Cẩm nang thông tin về phương pháp điện châm

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Điện châm là phương pháp chữa bệnh được phát triển từ phương pháp châm cứu. Phương pháp này được biết là có tác dụng giảm đau, cải thiện triệu chứng bệnh,... Vậy, điện châm là gì và có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc này.

Mục lục [ Ẩn ]
Điện châm là gì?
Điện châm là gì?

1. Điện châm là gì?

Điện châm còn được gọi là châm cứu điện. Đây là phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Phương pháp này chữa bệnh bằng cách sử dụng dòng điện có điện cực nhỏ đi qua kim châm cứu để tác động lên huyệt đạo tương ứng trên cơ thể.

Phương pháp điện châm có đặc điểm: Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc và sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện.

Hiện nay có 4 phương pháp điều trị điện:

  • Điện trường tĩnh điện và ion khí
  • Dòng điện một chiều
  • Các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp
  • Dòng điện cao tần
Tìm hiểu thêm: Phương pháp cấy chỉ chữa bệnh

2. Châm cứu điện có tốt không? Ưu nhược điểm ra sao?

Trước khi nhận định về sự an toàn và hiệu quả của phương pháp này, bạn cần nắm được những ưu nhược điểm của nó như sau:

Ưu điểm của điện châm:

  • Theo đông y, bệnh lý gây ra do mất cân bằng âm dương, do đó, dưới tcas dụng của xung điện tác động vào huyệt có thể giúp giải phóng, ứ trệ và điều hòa âm dương.
  • Khi đưa dùng điện vào trong cơ thể, chúng sẽ đi vào từng ngóc ngách giúp người bệnh có khả năng bình phục cao.
  • Liệu trình kéo dài từ 10 - 15 ngày nên người bệnh có thể tiết kiệm thời gian di chuyển mà thu được hiệu quả cao. Qua đó, tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh.

Nhược điểm của điện châm:

Trong quá trình châm cứu nên quy trình không đảm bảo sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như chảy máu, vựng châm.

3. Tác dụng của châm cứu điện

“Châm cứu điện có tác dụng gì?” Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người bệnh. Dưới đây là một số tác dụng khi điện châm đúng cách.

Tác dụng của điện châm là gì?
Tác dụng của điện châm là gì?

Giảm đau mãn tính

Khi kích thích dòng điện vào các huyệt tương ứng làm cơ thể sản sinh chất hóa học trung gian tác động lên chức năng tế bào nội tiết theer lưới thân não, vùng dưới đầu, từ đó thúc đẩy sản xuất endorphin - chất nội tiết có lợi cho giảm đau.

Chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật, dòng điện từ cây kim sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, làm giảm cơn đau, ít phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe.

Giúp hỗ trợ hiệu quả của thuốc

Một số trường hợp người bệnh cần kết hợp điện châm với việc dùng thuốc để tăng tác dụng của thuốc đối với cơ thể, tiêu biểu là một số bệnh lý như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, liệt người, teo cơ.

Hỗ trợ điều trị đầy bụng, khó tiêu

Trị liệu bằng phương pháp này có thể giúp giải phóng khí ứ trệ trong bụng và điều hòa khí huyết, từ đó thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.

Giảm ảnh hưởng của chất hóa trị

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết điều trị bằng điện châm có thể ngăn chặn những tác dụng không mong muốn gây ra trong quá trình xạ trị. Điều này là do nó giúp nâng cao hệ miễn dịch, kích thích cơ thể sản sinh chất giảm đau tự nhiên và kiểm soát tác động xấu từ quá trình xạ trị.

Điều trị và ngăn ngừa bệnh mãn tính

Điện hâm được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý mạn tính như bệnh thần kinh, xương khớp, bệnh liên quan đến vận động,..

4. Chỉ định và chống chỉ định của điện châm

Chỉ định của phương pháp điện châm

Điện châm được chỉ định trong điều trị bệnh xương khớp
Điện châm được chỉ định trong điều trị bệnh xương khớp

Phương pháp điện châm thường được chỉ định để phòng ngừa và điều trị những bệnh lý như sau:

  • Bệnh về tuần hoàn: Lưu thông máu kém và tê bì chân tay.
  • Bệnh về thần kinh: Đau đầu, mất ngủ, bại liệt ở trẻ em, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, liệt dây thần kinh số 7, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, đau dây thần kinh liên sườn và đau dây thần kinh tọa.
  • Bệnh lý thuộc nhóm vận động: Tai biến dẫn đến liệt, hội chứng tự kỷ ở trẻ em, bại não ở trẻ và chứng chậm nói.
  • Bệnh xương khớp: Viêm khớp vai, đau vai gáy, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau lưng, cứng khớp, căng cơ và đau cơ.
  • Bệnh tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng, đau dạ dày và giảm nhu động ruột.
  • Các triệu chứng do thuốc điều trị ung thư: Đau nhức, buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, kén ăn và ăn uống khó tiêu.
  • Các bệnh lý khác: Tiểu đêm, bí tiểu, thừa cân béo phì, rối loạn kinh nguyệt, cảm cúm, viêm xoang và đau răng.

Chống chỉ định của phương pháp điện châm

  • Các trường hợp cấp cứu
  • Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, thiếu máu, người mắc bệnh tim, trạng thái không ổn định, sử dụng rượu hoặc chất kích thích, quá đói hoặc quá no
  • Người bệnh tiểu đường nặng
  • Bệnh lý về đông máu
  • Lở loét ngoài da
  • Phụ nữ đang có kinh
  • Đau do chấn thương như gãy xương
  • Không châm sâu vào các huyệt: Phong phủ, Á môn, Liêm tuyền và các huyệt vùng bụng, ngực, rốn, đầu vú.

5. Kỹ thuật điều trị điện châm trên huyệt

Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây:

5.1. Các cách điều trị điện châm trên huyệt

Kỹ thuật dùng kim dẫn vào huyệt
Kỹ thuật dùng kim dẫn vào huyệt

Hiện này có 2 cách điều trị bằng phương pháp điện châm, đó chính là:

  • Dùng kim dẫn vào huyệt: Bác sĩ tiến hành đưa kim vào huyệt đã được xác định trước đó và dùng xung điện tiếp xúc với kim châm và dẫn điện vào huyệt. Kỹ thuật này sẽ giúp dòng điện đi thẳng vào từng tế bào và kích thích liên tục tại các huyệt vị.
  • Đưa điện qua da vào huyệt: Bác sĩ đặt những điện cực bản dẹt lên da tại những vị trí xác định trước đó. Cố định lại bằng băng dính, sau đó cho máy điện châm tiếp xúc với các điện cực. Tuy nhiên dòng điện có mật độ tiếp xúc, không gây khó chịu nhưng không được đánh giá cao như kỹ thuật trên.

5.2. Quy trình kỹ thuật điện châm

Điện châm là phương pháp trị liệu được thực hiện với những bước cơ bản như sau:

Xác định huyệt vị trước khi tiến hành điện châm
Xác định huyệt vị trước khi tiến hành điện châm

Bước 1: Xác định huyệt đạo tương ứng dựa trên tình trạng của người bệnh

Kỹ thuật này thường dùng một trong hai cách như sau: 

  • Chọn huyệt theo lý luận Y học cổ truyền
  • Chọn theo học thuyết thần kinh

Bước 2: Lựa chọn dòng điện và điện cực thích hợp

Lựa chọn dòng điện:

  • Dòng điện một chiều: Dùng trong trường hợp người bệnh có cơn đau cấp tính.
  • Dòng điện xung: Dùng trong trường hợp người bệnh cần điều trị bại liệt, đau nhức cơ xương, giảm tuần hoàn máu do viêm, co thắt mạch,...

Lựa chọn cực điện:

  • Cực âm: Tác dụng tăng cường chuyển hóa, kích thích cảm giác, tăng trương lực cơ,...
  • Cực dương: Tác dụng giảm đau, giảm cảm giác mẫn cảm, hạn chế co thắt,...

Bước 3: Bác sĩ kiểm tra và đảm bảo núm điện đang chỉ về vị trí 0. Sau đó tiến hành điện châm vào các huyệt vị đã được xác định trước đó.

Bước 4: Dẫn điện vào huyệt đạo bằng cách cho các điện cực tiếp xúc với kim.

6. Một số câu hỏi về điện châm

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc về phương pháp điện châm:

Thực hiện điện châm diễn ra trong bao lâu?

Điện châm chữa bệnh trong bao lâu?
Điện châm chữa bệnh trong bao lâu?

Thời gian thực hiện phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như trạng thái bệnh lý của người bệnh. Thông thường, người bệnh được tiến hành từ 10 - 15 lần, mỗi lần 30 đến 1 tiếng. 

Mỗi liệu trình diễn ra trong nửa tháng và mỗi người bệnh cần thực hiện 1 - 3 liệu trình. Nếu sau 3 đợt điều trị mà không có tác dụng, người bệnh cần thực hiện đổi phương pháp trị liệu khác.

Điện châm có đau không?

Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ có cảm giác nhói nhẹ trong quá trình điều trị, đặc biệt là khi kim đi qua da. Tuy nhiên biểu hiện này sẽ nhanh chóng mất đi nên người bệnh không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu tâm trạng người bệnh không ổn định, những cơn đau có thể kéo dài và tạo ra cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Do đó. trước khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần thư giãn và cải thiện tâm lý để tránh triệu chứng đau xảy ra.

Điện châm có an toàn không?

Điện châm được cho là một phương pháp an toàn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện người bệnh có thể gặp phải một số tác động xấu như sau:

  • Gãy kim
  • Chảy máu khi rút kim 
  • Tai biến do vặn nút điều chỉnh đột ngột hoặc do chiết áp của máy
  • Choáng điện, ngừng tim, rối loạn nhịp tim, động kinh và nhức đầu
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Vựng châm (toát mồ hôi, hoa mắt, tay chân lạnh,...)
  • Điện giật, chập điện

7. Những điều cần lưu ý khi điện châm chữa bệnh

Lưu ý khi thực hiện điện châm
Lưu ý khi thực hiện điện châm

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Trước khi châm cứu cần giữ tâm trạng thoải mái, không căng cứng cơ.
  • Người bệnh chỉ nên thực hiện khi cần thiết.
  • Nên thực hiện châm cứu điện tại các cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và dụng cụ kỹ thuật đảm bảo an toàn.
  • Sau khi điện châm, người bệnh nên nằm nghỉ 10 - 15 phút ở phòng khám để phát hiện những triệu chứng bất thường.
  • Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý ngưng điều trị.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều nếp, hải sản, rượu bia,... trong quá trình châm cứu.

Trên đây là bài chia sẻ về phương pháp điện châm mà người bệnh có thể tham khảo. Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều tình trạng bệnh nhưng người bệnh cũng cần thận trọng trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh tiến hành phương pháp trị liệu này, người bệnh có thể kết hợp với các thuốc khác như thuốc Đông y Trị Cốt Tán dành cho người bệnh xương khớp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng về bệnh xương khớp hoặc có câu hỏi nào liên quan đến sản phẩm Trị Cốt Tán, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH