Sưng mắt cá chân là gì? Những nguyên nhân và cách khắc phục

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bạn đang sưng mắt cá chân? Bạn thường xuyên cảm thấy mắt cá chân bị sưng đau và lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, hiện nay bị sưng mắt cá chân là triệu chứng rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về hiện tượng này.

Mục lục [ Ẩn ]
Sưng mắt cá chân nguyên nhân do đâu?
Sưng mắt cá chân nguyên nhân do đâu?

Sưng mắt cá chân hay một cảm giác bất kỳ nào gây khó chịu nào ở vùng khớp cổ chân. Cơn sưng đau này có thể gây ra bởi một chấn thương như bong gân hoặc do một tình trạng bệnh lý của các bệnh về xương khớp hoặc có thể do biến chứng của các bệnh mãn tính gây nên. 

Sưng đau mắt cá chân 
Sưng đau mắt cá chân 

Đây là một triệu chứng thường gặp nhưng một số nguyên nhân có thể mất đến vài tháng để triệu chứng này được chữa lành hoàn toàn. Vì vậy, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có cách xử trí phù hợp, giải quyết cơn sưng đau cho người bệnh.

Bị sưng mắt cá chân là bệnh gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng mắt cá chân hay cổ chân, tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bạn mắc phải hoặc tùy thuộc vào lối sống của mỗi người. Sau đây là những nguyên nhân mà thường gặp nhất: 

2.1. Bong gân

Bong gân cổ chân xảy ra khi phần khớp bị trật ra khỏi vị trí do người bệnh thực hiện một động tác đột ngột. Các trường hợp bong gân chủ yếu gặp trong chấn thương do chơi thể thao như: Bóng rổ, bóng chuyền,... hoặc do tự ngã hay gặp ở người cao tuổi. 

Sưng mắt cá chân do bong gân
sưng mắt cá chân do bong gân

Ngoài ra, một tác động mạnh nào đó từ bên ngoài khiến cho các cá chân bị thay đổi vị trí, bàn chân bị xoay không đúng tư thế cơ năng gây bong gân và sưng mắt cá chân. 

2.2. Viêm gân mắt cá chân

Gân cổ chân có đặc tính mềm dẻo và đàn hồi dính với cơ xương. Gân có vai trò vận chuyển lực của cơ đến khớp để thực hiện vận động đi lại, gấp duỗi bàn chân. Khi gân bị viêm hoặc kích ứng nhẹ sẽ gây ra đau và sưng. 

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm gân cổ chân đó là: cơn đau âm ỉ và dai dẳng ngày đêm tại vùng gân bị tổn thương. Mỗi khi cử động cơ đau tăng lên và có thêm dấu hiệu sưng đau mắt cá chân, sưng nề khi ấn vào đau nhói và rất khó cử động cơ vì quá đau.

2.3. Bệnh viêm khớp 

Khớp cổ chân là nơi tiếp giáp giữa nhiều xương với nhau. Có phần sụn bao phủ phần cuối của các xương để làm đệm cho xương khi chúng ta di chuyển. 

Theo thời gian, sụn dần bị thoái hóa và biến mất khiến cho các xương cọ xát trực tiếp vào nhau khi di chuyển. Viêm khớp cổ chân sẽ khiến người bệnh đau ở khớp xương và sưng khớp mắt cá chân kèm các khu vực xung quanh, các cử động khớp chân sẽ bị hạn chế. 

2.4. Bệnh gout

Bệnh Gout là một cái tên khá là quen thuộc trong các bệnh về xương khớp. Khi acid uric trong cơ thể tích trữ quá nhiều sẽ biến thành tinh thể urat và lắng đọng ở tất cả các khớp của bạn. 

Sưng mắt cá chân do bị gout
Sưng mắt cá chân do bị gout

Bị gout ở cổ chân chắc chắn sẽ gây ra đau dữ dội, nóng, đỏ và bị sưng mắt cá chân rất to. Nếu bị nặng lâu ngày có thể hình thành các hạt tophi làm cho mắt cá chân sưng càng to và lâu khỏi. 

2.5. Nhiễm trùng xương

Sau khi bị một chấn thương như gãy xương thường sẽ gây ra triệu chứng như nóng, đỏ, đau và sưng. Tuy nhiên các trường hợp nhiễm trùng xương rất hiếm gặp. Nếu nhiễm trùng ở xương cổ chân sẽ gây ra việc khó cử động và đặc biệt túi mủ có thể bị tích trữ gây đỏ và sung mat ca chan. 

Ngoài ra người bệnh có thể bị các triệu chứng của hội chứng nhiễm khuẩn như sốt, rét run, hơi thở hôi,...

2.6. Hội chứng ống cổ chân

Khi bạn mắc hội chứng ống cổ chân thường sẽ thấy các triệu chứng như đau bỏng rát, cảm giác kiến bò ở cổ chân lan ra bàn chân và các ngón chân, gan chân. 

Việc bị sưng cổ chân ở hội chứng này rất hay gặp, sưng có thể giảm đi sau một đợt điều trị và tái phát lại nhiều lần. Đặc biệt các triệu chứng biểu hiện dữ dội hơn khi đi bộ, vận động và nghỉ ngơi thì vẫn đau nhưng đỡ hơn. 

2.7. Khối u xương cổ chân

Khi bị u xương cổ chân có thể phát triển với kích thước lớn, gây chèn ép các mô khỏe mạnh dẫn đến cổ chân bị sưng ở mắt cá chân và đau rất nhiều với tính chất âm ỉ. 

Các khối u ác tính có thể diễn tiến thành ung thư nguy hiểm và di căn khắp cơ thể dẫn đến nhiều biến không thể lường trước được.

2.8. Mang thai

Có rất nhiều bà mẹ khi mang thai cảm thấy hoang mang khi cổ chân bị sưng nề, thậm chí cả bàn chân và cẳng chân cũng bị sưng. Sau đây là những nguyên nhân gây sưng cổ chân khi mang thai: 

Lười vận động đi lại và nằm nhiều

Khi mang thai các bà mẹ thường hạn chế vận động sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Đa số đều lựa chọn ngồi hoặc nằm trong thời gian rảnh dẫn đến các khớp cơ ở chân bị xơ cứng đặc biệt là cổ chân. Điều này dẫn đến gây đau khớp và sưng nề đỏ khớp cổ chân. 

sưng mắt cá chân khi mang thai
sưng mắt cá chân khi mang thai

Nội tiết tố thay đổi

Sự thiếu cân bằng nội tiết tố như estrogen sẽ gây ra kém hấp thụ canxi gây ra đau nhức các khớp cổ chân.

2.9. Tụ máu

Tụ máu gây sưng nề cổ chân thường xảy ra khi bị va đập mạnh, hoặc tổn thương bên trong gây vỡ các mao mạch, tĩnh mạch. Vì vậy, khi các mạch máu bị vỡ sẽ gây tụ máu làm sưng vùng cổ chân, mắt cá chân. Khi bị như vậy bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

2.10. Bệnh về tim thận

Bệnh thận sẽ dễ dẫn đến bệnh gout (gút)

Thận đảm nhận vai trò quan trọng trong chuyển hóa acid uric. Khoảng 2/3 lượng acid uric trong cơ thể sẽ được thải trừ qua thận, phần còn lại sẽ thải trừ qua gan và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Đặc biệt khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, khiến cho thận không thể đào thải ra bên ngoài gây tăng acid uric trong máu. 

Lượng acid uric không đào thải được ra ngoài sẽ cứ thế tích tụ và lắng đọng tại các cơ quan gây nên các triệu chứng của bệnh gút như sưng khớp mắt cá chân gây khó chịu. 

Bệnh nhân có bệnh thận mạn tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn rất nhiều. Vì thế, một trong những việc bạn nên làm ngay khi có biểu hiện bệnh gút là đi kiểm tra chức năng thận.

Bệnh tim dẫn đến bệnh về khớp

Triệu chứng thường gặp của bệnh thấp khớp cấp đó chính là viêm tim. Viêm tim là một biểu hiện rất đặc hiệu của bệnh thấp tim, có thể là viêm van tim, cơ tim hay màng trong tim, màng ngoài tim, toàn bộ tim… 

Bệnh nhân bị mắc bệnh viêm tim dẫn đến khớp thì tiên lượng khá dè dặt có thể dẫn đến từ vọng. Vì vậy, khi đó sưng mắt cá chân có thể là do bạn đã hoặc đang mắc bệnh tim mạn tính kéo dài.

2.11. Thừa cân béo phì

Ảnh hưởng của béo phì đến việc sưng mắt cá chân
Ảnh hưởng của béo phì đến việc sưng mắt cá chân

Người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương và một số bệnh lý khác do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất.

Người thừa cân béo phì thì rất dễ mắc bệnh gout. Vì vậy, các bệnh về khớp ở đây đều dễ gây ra triệu chứng sưng mắt cá chân không đau hoặc có thể đau do các bệnh lý trên. 

2.12. Yếu tố nguy cơ khác

Các yếu tố nguy cơ khác
Các yếu tố nguy cơ khác

Nghề nghiệp: Các công việc liên quan đến lao động chân tay hoặc chuyển động lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tổn thương khớp và viêm khớp. Đặc biệt là sưng ở mắt cá chân, do phải chịu trọng lượng toàn cơ thể. 

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó cũng có thể làm nặng thêm các bệnh khác và không tốt cho sức khỏe của bạn. 

Thực phẩm và thuốc: Một số trường hợp, thực phẩm nhiều purin như thịt đỏ cũng có thể làm dẫn đến các bệnh xương khớp cổ chân như gout. 

3. Mẹo chữa sưng mắt cá chân tại nhà

Khi bị sưng đau tại mắt cá chân, nếu tình trạng này xảy ra lần đầu tiên và mức độ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. Thực hiện đúng cách biện pháp dưới đây, tình trạng sưng đau mắt cá chân của bạn có thể cải thiện rất nhiều.

Nghỉ ngơi

Tuyệt đối không để mắt cá chân của bạn tiếp tục chịu đựng khối lượng cơ thể nặng nề. Vì vậy, bạn hạn chế di chuyển ở mức độ ít nhất có thể trong những ngày đầu. Nếu bạn cần phải đi lại, hãy tập sử dụng nạng nhằm giảm trọng lực đặt lên chân đang bị đau. 

Chườm lạnh

Bạn nên đặt một túi đựng viên nước đá nhỏ lên mắt cá chân của bạn trong ít nhất 20 phút mỗi lần sau đó nghỉ 90 phút mới được đặt tiếp. Cố gắng duy trì từ ba đến năm lần một ngày trong 3 ngày sau chấn thương sẽ có hiệu quả giúp giảm sưng và đau tê.

Các mẹo chữa sưng mắt cá cá chân
các mẹo chữa sưng mắt cá cá chân

Băng cố định

Bạn nên băng quấn quanh mắt cá chân bị thương bằng một miếng băng thun y tế, nhằm hạn chế cử động khó gấp duỗi, góp phần ổn định cấu trúc khớp.

Lưu ý không nên quấn băng thu quá chặt, chèn ép mạch máu lưu thông, càng khiến cho vùng này sẽ sưng đau hơn. 

Kê cao chân

Khi nằm, bạn cần giữ cho mắt cá chân của bạn nâng cao hơn bình thường. Tốt nhất là nâng cổ chân cao mức tim khi bạn nằm ngủ với một chiếc gối mềm để tránh sưng nề tại vị trí tổn thương. 

Sưng mắt cá chân là bệnh gì? Đây là câu hỏi chúng tôi rất hay gặp, nếu bạn đi khám chân thấy các dấu hiệu cận lâm sàng sau đây thì cần đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý: 

Đối với tất cả các triệu chứng do nguyên nhân kể trên bạn nên lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc gọi theo hotline để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn nên đến cơ sở y tế để chữa bệnh khi có những xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:

4.1. Xét nghiệm máu 

Dựa trên xét nghiệm sinh hóa máu, người có nồng độ Acid uric máu tăng là người mắc gout. Cụ thể đối với nam giới là trên 420 μmol/l, đối với nữ giới là trên 360 μmol/l

  • Thiếu máu: Khi bị viêm khớp dạng thấp kéo dài, mãn tính, người bệnh có thể bị tăng tiểu cầu, số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.
  • Tăng tốc độ máu lắng và CRP: Dấu hiệu này có giá trị để đánh giá tình trạng viêm khớp dạng thấp, gout và dùng trong theo dõi đáp ứng điều trị, nhưng đây lại là xét nghiệm không đặc hiệu.

4.2. Xét nghiệm dịch khớp

Khi bị bệnh gout: Kết quả xét nghiệm dịch khớp cho thấy có thành phần tinh thể urat trong dịch khớp. Dịch khớp viêm sẽ có nhiều tế bào cụ thể là > 2000 tb/mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

4.3. Chụp X Quang

Đối với bệnh gout: Kết quả X-quang thường cho thấy đối với giai đoạn muộn với hình ảnh đầu xương bị các khuyết theo hình hốc, gai xương, hẹp khe khớp…. Đối với giai đoạn sớm có thể không thấy các hình ảnh này.

Các bệnh viêm khớp khác: Giai đoạn đầu thấy mất vôi ở vùng đầu xương. Sau đó là khuyết xương hoặc ăn mòn xương phần tiếp giáp với sụn khớp, hẹp khe khớp. Sau cùng là huỷ hoại phần sụn khớp và đầu xương gây dính và biến dạng khớp.

Các chấn thương: hình ảnh Xquang sẽ cho thấy vị trí gãy xương, vỡ xương, chệch khớp,...tùy vào cơ chế chấn thương và vị trí chấn thương. 

Các xét nghiệm khác: 

  • Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Factor – RF)
  • Kháng thể kháng CCP (anti-cyclic citrullinated peptide antibodies – anti CCP) 
  • Sinh thiết: Màng hoạt dịch hoặc sinh thiết hạt dưới da.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị triệu chứng sưng mắt cá chân:

5.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. Điều trị sưng mắt cá chân bằng vật lý trị liệu không chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn mà nó còn mang lại hiệu quả rất cao đang được ứng dụng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh

Mục đích của vật lý trị liệu: 

  • Giảm đau tại mắt cá chân
  • Giảm sưng nề mắt cá chân
  • Duy trì vận động tại khớp tổn thương
  • Tạo điều kiện tốt cho quá trình liền xương của bệnh nhân
  • Tập luyện hỗ trợ giảm cứng khớp cổ chân 

5.2. Sử dụng thuốc

Khi được chỉ định sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào dùng điều trị đau, sưng mắt cá chân, bạn nên biết về công dụng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này.

5.2.1. Thuốc chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này bao gồm nhiều loại thuốc khác nhau, được sử dụng để giúp giảm đau và chống viêm, giảm sưng khớp mắt cá chân. Chúng còn sử dụng cho tất cả các dạng viêm khớp nói chung.

5.2.2. Corticosteroid

Thuốc này có tác dụng nhanh với bản chất tương tự như cortisone do chính cơ thể  tạo ra được sử dụng chủ yếu là để kiểm soát tình trạng sưng tại mắt cá chân

Các thuốc làm giảm sưng mắt cá chân
Các thuốc làm giảm sưng mắt cá chân

5.2.3. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là một trong những loại thuốc được kê phổ biến nhất cho nhiều dạng viêm khớp, không chỉ riêng sưng đau mắt cá chân. Chúng cũng được dùng để giảm đau do bong gân, gãy xương và các chấn thương khác tại mắt cá chân.

5.3. Phẫu thuật

Nếu mắt cá chân bị gãy nặng nề gây sưng đau mà không thể kiểm soát được bằng thuốc như trên, phẫu thuật có thể là lựa chọn cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật mắt cá chân thường được thực hiện nhất:

  • Sửa chữa gãy xương
  • Nội soi mắt cá chân 
  • Thay khớp mắt cá chân

Duy trì lối sống tích cực

Duy trì tập luyện tích cực giúp duy trì cử động cơ thể nói chung và khớp tại mắt cá chân nói riêng. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện tại nhà thích hợp. Tập luyện dưới nước như bơi hoặc thể dục nhịp điệu là đặc biệt có hiệu quả.

Giảm cân

Thừa cân sẽ tăng trọng lượng lên các khớp. Người béo phì tăng gấp 2-3 lần trọng lượng cơ thể lên lưng, gối và hông với mỗi bước di chuyển.

Nguy cơ phát triển bệnh xương khớp là cao hơn gấp nhiều lần ở người béo phì. Vì vậy, giảm cân nặng dư thừa chính là một cách để phòng ngừa bệnh viêm sưng mắt cá chân.

Massage

Liệu pháp mát-xa có thể giúp bạn giảm đau tạm thời. Nhưng phải đảm bảo rằng bạn được mát-xa bởi người có kinh nghiệm để cách chữa trị với khu vực bị sưng mắt cá chân phải hoặc trái. 

Bổ sung thực phẩm

Bổ sung thực phẩm phòng ngừa gây sưng mắt cá chân
Bổ sung thực phẩm phòng ngừa gây sưng mắt cá chân

Mặc dù chưa được chứng minh những việc bổ sung glucosamine dường như không giúp ích trong việc kiểm soát viêm xương khớp

Luyện tập thể dục thể thao

Thể dục thể thao hợp lý hàng ngày sẽ giúp cho bạn vừa có một sức khỏe dẻo dai, thân hình cân đối và đặc biệt còn mang lại hiệu quả bảo vệ xương khớp chắc khỏe mỗi ngày. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám bệnh và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nếu bạn có dấu hiệu sưng mắt cá chân có thể gọi đến hotline 0961 666 383 để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhất.  

Xếp hạng: 3.5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH