Đau mắt cá chân có phải dấu hiệu bệnh nghiêm trọng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Sưng đau mắt cá chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa phần chúng ta đều không chú ý đến triệu chứng này, cho đến khi cơn đau trở lên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động mới tìm cách xử lý. Vậy đau mắt cá chân là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Mục lục [ Ẩn ]
Đau mắt cá chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người
Đau mắt cá chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người

1. Triệu chứng đau mắt cá chân là bệnh gì?

Đau mắt cá chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người, do đây là vị trí quan trọng khi chuyển động của con người, nên dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố trong cuộc sống.

Mắt cá chân là nơi tập trung nhiều khớp nhỏ và các gân chạy từ chân đến bàn chân. Với cấu trúc khá phức tạp như vậy, nên chỉ cần có một vài tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương. 

Đa phần, chúng ta thường chủ quan với các chấn thương nhỏ ở vùng mắt cá chân, chỉ đến khi các cơn đau do mắt cá chân trở nên nghiêm trọng, gây ra các cản trở trong sinh hoạt, nhiều người mới tự hỏi “đau mắt cá chân là bệnh gì?” và tìm đến các sự trợ giúp để giảm đau.

Đau mắt cá chân có thể gây ra bởi chấn thương (bong gân, trẹo chân…) hoặc do bệnh lý như viêm khớp mắt cá chân. Tình trạng này có thể do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra và ở bất kỳ độ tuổi nào.

2. Nguyên nhân đau mắt cá chân

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau mắt cá chân phổ biến nhất:

  • Bong gân mắt cá chân: Là nguyên nhân chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá chân. Đa phần các trường hợp bong gân mắt cá là bong gân một bên, do bàn chân bị vặn về 1 bên. Hầu hết tình trạng bong gân mắt cá chân đều dễ chữa và thường hồi phục nhanh chóng. Thế nhưng, khớp mắt cá chân sẽ trở nên yếu hơn, các cơn đau dễ tái phát trở lại, nếu mắt cá chân không được bảo vệ cẩn thận.
  • Gout: Đau mắt cá chân có thể là dấu hiệu bệnh gout ở chân, vì thế bạn không nên chủ quan nếu đột nhiên khớp mắt cá chân bị đau dữ dội, tái phát thường xuyên, sờ vào mắt cá chân cảm thấy ấm, nóng.
  • Viêm khớp cổ chân: Khi sụn khớp bị thoái hóa làm các đầu xương cọ sát vào nhau, gây ra đau nhức vùng cổ chân. Ngoài ra, các chấn thương nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tổn thương khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm khớp cổ chân.

Trên đây chỉ là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau mắt cá chân, ngoài ra trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều yếu tố có thể khiến mắt cá chân của bạn bị tổn thương.

Nguyên nhân gây đau mắt cá chân
Nguyên nhân gây đau mắt cá chân

3. Sơ cứu khi bị đau sưng mắt cá chân

Khi bị đau mắt cá chân do bong gân hoặc chấn thương, nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự áp dụng các biện pháp sơ cứu tại nhà như sau:

  • Nghỉ ngơi: Khi bị đau mắt cá chân, bạn nên nằm nghỉ và hạn chế cử động cổ chân để tránh làm tổn thương thêm cơ, dây chằng hoặc các mô xung quanh khác.
  • Chườm đá lạnh: Phương pháp chườm lạnh vùng cổ chân bằng túi chườm đựng đá sẽ giúp giảm tình trạng sưng, xung huyết tại vị trí bị tổn thương và giúp giảm mắt cá chân. Bạn nên chườm đá trong khoảng 15-20 phút, trước khi chườm bạn cần đặt lên chân một chiếc khăn để tránh bị bỏng lạnh gây tổn thương da. 
  • Băng ép: Khi đó, bạn cần dùng băng thun, băng ép với lực vừa phải từ bàn chân lên đến đầu gối theo hình ngói lợp, lớp sau sẽ chồng lên 2/3 lớp băng trước. Việc này sẽ giúp giảm sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch chân.
  • Kê cao chân: Nằm kê chân lên cao sẽ giúp máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Khi nằm, bạn nên kê chân cao hơn khoảng 10-20cm và không nên kê quá cao khiến giảm lượng máu động mạch xuống chân.

Nếu thực hiện đúng phương pháp này sẽ giúp giảm đau mắt cá chân do bong gân, chấn thương hiệu quả.

Chườm lạnh là cách giúp giảm đau mắt cá chân tạm thời
Chườm lạnh là cách giúp giảm đau mắt cá chân tạm thời

4. Đau mắt cá chân uống thuốc gì?

Khi bị đau mắt cá chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chúng ta đều có tâm lý mong muốn cơn đau qua thật nhanh, để không còn cảm giác khó chịu. Vì thế các loại thuốc giảm đau luôn được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh đau mắt cá chân:

  • Thuốc giảm đau: Bao gồm 2 nhóm chính là thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và Corticosteroid với tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm sưng mắt cá chân. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai loại hoặc phối hợp chúng với nhau.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Dùng trong các trường hợp đau mắt cá chân do bệnh viêm khớp ( viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm khớp vẩy nến…). Thuốc có khả năng sửa đổi quá trình sinh lý bệnh của viêm khớp.
  • Thuốc chữa bệnh gout: Các trường hợp đau mắt cá chân cấp tính do gout thì việc sử dụng các thuốc nhằm làm giảm nồng độ acid uric trong máu là hết sức cần thiết.
  • Thuốc chữa loãng xương: Mặc dù đây là loại thuốc không được sử dụng để điều trị sưng đau mắt cá chân, nhưng nếu xương chắc khỏe hơn, thì khả năng bị sưng đau mắt cá chân cũng nhờ đó mà cũng ít xảy ra hơn.
  • Thuốc sửa đổi phản ứng sinh học: Là nhóm thuốc mới nhất trong điều trị viêm khớp dạng thấp, với cơ chế ngăn chặn một bước trong các giai đoạn của phản ứng viêm mà không ức chế toàn bộ hệ thống miễn dịch. Vì thế có thể cải thiện được tình trạng đau mắt cá chân do viêm khớp dạng thấp.
Các loại thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời
Các loại thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời

Trên đây là các thông tin cơ bản về tình trạng đau mắt cá chân, cũng như các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bạn không nên chủ quan với tình trạng đau mắt cá chân thường xuyên tái phát, vì nó có thể là dấu hiệu cảnh bảo một bệnh nghiêm trọng.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh xương khớp, nhất là các vấn đề liên quan đến mắt cá chân hãy gọi ngay đến số hotline 0961.666.383 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể và chi tiết nhất về tình trạng mà bạn đang gặp phải nhé.

Bình chọn

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH