Khớp vai kêu lục khục là tình trạng thường gặp ở nhiều người trung niên và cao tuổi khi sức khỏe hệ xương khớp bị suy yếu. Tuy nhiên hiện nay do thói quen sinh hoạt lười vận động nên tỷ lệ người trẻ gặp hiện tượng này đang ngày càng tăng cao. Vậy khớp vai kêu lục khục có phải là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm?
1. Vì sao khớp vai kêu lục khục?
Khớp vai là một trong những khớp có tần suất làm việc lớn trong cơ thể con người. Chính vì vậy khớp vai rất dễ có nguy cơ bị thoái hóa hoặc tổn thương.
Ở người bình thường khi các khớp vai hoạt động trơn tru sẽ không phát ra bất kỳ âm thanh nào khi cử động hoặc xoay khớp vai.
Nhưng khi gặp vấn đề về sụn khớp sẽ khiến 2 đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau gây ra hiện tượng vai kêu lục khục khi cử động. Nếu khớp vai phát ra âm thanh lục khục, lạo xạo lâu ngày mà không được chữa trị có thể gây hình thành lên gai xương nguy hiểm.
Vậy tại sao khớp vai của bạn lại kêu lục khục? Nguyên nhân khiến khớp vai kêu lục khục là gì? Đáp là như sau:
- Sụn khớp vai bị lão hóa: Khi sụn khớp bị lão hóa khiến phần khớp xương bị ăn mòn, nứt nẻ phần sụn bao bọc sụn khớp. Đồng thời lượng dịch bôi trơn khớp tiết ra ít là nguyên nhân khiến 2 đầu xương cọ xát gây ra tiếng khục ở khớp vai khi cử động.
- Gân bị tổn thương: Gân là phần nằm giữa các cơ và xương, nếu các gân bị viêm nhiễm, sưng lên sẽ cọ xát vào các khớp xương bả vai gây ra tiếng kêu lục khục.
- Khí gas thoát từ các khớp vai khi vận động: Khi các khớp vai cử động, phần dịch khớp cũng sẽ chuyển động theo tạo thành các bong bóng khí, những bong bóng này thoát ra ngoài sẽ tạo ra các tiếng kêu lục khục.
2. Khớp vai kêu lục khục cảnh báo bệnh gì?
Đa phần chúng ta đều lo lắng khi phát hiện khớp vai kêu lục khục, không biết do bệnh lý gì gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý gây ra tình trạng này:
- Viêm khớp bả vai: Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, người thường xuyên làm việc nặng hoặc chơi thể thao với cường độ mạnh. Người bệnh sẽ có biểu hiện, sưng đau ở khu vực bả vai, khớp vai kêu lục khục, lạo xạo khi cử động.
- Thoái hóa khớp vai: Đây là căn bệnh phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà hiện nay tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa khớp vai đang ngày càng tăng cao. Người bệnh thường cảm thấy đau, sưng, nóng ở khớp bả vai, gây khó khăn khi vận động. Khi đó, các đầu sụn khớp bị bào mòn, cộng thêm dịch khớp không đủ đã khiến khớp vai kêu lạo xạo.
- Gai khớp: Đây là hậu quả của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp không được điều trị kịp thời, gây hình thành lên các gai xương chèn ép vào dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng. Lúc này dịch khớp cũng bị khô gây ra tiếng kêu lục khục ở khớp vai.
- Vôi hóa khớp vai: Tình trạng lắng đọng canxi tại các mô sụn và xương dưới sụn sẽ dẫn đến tổn thương đầu sụn khớp. Đồng thời chính lớp vôi hóa này là nguyên nhân khiến khớp vai kêu lục khục kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu, có thể sốt cao tới 40 độ C.
- Tổn thương sụn: Tình trạng này thường gặp ở những người bị chấn thương sau tai nạn, tác động mạnh từ ngoại lực khiến sụn bị tổn thương, có thể nứt vỡ khiến phần xương dưới sụn bị lộ ra ngoài, từ đó khiến khớp vai phát ra tiếng kêu lục khục.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý xương khớp mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể tấn công vào mô sụn. Ở giai đoạn nặng, bệnh gây cứng khớp, đau nhức tại các ổ khớp và các ổ khớp lỏng lẻo phát ra âm thanh lục khục.
- Loãng xương: Là tình trạng giảm mật độ xương, khiến xương trở nên xốp, giòn, dễ gãy, đồng thời cũng có thể phát ra âm thanh lục khục tại các khớp xương khi vận động, trong đó có cả khớp vai.
Ngoài các bệnh lý khiến khớp vai kêu lục khục, đây cũng có thể là tình trạng vô hại, không gây nguy hiểm nếu khớp phát ra tiếng động nhưng không đi kèm bất cứ dấu hiệu nào khác. Nguyên nhân là do các túi dịch bên trong ổ khớp bị kéo căng bất ngờ do vận động.
3. Khi nào khớp vai kêu lục khục cảnh báo bệnh nguy hiểm?
Như đã trình bày ở trên, khớp vai kêu lục khục có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp, nhưng cũng có thể không gây hại. Vì thế xác định xem khi nào khớp vai kêu lục khục là dấu hiệu nguy hiểm là điều vô cùng cần thiết.
Nếu tình trạng khớp vai phát ra âm thanh khi vận động kèm theo các cơn đau hoặc gây khó khăn trong vận động, di chuyển thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp nguy hiểm.
Vậy khớp vai kêu lục khục nếu không chữa trị, có gây nguy hiểm không?
Trả lời: Nếu khớp vai kêu lục khục là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp mà không được chữa trị sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Hỏng khớp vai, vôi hóa khớp vai, biến dạng khớp, tê liệt vùng vai, cổ, lưng, có thể lan xuống cánh tay…
Do đó khi có các dấu hiệu này, bạn nên đến các cơ sở y tế có uy tín để thăm khám để xác định nguyên nhân gây hiện tượng này và tìm ra biện pháp điều trị kịp thời.
4. Chẩn đoán khớp vai kêu lục khục là bị bệnh gì?
Để chắc chắn tình trạng khớp vai kêu lục khục của bạn là do nguyên nhân gì gây ra, bác sĩ sẽ cần phải thăm khám dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh và các phương pháp hỗ trợ sau:
- Chụp X-quang xương bả vai: Để xác định tình trạng giảm mật độ xương, mất sụn khớp và có sự hình thành gai xương hay không.
- Chụp Cộng hưởng từ (MRI): Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ khớp vai kêu lục khục là do các vấn đề từ mô mềm (dây chằng, bao hoạt dịch,…), bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chụp MRI.
- Chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này sẽ giúp xác định chính xác vị trí và cơ quan bị tổn thương…
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm cần thiết với những trường hợp khớp vai kêu lục khục do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout,…
Dựa vào các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ có đủ cơ sở để khẳng định nguyên nhân gây ra tiếng kêu lục khục ở khớp vai là gì và làm thế nào để điều trị khỏi tình trạng đó.
5. Khớp vai kêu lục khục khi vận động phải làm sao?
Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị khớp vai kêu lục khục chính là xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc nguyên nhân đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện triệu chứng này:
- Tập thể dục thường xuyên: Việc tăng cường vận động khớp vai đúng cách sẽ giúp kích thích bao hoạt dịch, tăng cường hệ miễn dịch, khớp vai sẽ hoạt động trơn tru hơn. Vì thế bạn nên thường xuyên vận động, tập thể dục hằng ngày.
- Chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh: Các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, B, K.. sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh về khớp xương và hạn chế đau khớp vai kêu lục cục. Vì thế thực đơn hàng ngày của bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, xương sụn động vật, cá biển…
Như vậy, tình trạng khớp vai kêu lục khục có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bạn nên chủ động thăm khám để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị tận gốc để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định. Ngoài ra tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế và phòng ngừa được tình trạng này.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là bệnh loãng xương hoặc đang có băn khoăn, thắc mắc về căn bệnh này hãy liên hệ ngay đến số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và cụ thể nhất nhé.