Làm thế nào để thoát khỏi chứng bệnh vôi hóa cột sống?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Hiện nay, có rất nhiều người bị vôi hóa đốt sống, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Những cơn đau nhức, khó chịu do chứng bệnh này gây ra không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy làm thế nào để thoát khỏi bệnh vôi hóa đốt sống? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Vôi hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống là hiện tượng các phân tử canxi lắng tụ trên các dây chằng rồi bám vào thân đốt sống. Dẫn đến hình thành nên các gai ở đốt sống gây đau nhức, tê mỏi vùng cột sống. Chứng bệnh này thường gặp ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, bệnh vôi hóa cột sống đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, ai cũng có thể gặp vấn đề này. Đặc biệt là những người lao động nặng nhọc và nhân viên văn phòng.

Vôi hóa cột sống thường gặp ở người lớn tuổi
Vôi hóa cột sống thường gặp ở người lớn tuổi

2. Nguyên nhân vôi hóa cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống. Trong đó, các tác nhân chính phải kể đến như:

  • Quá trình lão hóa: Thực chất, vôi hóa cột sống là xu hướng thoái hóa tự nhiên ở vùng cột sống trong một độ tuổi nhất định. Khi đó, cột sống bị ảnh hưởng và dần hình thành nên các gai xương.
  • Chấn thương: Những hoạt động quá sức, té ngã, va chạm hàng ngày có thể làm tổn thương, ảnh hưởng đến cột sống. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa, vôi hóa đốt sống.
  • Tăng cân đột ngột: Những người béo phì, phụ nữ mang thai tăng cân đột ngột sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, gây nên căn bệnh vôi hóa cột sống.
  • Sai tư thế: Cột sống đóng vai trò chống đỡ cả cơ thể và chịu sức ép rất lớn từ bên ngoài tác động. Vì vậy, việc ngồi, nằm, đứng sai tư thế cũng là một yếu tố dẫn đến chứng bệnh này.

3. Triệu chứng vôi hóa cột sống

Thông thường, vôi hóa cột sống hay xuất hiện ở vùng cổ và lưng. Tại mỗi vị trí, bệnh lại có những triệu chứng riêng. Cụ thể như sau:

3.1. Triệu chứng vôi hóa cột sống lưng

Để có thể nhận biết bệnh vôi hóa cột sống lưng, mọi người hãy xem mình có gặp phải triệu chứng dưới đây không.

  • Thấy đau lưng khi vận động mạnh.
  • Đau nhức tại vùng cột sống lưng khi ngủ dậy, leo cầu thang.
  • Cứng khớp, tê mỏi xuống chi dưới và lưng trên.
  • Khả năng vận động bị ảnh hưởng, khó thực hiện các động tác cúi xuống, xoay trái, xoay phải.
  • Rối loạn đường đại tiểu tiện, không kiểm soát được.

3.2. Triệu chứng vôi hóa cột sống cổ

Những dấu hiệu điển hình của bệnh vôi hóa cột sống cổ bao gồm:

  • Cơn đau tăng lên khi vận động, quay cổ nhiều, giảm lúc nghỉ ngơi.
  • Đau lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay.
  • Gây sai lệch tư thế của cổ như vẹo cổ, sái cổ.
  • Hạn chế vận động, gặp khó khăn khi xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu,...
  • Cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi từ cổ xuống xương sống lưng, tay, chân.
  • Tổn thương ngoài cổ, gây đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, gầy rộc, mất ngủ.

4. Đối tượng nguy cơ của bệnh vôi hóa cột sống

Dựa vào nguyên nhân gây ra chứng vôi hóa cột sống, chúng ta có thể liệt kê các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này như:

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi, cụ thể là ngoài 40 tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ bị vôi hóa cột sống cao hơn nữ giới.
  • Nghề nghiệp: Những người ít vận động, làm việc ngồi một chỗ trong thời gian dài.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người béo phì hoặc người có chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ chất, cũng dẫn đến nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống.
Người béo phì có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống
Người béo phì có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống

5.  Vôi hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia y tế giải thích, vôi hóa đốt sống cổ là hiện tượng canxi lắng đọng trên dây chằng quanh khớp cổ. Từ đó, chèn ép rễ dây thần kinh, gây đau nhức vùng cổ, vai gáy rồi lan xuống cánh tay. Đi kèm với hiện tượng đau là triệu chứng chóng mặt, khó chịu, tức hốc mắt,... Vôi hóa cột sống nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, máu không lưu thông, nguy hiểm hơn có thể gây bại liệt, rối loạn cảm giác.

6. Vôi hóa đốt sống lưng

Tương tự như dạng vôi hóa ở cổ, vôi hóa đốt sống lưng hiện tượng canxi lắng đọng trên dây chằng quanh khớp lưng. Bệnh tiến triển nhanh, các cơn đau sẽ đi từ thắt lưng xuống chân thông qua đùi và hông, khiến người bệnh không thể dễ dàng vận động, đi lại hay mang vác bất kỳ thứ gì. Vôi hóa cột sống lưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hẹp tủy sống, chèn ép dây thần kinh. Đặc biệt, biến chứng nặng nề nhất mà người bệnh phải gánh chịu là bại liệt.

7. Vôi hóa cột sống có nguy hiểm không?

Vôi hóa cột sống nếu để lâu ngày không điều trị hoặc chữa sai cách, có thể gây nên nhiều hậu quả khó lường. Phải kể đến như:

  • Theo thống kê, có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh vôi hóa cột sống không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống cảm giác của cơ thể. Cụ thể, vôi hóa cột sống gây tê tay, cứng khớp, khiến cho các hoạt động bị cản trở.
  • Gây rối loạn chức năng đại tiện, tiểu tiện, khiến cho người bệnh không nhận thức được cảm giác muốn đi vệ sinh.
  • Ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, gây chèn ép phổi và khiến người bệnh khó khăn trong việc thở, kèm theo đó là những cơn đau lồng ngực dữ dội.
  • Ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh. Nếu bị nặng, người bệnh có thể mất khả năng đi lại.

8. Vôi hóa đốt sống có chữa được không?

Hiện nay, không một bác sĩ nào dám quả quyết 100% chữa khỏi được bệnh vôi hóa cột sống cho tất cả các bệnh nhân. Việc có thể chữa khỏi bệnh vôi hóa cột sống hay không còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu bệnh được phát hiện kịp thời, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì có thể chữa khỏi. Ngược lại, nếu bệnh để quá lâu thành mãn tính hoặc chữa sai cách thì rất khó để chữa dứt điểm. Vì vậy, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu bị vôi hóa cột sống, các bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

9. Vôi hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị bệnh. Những người bị vôi hóa cột sống cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất cần thiết giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm khiến bệnh tình biến chuyển nặng hơn.

Các thực phẩm nên ăn

  • Canxi: Sữa chính là loại thực phẩm chứa nhiều canxi dễ hấp thụ nhất. Ngoài ra, phải kể đến các loại hải sản như cá, cua, tôm và rau quả cũng giúp bạn hấp thụ canxi một cách rất tốt.
  • Đậu nành: Chứa nhiều chất giúp chúng bệnh nhân vôi hóa cột sống loại bỏ khả năng bị loãng xương. Đậu nành được chế biến đa dạng như sữa, đậu hũ làm thực phẩm trong bữa ăn.
  • Một số loại thịt: Nước hầm xương ống và sườn heo, bò có nhiều chondroitin và glucosamine. Đây là những chất tự nhiên có khả năng tăng cường canxi, ngăn ngừa vôi hóa cột sống, giúp sụn và xương chắc khỏe.
  • Trái cây: Các loại trái cây như chanh, cam, đu đủ, ổi, dứa, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C và men kháng viêm. Hai chất này có khả năng kháng viêm rất tốt.
Người bị vôi hóa cột sống nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C
Người bị vôi hóa cột sống nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin C

Các thực phẩm nên kiêng

  • Đồ ăn chiên xào cay nóng: Đồ ăn nhanh nhiều mỡ như dăm bông, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên,... có chứa rất nhiều cholesterol, rất ảnh hưởng đến bệnh vôi hóa cột sống.
  • Chất kích thích, đồ uống có cồn: Bia, rượu, thuốc lá là những loại mà người bị vôi hóa cột sống nên tránh xa.
  • Thịt đỏ: Có thể kể đến như thịt trâu, bò, dê và thịt chó khi ăn quá nhiều làm tăng lượng axit uric trong máu lên. Khi đó, các cơn đau nhức sẽ nặng hơn.

10. Chẩn đoán vôi hóa cột sống

Để có phương pháp điều trị thích hợp, việc chẩn đoán tình trạng bệnh có vai trò rất quan trọng. Có các phương pháp chẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống sau:

  • Triệu chứng lâm sàng: Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân thường mắc phải.
  • Chụp X-quang: Để quan sát các tổn thương ở cột sống cũng như các cơ quan nội tạng.
  • Chụp CT: Giúp biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh và phát hiện các biến chứng.
  • Chụp MRI: Để xác định chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân.

11. Phòng ngừa vôi hóa cột sống

Để phòng ngừa vôi hóa cột sống, mọi người cần chú ý:

  • Hạn chế các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt, tránh mang vác quá sức, không đứng hay ngồi lâu ở một tư thế.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất, vừa sức thông qua các bộ môn như đi bộ, yoga, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe đạp,...
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu canxi để nuôi dưỡng các khớp, tránh tình trạng co cứng cơ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể và tiến hành việc điều trị sớm.

12. Điều trị vôi hóa đốt sống

Tuy việc điều trị vôi hóa cột sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng các bác sĩ chuyên khoa đang từng bước cải thiện các phương pháp điều trị căn bệnh này. Hiện nay, bệnh đang được điều trị theo các hướng như sau:

12.1. Điều trị Tây y

Cách này hay được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị vôi hóa cột sống ở mức độ nhẹ. Việc điều trị chủ yếu để giảm triệu chứng và giảm sự phát triển của bệnh. Cụ thể người bệnh sẽ được chỉ định dùng:

  • Thuốc Glucosamine: Giúp thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn, làm giảm những cơn đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.
  • Thuốc giãn cơ: Metaxalone, Chlorzoxazone, Cyclobenzaprine giúp tác động lên hệ thần kinh trung ương làm giảm hoạt động co thắt cơ bắp. Đồng thời, có tác dụng an thần, giảm tác động của các cơn đau lên não.

12.2. Châm cứu và bấm huyệt

Phương pháp này có công dụng lưu thông khí huyết trong cơ thể. Một số huyệt cần thực hiện để chữa vôi hóa cột sống đó là:

  • Huyệt kiên tỉnh: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa bấm huyệt kiên tỉnh giữa phần vai và gáy cổ từ 1-2 phút.
  • Huyệt hậu khê: Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1-2 phút.
  • Huyệt phong trì: Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt và 4 ngón kia ôm lấy phần đầu, dùng lực vừa phải bấm vào huyệt từ 1-2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.

12.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa bệnh vôi hóa cột sống bao gồm các phương pháp như xoa bóp, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, kéo dãn, chiếu hồng ngoại. Những biện pháp này chủ yếu tác động lên hệ thống xương khớp, giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng vật lý trị liệu cần phải có sự chỉ dẫn của các chuyên gia. Không tự ý áp dụng, vì có thể làm cho bệnh vôi hóa cột sống trở nên trầm trọng hơn.

Chườm nóng giúp xoa dịu cơn đau do vôi hóa cột sống gây ra
Chườm nóng giúp xoa dịu cơn đau do vôi hóa cột sống gây ra

12.4. Chế độ sinh hoạt - thói quen

Bệnh vôi hóa cột sống hết sức nguy hiểm và có thể tấn công cơ thể vào bất cứ lúc nào. Để hỗ trợ quá trình điều trị chứng bệnh này, mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt - thói quen lành mạnh.

  • Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,...
  • Hạn chế việc vận động mạnh, mang vác vật nặng thường xuyên.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để đảm bảo sức khỏe.
  • Đứng, ngồi, nằm đúng tư thế. Sau một khoảng thời gian dài ngồi một chỗ thì nên đứng dậy đi lại.
  • Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức mạnh và độ bền của xương khớp.

12.5. Bài tập chữa vôi hóa cột sống

Bên cạnh việc điều trị bằng y học, cách điều vôi hóa cột sống bằng các bài tập dưới đây thực sự có hiệu quả, khi được áp dụng khoa học và có liệu trình.

Bài tập đạp xe không trọng lượng: Nằm ngửa xuống sàn, 2 tay song song với thân, 2 chân giơ lên cao vuông góc. Lần lượt đạp liên tục vào không khí như hành động đi xe đạp vậy. Thực hiện từ 20 - 30 phút một ngày.

Bài tập chân ép sát ngực: Nằm ngửa, 2 chân song song, cơ thể người thả lỏng. Gập chân sao cho gót chân áp sát với bờ hông. 2 tay đan vào nhau rồi úp chặt vào đầu gối từ từ kéo chân sát về phía ngực sau. Giữ nguyên khoảng 5 giây rồi từ từ hạ xuống. Lặp lại khoảng từ 15 - 20 phút mỗi ngày.

12.6. Chữa vôi hóa cột sống bằng thuốc Nam

Nếu phát hiện bệnh vôi hóa cột sống ở giai đoạn đầu thì các bạn có thể áp dụng các bài thuốc Nam dưới đây.

  • Bài thuốc đắp từ cây ngải cứu: Chuẩn bị 1 nắm muối, 1 nắm ngải cứu, 1 mảnh vải. Đem ngải cứu trải đều lên mặt vải, muối đem rang nóng sau đó đổ lên ngải cứu cột túm lại. Để ấm ấm, chườm vào vùng bị vôi hóa cột sống. Mỗi ngày áp dụng 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc từ cây hương nhu tía: Chuẩn bị cây hương nhu tía, cà gai leo, cỏ xước, sâm ngọc linh, thiên niên kiện với tỉ lệ đều nhau, mang đi rửa sạch phơi khô. Khi đã khô đủ độ thì cắt khúc bảo quản nơi khô ráo. Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng 100g thảo dược đã được phơi khô, đun với nước. Uống thay nước lọc hằng ngày trong vòng 1 tháng.

13. Trị Cốt Tán điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả tận gốc

Có một thực tế chúng ta có thể nhận thấy, những phương pháp dân gian, vật lý trị liệu, tập luyện hay điều trị thuốc Tây chỉ là giải pháp tạm thời, trước mắt… giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng đơn thuần. Chính vì thế, xu hướng tìm đến điều trị bệnh tận gốc từ thuốc Đông y đã và đang là sự lựa chọn ưu Việt hiện nay.

Bằng sự cống hiến hơn 30 năm trong nghề, lương y Nguyễn Công Sáu (Chủ nhà thuốc Hải Sáu) và vợ ông là lương y Lê Thị Hải đã không ngừng nghiên cứu, kế thừa và phát triển thành công phương thuốc chữa trị vôi hoá cột sống. Nhờ sự kết hợp bí quyết gia truyền 5 đời để lại cùng thực tiễn, lý luận y học cổ truyền, sản phẩm Đông y Trị Cốt Tán ra đời đã giúp hơn 50.000 bệnh nhân trên cả nước đẩy lùi bệnh xương khớp hiệu quả tận gốc.

Trị Cốt Tán xua tan nỗi lo bệnh vôi hoá cột sống
Trị Cốt Tán xua tan nỗi lo bệnh vôi hoá cột sống

Với sự kết hợp hoàn hảo của 2 loại thuốc uống và thuốc chườm, Trị cốt Tán dựa trên nguyên lý hoạt động "trong ẩm ngoài đồ" nên vừa có tác dụng tiêu viêm, giảm đau; loại bỏ độc tố lưu trú trong xương đồng thời bổ sung dưỡng chất phục hồi xương khớp và tổn thương ở cột sống từ sâu bên trong.

Đặc biệt, với nguyên liệu là 100% thảo dược nhiên nhiên như nấm linh chi, tam thất, quế chi, đan sâm, phòng phong… được loại bỏ hoàn toàn độc tố và làm giàu hàm lượng dược chất sẵn có nên sau khoảng 2 liệu trình điều trị Trị Cốt Tán, bệnh vôi hoá cột sống được đẩy lùi mà đảm bảo an toàn tuyệt đối.  

Chính vì vậy, sản phẩm Đông y gia truyền Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng của thuốc; các chuyên gia trong ngành đánh giá rất cao với rất nhiều chứng nhận, giải thưởng cao quý:

  • Top 100 Thương hiệu Sao vàng Việt Nam năm 2019
  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.

Với những cống hiến to lớn cho nền y học nước nhà, Lương y Nguyễn Công Sáu đã được Đài truyền hình VTV1 giới thiệu đến khán giả trong chương trình "Tuổi cao gương sáng" như một tấm gương của vị Lương y vừa có Tâm, vừa có Đức.

Link từ Đài truyền hình VTV: https://vtv.vn/video/tuoi-cao-guong-sang-tuoi-cao-tam-sang-343370.htm

Chương trình Góc nhìn người tiêu dùng của Đài truyền hình VTC đưa tin về bài thuốc Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu.

Link từ Đài truyền hình VTC: https://portal.vtc.gov.vn/chitiet/49921-kinh-te-so-07-04-2019.html

Sức khỏe là điều đáng quý nhất và không thể mua được bằng bất cứ thứ gì. Hãy gọi ngay đến số hotline 0961 666 383 của nhà thuốc Hải Sáu, để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ điều trị  bệnh hiệu quả nhất!

Xếp hạng: 4 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH