Vôi hóa khớp vai là hậu quả của quá trình thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này sẽ khiến vùng vai tổn thương của người bệnh bị đau nhức gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Cùng tìm hiểu căn bệnh thoái hóa khớp bả vai trong bài viết dưới đây nhé.
1. Vôi hóa khớp vai là gì?
Vôi hóa khớp vai là hệ quả của trình thoái hóa khớp, là tình trạng lắng đọng canxi tại các mô sụn, làm cho các mô này bị cứng gây hạn chế vận động của các khớp xương vùng bả vai.
Hiện tượng vôi hóa khớp vai đặc trưng bởi sự hình thành các chồi gai, chồi xương ở đầu các khớp vai, khớp xương, thân đốt sống hoặc dây chằng. Các chồi gai này cọ sát với xương và dây thần kinh sẽ gây ra những cơn đau nhức kinh khủng cho người bệnh.
Việc phát hiện và điều trị sớm vôi hóa khớp bả vai sẽ giúp hạn chế các tác động xấu của bệnh đến sức khỏe.
2. Nguyên nhân gây vôi hóa khớp vai
Vôi hóa bả vai nói riêng và vôi hóa xương khớp nói chung đều là hệ quả của quá trình thoái hóa khớp. Vì thế bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này, Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cần phải kể đến bao gồm:
- Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến vôi hóa khớp vai, cũng như nhiều bệnh thoái hóa khác. Khi tuổi càng cao, hệ xương khớp bắt đầu bị suy yếu lâu dần gây thoái hóa xương khớp, nhất là người trên 50 tuổi.
- Chấn thương: Do tập luyện thể thao quá sức hoặc tập luyện sai tư thế, cũng có thể do té ngã tác động vào vùng bả vai… là nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai và vôi hóa khớp vai.
- Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải lao động nặng hoặc làm công việc chân tay sẽ dễ bị vôi hóa khớp vai hơn. Do các khớp và xương bả vai phải làm việc liên tục dẫn đến sụn khớp bị ăn mòn làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
- Các bệnh lý xương khớp như viêm khớp vai, loãng xương, thoái hóa khớp… có thể làm tăng nguy cơ bị vôi hóa khớp vai.
Vì thế, để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị vôi hóa khớp vai bạn cần có một hệ xương khớp khỏe mạnh, phòng chống thoái hóa và các chấn thương có thể xảy ra.
3. Triệu chứng vôi hóa khớp vai thường gặp
Ở mỗi vị trí xương khớp bị vôi hóa, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, những người bị vôi hóa khớp bả vai sẽ có những biểu hiện sau:
- Cảm giác đau nhức vùng xương bả vai. cơn đau có thể lan xuống cả vùng cẳng tay, cánh tay hoặc đau ngược lên vùng đầu gáy.
- Khi vận động, cơn đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn và giảm đi khi nghỉ ngơi.
- Cứng khớp khiến người bệnh khó vận động bình thường, nhất là vào buổi sáng.
- Đau vai do vôi hóa khớp bả vai thường có xu hướng đau tăng về đêm, nếu nằm nghiêng về phía vai bị tổn thương thì cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn.
- Chức năng vận động của vùng vai và cánh tay bị suy giảm, người bệnh khó cử động vung tay, giơ tay lên vô cùng khó khăn.
Các dấu hiệu vôi hóa khớp vai nêu trên chủ yếu chỉ xuất hiện khi tình trạng vôi hóa đã trở nên nghiêm trọng, gây ra các cơn đau nhức nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
4. Vôi hóa khớp vai có nguy hiểm không?
Như đã trình bày ở trên, vôi hóa khớp vai tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khó lường.
Vôi hóa khớp vai có thể dẫn đến tê vai, mất cảm giác vùng vai và chi trên, tình trạng này dễ gặp ở người cao tuổi nhất. Một số trường hợp nặng có thể không cử động được bả vai gây cản trở sinh hoạt của người bệnh. Nguy hiểm hơn là tình trạng liệt vai do vôi hóa khớp, trong trường hợp này người bệnh phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo mới có thể vận động được.
5. Chẩn đoán vôi hóa khớp vai
Để chẩn đoán bệnh vôi hóa khớp vai, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành khá, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý để có những khẳng định ban đầu về tình trạng mà người bệnh đang gặp phải.
Sau đó, tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu bao gồm:
- Chụp X - quang vùng xương bả vai
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Xét nghiệm chỉ số sinh hóa máu.
- Hút dịch bôi trơn trong lớp lót của khớp để tiến hành phân tích.
Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ khẳng định chính xác tình trạng bệnh và mức độ tổn thương, từ đó tìm ra biện pháp điều trị phù hợp.
6. Điều trị vôi hóa khớp vai như thế nào?
Bởi vì vôi hóa khớp vai là hệ quả tự nhiên của quá trình lão hóa do tuổi tác, nên chúng ta chưa có cách nào để đảo ngược quy luật này.
Thế nên, các phương pháp điều trị vôi hóa khớp vai chỉ có tác dụng làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh, duy trì chức năng vận động của các khớp và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Với mỗi người có thể trạng khác nhau, nguyên nhân gây bệnh vôi hóa khớp vai cũng không giống nhau thì sẽ được chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau. Thông thường sẽ gồm các phương pháp sau:
- Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp thường được áp dụng cho những đối tượng bị vôi hóa nhẹ và không cần phẫu thuật. Các loại thuốc chữa vôi hóa khớp vai thường được chỉ định bao gồm: Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ… Tuy nhiên các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách.
- Các phương pháp vật lý trị liệu: Phương pháp này sẽ giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn, cải thiện chức năng vận động của xương khớp. Khi thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu chữa vôi hóa khớp vai, người bệnh cần sự hỗ trợ của các nhân viên y tế để thu được hiệu quả cao nhất.
- Phẫu thuật: Với các trường hợp vôi hóa khớp vai nặng, không còn khả năng phục hồi hoặc việc áp dụng 2 phương pháp nêu trên không đem lại hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật thay khớp. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và có nguy cơ gây ra các biến chứng.
Ngoài các phương pháp nêu trên, sử dụng các loại thuốc đông y có công dụng bổ gân cốt đang được nhiều người quan tâm, vì có thể cải thiện tình trạng thoái hóa khớp bả vai, giúp khớp vai bị vôi hóa có thể hồi phục dần.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh vôi hóa khớp vai. Đây là một căn bệnh gây nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh, vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu bất thường bạn nên sớm đi kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhất.
Sức khỏe là điều đáng quý nhất và không thể mua được bằng bất cứ thứ gì. Hãy gọi ngay đến số hotline 0961 666 383 của nhà thuốc Hải Sáu, để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất!