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh gout là cần phải luôn cung cấp đủ nước. Cố gắng uống khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn được hydrat hoá.

Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý

Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout vì nó làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh trung bình của trong cơ thể. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng hợp lý cũng giúp giảm nguy cơ tăng triệu chứng bệnh gout.

Tuy nhiên, việc giảm cân quá đột ngột khiến cơ thể không thích nghi nhanh được với sự thay đổi của cơ thể thì có thể làm tăng khả năng bị bệnh gout trong một thời gian ngắn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Đối với những người xuất hiện nồng độ acid uric thấp, việc thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả.

Một số thực phẩm có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu và tăng cơn đau gout. Trong khi đó, một số thực phẩm khác có thể làm giảm cơn đau nhức mà bệnh gout gây ra.

Chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa bệnh gout
Chế độ ăn uống khoa học giúp ngăn ngừa bệnh gout

Các chuyên gia ước tính rằng một chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh gout phù hợp có thể làm giảm nồng độ acid uric lên đến 15%. 

Tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều purin có thể làm giảm bệnh gout, bao gồm:

  • Một số loại cá, động vật có vỏ như cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi, cá ngừ,...
  • Thịt đỏ như thị bò, thịt ngan, thịt cừu,...
  • Nội tạng động vật,...
  • Đồ uống có cồn

Thực phẩm chứa ít purin và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout bao gồm:

  • Trái cây tươi 
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo
  • Khoai tây, cơm, bánh mì và mì ống
  • Thịt gia cầm (mức độ vừa đủ)
  • Trứng (mức độ vừa đủ)

Kiểm soát tình trạng stress

Đối với một số người, stress kéo dài có thể kích hoạt các cơn đau gout. Điều này là bởi vì tình trạng stress quá cao có liên quan đến việc tăng nồng nồng độ acid uric .

Để hạn chế tình trạng stess xảy ra, bạn có thể tập luyện phương pháp thở bằng cơ hoành. Đây là một ký thuật thở bao gồm hít thở đều đặn. Ngoài ra, thiền và yoga cũng được chứng minh là làm giảm căng thẳng và giúp bạn quản lý những vấn đề hàng ngày.

Vận động nhẹ nhàng

Việc vận động nhẹ nhàng giúp các khớp được linh hoạt, đồng thời các chất trong khớp được tiết ra đều đặn và đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Do đó, hạn chế tình trạng đau khớp.

Bạn có thể rèn luyện nhẹ nhàng bằng cách tập các bài tập thể dục không quá mạnh như đi bộ, tập thái cực quyền, đi xe đạp,...

Tránh và hạn chế sử dụng các thuốc gây ra bệnh gout

Tránh và hạn chế sử dụng các thuốc gây bệnh gout
Tránh và hạn chế sử dụng các thuốc gây bệnh gout

Một số thuốc có liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống lao
  • Thuốc có tác dụng là tác nhân ức chế miễn dịch
  • Acid nicotinic
  • Aspirin
  • Các thuốc hoá trị độc tế bào

Trên đây là một số cách phòng ngừa bệnh gout mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn ngăn ngừa được cơn đau và cứng khớp do bệnh gout gây ra.
Nếu có băn khoăn hay thắc mắc về tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 4 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH