Đau vai gáy là căn bệnh không còn xa lạ và bất kỳ độ tuổi nào, đối tượng nào cũng có khả năng gặp phải tình trạng này. Đau vai gáy khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong lao động cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để ứng phó với chứng đau vai gáy hiệu quả?
1. Đau vai gáy là gì?
Đau mỏi vai gáy là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về cơ, xương, khớp; phổ biến nhất là thoái hóa cột sống. Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi chứ không riêng gì người cao tuổi như nhiều người thường quan niệm.
Đặc trưng của bệnh đau vai gáy là những cơn đau nhức, tê mỏi toàn bộ vùng cổ và vai gáy. Theo số lượng thống kê, có đến hơn 85% người phải ngồi 1 tư thế làm việc như công nhân may, lái xe, nhân viên văn phòng mắc phải chứng bệnh này.
2. Nguyên nhân đau cổ vai gáy
Theo các chuyên gia xương khớp, tình trạng đau cổ vai gáy có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến 80% các bệnh nhân mắc bệnh đau mỏi vai gáy có thể kể đến như:
- Mắc bệnh về xương khớp cổ: Thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống cổ,... là tác nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy hàng đầu.
- Thoái hóa khớp vai, viêm bả vai: Khiến khớp vai bệnh nhân bị tổn thương, tạo ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài.
- Lao xương: Đau vai gáy có thể do vi khuẩn lao tấn công vào hệ xương khớp, gây viêm nhiễm các đốt sống, lao xương gây ra các cơn đau nhức.
- Rối loạn dây thần kinh: Khi các dây thần kinh chạy qua vùng vai, cổ bị tổn thương hay kéo giãn quá mức cũng sẽ gây ra tình trạng đau vai gáy.
- Bệnh tim mạch: Xương lồng ngực và xương bả vai có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Cho nên, khi bị hở van tim hay nhồi máu cơ tim đều gây đau thắt ngực, đau lưng trên và đau hai bả vai.
- Do chấn thương: Người bị chấn thương bả vai có thể gây ra các cơn đau vùng cổ vai gáy âm ỉ, kéo dài.
- Sinh hoạt, làm việc sai tư thế: Dấu hiệu đau vai gáy có thể xuất hiện do ngồi cúi sát máy tính, nằm gục người xuống bàn, bê vác đồ nặng bằng vai, ngủ gối quá cao,...
- Căng thẳng, trầm cảm: Cơ thể và tinh thần mệt mỏi, stress trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên hệ cơ xương, cột sống, làm vai gáy đau mỏi.
3. Đau vai gáy là bị bệnh gì?
Đau vai gáy đa số lành tính, tuy nhiên nó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Cơn tăng huyết áp.
- Hội chứng nhiễm siêu vi (bệnh cảm cúm, á cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết).
- Tăng áp lực nội sọ.
- Các bệnh lý liên quan đốt sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đôi đốt sống cổ, quá phát mỏm ngang C7, lao xương khớp...).
- Viêm màng não, xuất huyết dưới nhện.
- Bệnh lý hố sau (U, xuất huyết...).
Tin liên quan
- Tất tần tật các phương pháp chữa thoái hóa cột sống
- 5 triệu chứng có thể bạn đang mắc thoái hóa đốt sống cổ và cách giải quyết tận gốc
- Bí quyết dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
- Điều trị thoát vị đĩa đệm - Giảm áp lực từ dây thần kinh
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm - Tại nhà và tại viện
- Thoát vị đĩa đệm nội xốp - 5 Thông tin "tuyệt đối" bạn phải biết!
4. Triệu chứng đau vai gáy
Sở dĩ đau mỏi vai gáy bị coi thường là do người mắc bệnh chưa nhận thức hết được mức độ nguy hiểm của nó. Nếu cơn đau thoáng qua, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hoặc xoa bóp 1 chút là khỏi thì không sao. Nhưng nếu chúng lặp lại nhiều lần kèm những triệu chứng sau thì hãy cảnh giác:
4.1. Đau mỏi vai trái phải
Triệu chứng đau mỏi, đau nhói dưới bả vai trái phải là biểu hiện của nhiều bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng.
4.2. Đau vai gáy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn
Nếu các cơn đau vai gáy kèm những biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi loạng choạng thì có nghĩa bệnh đã trở nặng, cần ngay lập tức tìm đến bác sĩ chuyên khoa.
4.3. Đau vai gáy tê chân tay
Đau mỏi vai gáy tê chân tay là tình trạng lưu thông máu đến các cơ vai gáy bị suy giảm. Nhiều trường hợp, người bệnh chủ quan để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
4.4. Căng cứng, khó vận động
Cổ bị căng cứng, khó cử động linh hoạt. Người bệnh đau vai gáy gặp khó khăn trong việc quay cổ qua trái, qua phải, đưa cổ lên xuống.
4.5. Sau khi ngủ dậy
Cơn đau vai gáy thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc trong một khoảng thời gian dài.
4.6. Mất ngủ
Đau mỏi vai gáy diễn ra liên tục khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, tâm lý lúc nào cũng mệt mỏi, khó chịu.
4.7. Đau lan xuống cánh tay
Lúc đầu có thể chỉ đau ở 1 khu vực nhưng dần dần cơn đau lan sang cả cánh tay, gây cảm giác nặng nề như không thể nhấc tay lên được.
4.8. Khó thở
Khi xuất hiện triệu chứng đau vai gáy kèm tình trạng khó thở là đang báo hiệu tình trạng bệnh đang có xu hướng trầm trọng hơn.
5. Đau vai gáy có nguy hiểm không?
Tùy theo nguyên nhân, chúng ta có thể nhận định bệnh đau mỏi vai gáy nguy hiểm như thế nào, mức độ ra sao. Ví dụ, nếu chỉ là lâu lâu bị một lần vì đứng, ngồi, nằm sai tư thế thì không sao.
Tuy nhiên, nếu bệnh xảy ra do nguyên nhân bệnh lý thì khả năng gặp nguy hiểm do chứng đau vai gáy rất có thể xảy ra. Trong trường hợp này, nếu hỏi bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, thì câu trả lời chắc chắn là có.
Nó có thể gây ra các biến chứng như rối loạn tiền đình, thiếu máu nuôi dưỡng não, rối loạn vận động cảm giác của tay, chèn ép tủy sống vùng cổ, chèn ép rễ dây thần kinh,...
6. Chẩn đoán và khám đau vai gáy
Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng của bệnh đau mỏi vai gáy như đã trình bày ở trên, bạn cần tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau vai gáy, người bệnh khi đến các cơ sở y tế sẽ được các bác sĩ:
- Hỏi thăm tiền sử bệnh để loại trừ các khả năng bệnh khác. Hỏi thăm các triệu chứng cụ thể mà người bệnh gặp phải.
- Đưa ra một số các xét nghiệm, chẩn đoán như: chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính; nếu cần thiết sẽ chụp cộng hưởng từ và đo điện não đồ, đo mật độ xương,...
7. Đau mỏi cổ vai gáy nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Trong quá trình điều trị, ngoài việc chỉ định các loại thuốc, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên về dinh dưỡng cho người bệnh để hỗ trợ việc điều trị. Vậy cụ thể, các chuyên gia y tế khuyên người bị đau mỏi vai gáy nên ăn gì và kiêng gì?
7.1. Thực phẩm nên ăn
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trần Văn Hùng “Chất béo chứa 1 nối đôi axit béo omega-3 vừa giúp hỗ trợ tim mạch, giảm cholesterol xấu trong máu vừa giảm thiểu các triệu chứng đau vai gáy".
Cho nên, người bị đau vai gáy cần bổ sung các thực phẩm như:
- Chứa axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, tảo biển, các loại hạt và dầu thực vật,...
- Bên cạnh đó, nên ăn nhiều hải sản tôm, cua, cá, ghẹ,... giàu canxi và khoáng chất.
- Rau củ, trái cây giàu vitamin.
7.2. Thực phẩm nên kiêng
- Thịt mỡ, jambon, xúc xích, nội tạng động vật, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, bơ các loại, bánh kẹo đồ ngọt,... Vì chúng có khả năng làm tăng cholesterol và lipid máu.
- Kiêng ăn thực phẩm giàu phốt pho, do photpho làm cản trở sự hấp thu canxi.
- Ngoài ra, hãy tránh xa chất kích thích có nhiều trong bia, rượu, cafe, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, đồ uống có ga,...
8. Điều trị đau vai gáy
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị riêng cho từng trường hợp cụ thể.
8.1. Điều trị Tây y
Thuốc Tây đem lại tác dụng nhanh chóng, giảm đau mỏi vai gáy ngay tức thì. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc Tây; bởi chúng có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng tham khảo các loại thuốc tân dược điều trị bệnh đau vai gáy sau đây:
- Thuốc Panadol Back và Neck: Giúp giảm đau, chống viêm nhiễm và tăng tuần hoàn não.
- Thuốc Alaxan: Chỉ định với những cơn đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp và đau toàn thân.
- Thuốc Acetaminophen: Có tác dụng để giảm đau và hạ sốt.
8.2. Mẹo chữa trị đau mỏi vai gáy tại nhà
Nếu tình trạng đau mỏi vai gáy đang ở mức nhẹ thì có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả mà các phương pháp này mang lại thì không thể đảm bảo chắc chắn.
Xoa bóp: Ngay khi thấy cơn đau xuất hiện, người bệnh hãy dùng tay xoa bóp vào vùng bị đau. Có thể sử dụng 1 số loại tinh dầu để đạt hiệu quả tốt hơn.
Bấm huyệt: Vùng cổ và vai gáy chúng ta có rất nhiều huyệt đạo. Nếu biết day, ấn đúng chỗ sẽ khiến cơn đau giảm đi nhanh chóng.
Cao dán: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cao dán trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau. Các tinh chất trong cao sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau tức thì.
Chườm nóng lạnh: Chườm nóng bằng ngải cứu hoặc chườm lạnh bằng đá, giúp xoa dịu các cơn đau mỏi vai gáy nhanh chóng.
8.3. Bài tập - yoga chữa đau mỏi vai gáy
Các bài tập - yoga cho người bị đau mỏi vai gáy dưới đây đều rất nhẹ nhàng và khá đơn giản. Người bệnh nên kiên trì luyện tập mỗi ngày để đạt hiệu quả cao
Tư thế con mèo: Quỳ lên, chống 2 tay cùng 2 chân xuống sàn. Hít sâu và ngửa cổ từ từ về phía lưng, giữ yên 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.
Động tác ưỡn cổ: Nằm ngửa xuống sàn nhà, lấy điểm tựa là vùng xương chẩm cùng mông. Từ từ ưỡn cổ và vai ra, hít thở sâu 5 giây rồi hạ xuống. Lặp lại 7 - 10 lần.
8.4 Chữa Đông y
Gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa đau vai gáy mà người bệnh có thể dùng. Lưu ý, tại các quầy thuốc Bắc có bán những vị thuốc này.
Bài thuốc 1: Bạch thược, nghệ vàng, đương quy, hoàng kỳ 12g mỗi loại;, khương hoạt, phòng phong 8g mỗi loại; quế chi 6g; cam thảo, gừng tươi 4g mỗi loại và 3 quả táo tàu. Sắc thành nước uống mỗi ngày 1 thang và chia thành 2 lần.
Bài thuốc 2: Đại táo, quy xuyên, hoàng kỳ, ma hoàng, xích thược 12g mỗi loại; sinh khương, khương hoạt, phòng phong 8g mỗi loại; trích thảo 4g. Sắc lên mỗi ngày dùng 1 thang.
9. Chữa đau vai gáy bằng Đông y gia truyền
Ngày nay, cuộc sống bận rộn và không đảm bảo chất lượng về nhiều mặt, nên tỉ lệ người bị mắc bệnh đau mỏi vai gáy ngày càng tăng cao. Sau một thời gian dài sống chung với căn bệnh này, rất nhiều người đã tìm đến với các sản phẩm Đông y gia truyền.
Trong đó, bài thuốc Trị Cốt Tán được bệnh nhân và giới chuyên môn đánh giá rất cao về hiệu quả, trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp, trong đó có bệnh đau vai gáy.
Trị Cốt Tán là bài thuốc gia truyền do Lương y Nguyễn Công Sáu dày công nghiên cứu và bào chế ra. Thành phần của Trị Cốt Tán hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn, gồm có: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Tất cả những nguyên liệu này đều được lựa chọn kỹ lưỡng, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh.
Với những công dụng tuyệt vời như:
- Loại bỏ các độc tố trên xương khớp.
- Giảm đau, tiêu viêm nhanh chóng.
- Giúp phục hồi các tổn thương và nâng cao thể trạng, bồi bổ sức khỏe.
- Giảm thiểu tối đa biến chứng do đau vai gáy gây ra và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Trị Cốt Tám được chứng nhận là "Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý. Lương y Nguyễn Công Sáu vinh dự được nhận "Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm" trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
Đã có hơn 50.000 bệnh nhân gặp phải các bệnh về xương khớp, trong đó có đau vai gáy được chữa khỏi sau khi sử dụng sản phẩm Trị Cốt Tán. Mỗi ngày, có hàng trăm lượt bệnh nhân gọi đến số hotline 0961 666 383 hoặc tới trực tiếp nhà thuốc Hải Sáu, để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh.
Phản hồi từ anh Văn Trí (Nghệ An) sau khi dùng 3 liệu trình Trị Cốt Tán: "Chẳng biết nói gì ngoài lời cảm ơn chân thành đến Lương y Nguyễn Công Sáu và toàn thể nhà thuốc Hải Sáu. Tôi cứ nghĩ sẽ bị chứng bệnh đau vai gáy hành hạ cả đời. May thay, gặp được Lương y và bài thuốc Trị Cốt Tán, tôi mới có thể khỏe mạnh và khả năng vận động được phục hồi gần như trước."
10. Phòng ngừa đau mỏi vai gáy
Ai cũng có thể mắc phải tình trạng đau vai gáy. Cho nên, việc phòng ngừa chứng bệnh này là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể:
- Mọi người nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, lựa chọn các bài tập phù hợp với mình.
- Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Nên đứng lên đi lại, vận động, nghỉ giải lao khi phải ngồi lâu.
- Giữ thẳng cổ, không cúi gập cổ quá lâu khi ngồi đọc sách, đánh máy.
- Bổ sung các thực phẩm giàu một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,... trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Nói tóm lại, cách ứng phó với chứng bệnh đau vai gáy tốt nhất là kết hợp sử dụng sản phẩm Trị Cốt Tán cùng chế độ luyện tập, ăn uống hợp lý. Hãy tự bảo vệ sức khỏe của chính mình!