Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng trong chẩn đoán, đánh giá và điều trị trong nhiều thế kỷ qua. Hãy cùng tìm hiểu rõ nét về phương pháp này nhé.
1. Siêu âm cơ xương khớp là gì?
Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho phép chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý ở hầu hết các khớp của cơ thể con người như khớp vai, khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân, dây chằng,...
Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật có khả năng đặt độ phân giải cực cao tương đương với chụp CT hoặc MRI nên kết quả tương đối chính xác.
2. Kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp
Đối với kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp cần sử dụng ở tần số cao để cho hiển thị tức thì và có độ phân giải không gian tốt nhất. Do đó, nhờ có ấn chuẩn băng siêu âm mà mối tương quan giữa vị trí đau với tổn thương được làm rõ nhất.
Để siêu âm cơ xương khớp, một đầu dò siêu âm được kết nối với máy siêu âm, đồng thời để tạo điều kiện cho việc truyền sóng siêu âm từ đầu dò vào cơ thể cần bôi một lớp gel siêu âm trực tiếp lên da.
Sau đó, hình ảnh của vùng đích được được tạo ra ở máy siêu âm là kết quả của các sóng âm thanh bị dội ngược trở lại từ mô.
Khi thực hiện siêu âm cơ xương khớp:
- Dùng đầu dò Linear 7,5 - 12 MHz là lựa chọn tốt nhất để siêu âm gân.
- Dùng đầu dò cong 3,5 - 5 MHz để khảo sát rộng và sâu hơn những có thể tạo ra ảnh giả.
- Dùng tấm đệm khi khảo sát các gân nằm rất nông và những vùng bề mặt không bằng phẳng.
- Cần phối hợp giữa hình ảnh cắt ngang và cắt dọc để tạo ra sự tiếp cận không gian ba chiều.
>> Tư vấn về Bệnh Cơ Xương Khớp GỌI NGAY 0961 666 383
3. Chỉ định siêu âm cơ xương khớp
Các trường hợp cần được chỉ định siêu âm cơ xương khớp bao gồm:
- Rối loạn chức năng cơ xương khớp gây đau nhức
- Phần mô mềm và xương bị tổn thương
- Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc các bệnh lý lắng đọng tinh thể tại xương khớp
- Xuất hiện vật thể lạ trong khoang khớp, tràn dịch khớp hoặc sai khớp nhẹ
- Bệnh lý về dây thần kinh như bị chèn ép, chấn thương
- Xuất hiện khối u, phù nề, tụ dịch hoặc phát hiện có ngoại vật trong mô mềm
- Phát hiện dị tật bẩm sinh hoặc cơ vấn đề về phát triển xương khớp
- Khảo sát dây chằng
- Đánh giá hiệu quả điều trị sau phẫu thuật
- Hướng dẫn và lập kế hoạch cho thủ thuật xâm lấn
4. Quy trình thực hiện
Thực hiện siêu âm cơ xương khớp với quy trình như sau:
Trước khi siêu âm
Người bệnh nên mặc quần áo rộng, thoải mái hoặc áo choàng mà bệnh viện chuẩn bị. Tùy theo vị trí siêu âm mà người bệnh có thể được yêu cầu tháo bỏ trang sức và các vật dụng bằng kim loại để tránh ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.
Thực hiện siêu âm
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra hồ sơ bệnh án và/hoặc giấy chỉ định siêu âm. Sau đó tiến hành kiểm tra máy siêu âm và đầu dò.
Bệnh nhân ngồi hoặc nằm theo tư thế phù hợp với khớp cần siêu âm. Cho gel vào đầu dò siêu âm rồi tiếm tiến hành siêu âm khớp đã được chỉ định theo các mặt cả quy định nhằm phát hiện tổn thương.
Cuối cùng, bác sĩ đọc kết quả cho người bệnh. Tiến hành vệ sinh đầu dò siêu âm bằng gạc mềm.
Sau khi siêu âm
Sau quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ trả kết quả siêu âm cũng như giải thích chi tiết cho người bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động khác một cách bình thường mà không cần kiêng khem gì.
5. Công dụng của siêu âm cơ xương khớp
Mặc dù, siêu âm cơ xương khớp chỉ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhưng có thể mang lại những tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh.
5.1. Đối với chẩn đoán
Cho đến hiện nay, kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp đã mang lại những công dụng đặc biệt trong chẩn đoán như:
- Siêu âm khớp, gân, cơ bắp và dây chằng giúp đánh giá tình trạng chấn thương, viêm và thoái hóa cấu trúc xương.
- Chẩn đoán rách gân, viêm gân tại vai và gân Achilles mắt cá chân.
- Phát hiện các vết rách, bong gân và dây chằng.
- Phát hiện những khối mô mềm có đường kính nhỏ hơn 5 cm.
- Phát hiện chính xác hiện tượng tích tụ chất lỏng gây nên tràn dịch khớp trong mô mềm, tổn thương thần kinh ngoại biên và viêm màng hoạt dịch.
- Chẩn đoán khối u là lành tính hay ác tính, u nang hạch với hình ảnh chất lượng cao.
- Phát hiện được những thay đổi bệnh lý liên quan đến một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay.
- Phát hiện trật khớp hay tích tụ chất lỏng tại khớp hông hoặc cơ cổ, khối mô mềm.
- Siêu âm sử dụng hình ảnh Doppler màu hoặc hình ảnh dòng chảy máu sẽ phát hiện mức độ tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch trong mô mềm để đánh giá mức độ viêm khớp.
- Quan sát được cấu trúc màng hoạt dịch, dịch khớp đặc biệt là trong các trường hợp viêm màng hoạt dịch khớp hoặc tràn dịch khớp mức độ ít mà lâm sàng không phát hiện được.
- Siêu âm khớp cho phép phát hiện tình trạng viêm tại các khớp sâu như siêu âm khớp siêu âm khớp vai, siêu âm khớp gối, siêu âm khớp háng, siêu âm khớp cổ chân,...
- Siêu âm khớp giúp chẩn đoán bệnh với dấu hiệu tương đối đặc hiệu cho bệnh như dấu hiệu đường đôi trong bệnh gout.
- Đưa ra định hướng chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cộng hưởng từ (MRI).
5.2. Đối với điều trị bệnh
Siêu âm cơ xương khớp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc chẩn đoán mà nó có thể ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý như:
- Điều trị đau khớp, hút dịch từ một vùng cụ thể bằng cách xác định hướng kim trong khi tiêm vào các khớp hoặc mô mềm lân cận.
- Theo dõi tình hình bệnh trong quá trình điều trị, sự lành sẹo trong tổn thương gân cơ.
- Hướng dẫn chọc hút sinh thiết.
6. Ưu và nhược điểm của siêu âm vùng cơ xương khớp
Siêu âm cơ xương khớp được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị hiện nay, tuy nhiên nó cũng tồn tại những ưu nhược điểm như sau:
6.1. Ưu điểm
Ưu điểm của phương pháp siêu âm cơ xương khớp bao gồm:
- Phương pháp này thực hiện đơn giản, hiệu quả, không xâm lấn và có thể lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hại cho cơ thể.
- Có thể kết hợp với siêu âm có độ ly giải cao, thay thế cho chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Tiết kiệm chi phí.
- Phương pháp này an toàn nên hầu như không có tai biến.
6.2. Nhược điểm
Bên cạnh đó, siêu âm cơ xương khớp cũng có một số nhược điểm như sau:
- Do sóng âm thanh không thể đi xuyên qua xương nên siêu âm chỉ phù hợp với phân tích bề mặt cấu trúc xương chứ không thể đánh giá được các điều kiện liên quan đến xương.
- Có thể khả năng tạo ra hình ảnh giả do kỹ thuật siêu âm.
Trên đây là những thông tin về siêu âm cơ xương khớp mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ về siêu âm cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị bệnh lý cơ xương khớp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh lý cơ xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn MIỄN PHÍ về bệnh cơ xương khớp.