Corticoid - Thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Corticoid (Corticosteroid) là một trong những thuốc chống viêm được sử dụng trong người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh xương khớp có nên sử thuốc chứa corticoid không. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Corticoid là gì?
Corticoid là gì?

1. Corticoid là gì?

Corticoid hay Corticosteroid là hormon steroid được sản xuất trong vỏ thượng thận. Nó có vai trò quan trọng trong điều hòa các chất điện giải và duy trì các chức năng sống của cơ thể.

Ở trạng thái sinh lý bình thường, vỏ thượng thận bài tiết ra 2 hormon chính là:

  • Glucocorticoid như cortisol ảnh hưởng đến chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein, đồng thời có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, chống tăng sinh và co mạch.
  • Mineralocorticoid như aldosterone chủ yếu tham gia vào việc điều chỉnh cân bằng điện giải và nước bằng cách điều chỉnh sự vận chuyển ion trong tế bào biểu mô của ống thận.

Trong lâm sàng, thường sử dụng Glucocorticoid có tác dụng làm giảm viêm trong cơ thể và hoạt động của hệ thống miễn dịch. 

2. Cơ chế tác dụng

Corticoid tổng hợp bắt chước hoạt động của corticosteroid tự nhiên và có thể được sử dụng để thay thế corticosteroid ở những người có tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ lượng corticosteroid.

Tuy nhiên, chúng thường được sử dụng với liều lượng cao hơn thay thế để điều trị các bệnh về miễn dịch, viêm hoặc cân bằng muối và nước.

Corticoid có tác dụng chống viêm
Corticoid có tác dụng chống viêm

Cụ thể, cơ chế tác dụng của corticoid như sau:

  • Tác dụng chống viêm: Ức chế sự di chuyển của bạch cầu đến tổ chức viêm; giảm tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm và ức chế giải phóng các men tiêu thể, từ đó giảm hoạt tính của các chất trung gian gây viêm.
  • Tác dụng chống dị ứng: Corticoid giúp phong tỏa các phản ứng giải phóng các chất trung gian hóa học gây dị ứng: histamin, serotonin,...
  • Tác dụng ức chế miễn dịch: Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T, giảm sản xuất Interleukin 1 và 2; ức chế sản xuất TNF, giả hoạt tính diệt khuẩn, gây độc và nhận diện kháng nguyên của đại thực bào.

3. Tác dụng phụ của corticoid

Corticosteroid là loại thuốc mạnh có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chúng chỉ được sử dụng nếu lợi ích được cho là lớn hơn nguy cơ. Nguy cơ gặp các tác dụng phụ phần lớn phụ thuộc vào:

  • Loại thuốc đang sử dụng: Dạng viên nén có nhiều khả năng gây ra tác dụng phụ hơn so với thuốc hít hoặc thuốc tiêm.
  • Liều lượng: Liều lượng càng cao, nguy cơ phát triển các tác dụng phụ càng lớn.
  • Thời gian điều trị: Khả năng bị các phản ứng dụng phụ hơn nếu bạn dùng thuốc viên steroid trong hơn ba tuần.
  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ và người già có nhiều khả năng gặp tác dụng phụ nhiều hơn.

Thuốc hít corticoid

Steroid dạng hít thường có ít hoặc không có tác dụng phụ nếu được sử dụng ở liều lượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể gây ra:

  • Đau miệng hoặc cổ họng
  • Chảy máu cam nhẹ
  • Khó nói hoặc giọng khàn
  • Ho
  • Nấm miệng

Súc miệng bằng nước sau khi sử dụng thuốc có thể giúp ngăn ngừa nấm miệng và sử dụng một thiết bị gọi là ống đệm với thuốc của bạn có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khác.

Steroid dạng hít ở liều cao đôi khi có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn thường liên quan đến viên nén steroid nhưng trường hợp này rất hiếm.

Corticoid bôi ngoài da
Corticoid bôi ngoài da

Tiêm corticoid

Steroid được tiêm vào cơ và khớp có thể gây đau và sưng tại chỗ tiêm. Tiêm steroid cũng có thể gây ra yếu cơ hoặc gân, vì vậy bạn có thể được khuyên để vùng điều trị nghỉ ngơi trong vài ngày sau khi tiêm. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng, đỏ mặt, mỏng và sáng da ở vùng tiêm.

Viên steroid

Sử dụng corticoid đường uống không quá ba tuần, ít có khả năng gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, nó có thể gây ra:

  • Tăng cảm giác thèm ăn 
  • Mụn
  • Thay đổi tâm trạng chẳng hạn như trở nên hung hăng, cáu kỉnh và nóng tính
  • Da mỏng dễ bầm tím
  • Yếu cơ
  • Vết thương chậm lành
  • Hội chứng Cushing
  • Loãng xương
  • Tiểu đường
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể
  • Loét dạ dày - tá tràng
  • Vấn đề sức khỏe tinh thần: trầm cảm, lo lắng, nhầm lẫn và ảo giác
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng: đặc biệt là bệnh thủy đậu, bệnh zona và bệnh sởi
  • Giảm tốc độ tăng trưởng ở trẻ em

4. Các thuốc thuộc nhóm corticoid

Các thuốc thuộc nhóm corticoid có thể phân chia theo cách như sau:

4.1. Theo cấu trúc hóa học

Nói chung, corticosteroid được chia nhóm thành bốn loại dựa trên cấu trúc hóa học:

+ Nhóm D1 (Được halogen hóa): Alclometasone dipropionate, betamethasone dipropionate, betamethasone valerate, clobetasol propionate, clobetasone butyrate, fluprednidene acetate và mometasone furoate.

+ Nhóm D2 (Este tiền chất không bền): Ciclesonide, cortisone acetate, hydrocortisone aceponate, hydrocortisone acetate, hydrocortisone buteprate, hydrocortisone butyrate, hydrocortisone valerate, prednicarbate và tixocortol pivalate.

Thuốc corticoid được phân loại theo đường dùng
Thuốc corticoid được phân loại theo đường dùng

4.2. Theo đường dùng

  • Thuốc dùng theo đường bôi tại chỗ: Dạng thuốc này được sử dụng tại chỗ trên da, mắt và niêm mạc.
  • Thuốc dạng hít (Dùng cho niêm mạc mũi, xoang, phế quản, phổi): Flunisolide, Fluticasone furoate, Fluticasone propionate, Triamcinolone acetonide, Beclomethasone dipropionate, Budesonide, Mometasone furoate và ciclesonide.
  • Thuốc dùng theo đường uống: Chẳng hạn như prednisone, methylprednisolone hoặc dexamethasone.
  • Thuốc dùng đường tiêm: Methylprednisolon acetat, Betamethasone,...

5. Chỉ định

Corticoid được sử dụng trong bệnh viêm khớp dạng thấp
Corticoid được sử dụng trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Thuốc corticoid được chỉ định trong những trường hợp bệnh như sau:

  • Dị ứng và hô hấp: Hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, phù mạch, sốc phản vệ, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, polyp mũi, viêm phổi quá mẫn, viêm phổi tăng bạch cầu ái toàn.
  • Da liễu: Pemphigus vulgaris và viêm da tiếp xúc.
  • Nội tiết: Bệnh lý Addison, suy thượng thận và tăng sản thượng thận bẩm sinh.
  • Tiêu hóa: viêm đại tràng, bệnh Crohn và viêm gan tự nhiên.
  • Huyết học: Lymphoma, bệnh bạch cầu, chứng tan máu, thiếu máu và bệnh đa u tủy.
  • Thấp khớp học: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa cơ, viêm da cơ, viêm đa ống và viêm mạch máu.
  • Nhãn khoa: viêm màng bồ đào, viêm dây thần kinh thị giác và viêm kết mạc.
  • Tình trạng khác: Bệnh đa xơ cứng tái phát, cấy ghép nội tạng, hội chứng thận hư, viêm gan mãn tính, phù não, ung thư tuyến tiền liệt và tendinosis.

6. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng của từng thuốc corticoid khác nhau đối với các bệnh khác nhau và người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ cho cơ thể.

Liều dùng thuốc corticoid
Liều dùng thuốc corticoid

Bên cạnh đó, người bệnh cần nắm rõ những nguyên tắc sử dụng thuốc như:

Đối với thuốc uống và thuốc tiêm

  • Dùng liều thấp có tác dụng trong thời gian ngắn. Nếu sử dụng lâu dài, người bệnh cần giảm dần liều có tác dụng theo chỉ định.
  • Liều cao: Dùng cho người bệnh trong tình trạng nặng và sử dụng lâu dài. Dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc ⅔ liều vào buổi sáng và ⅓ liều vào buổi chiều.
  • Liều trung bình: Dùng liều 1 lần/ngày vào buổi sáng.
  • Liều nhỏ: Dùng trong khoảng 2 tuần.
  • Tuyệt đối không đột ngột ngừng thuốc sau khi điều trị trên 2 tuần vì với liều nhỏ cũng có thể gây tử vong.

Đối với thuốc bôi ngoài da

  • Lựa chọn họa chất corticoid phù hợp với tình trạng bệnh
  • Liều dùng: bôi 2 lần/ngày hoặc 3 - 4 lần/ngày. Khi sử dụng nên massage để thuốc thấm nhanh hơn.
  • Không bôi corticoid trên diện rộng vì có thể gây quá liều, hấp thu và gây tác dụng toàn thân.

7. Chống chỉ định

Chống chỉ định của thuốc corticoid đối với các trường hợp sau:

  • Người dị ứng với corticoid
  • Các bệnh nhiễm khuẩn và nấm chưa có điều trị đặc hiệu
  • Bệnh loãng xương
  • Bệnh nhân viêm gan A và B

8. Tương tác

Tương tác thuốc corticoid
Tương tác thuốc corticoid

Một số loại thuốc như troleandomycin (TAO), erythromycin, clarithromycin và ketoconazole có thể làm giảm khả năng gan chuyển hóa corticosteroid và điều này có thể dẫn đến tăng mức độ và tác dụng phụ của corticosteroid.

Mặt khác, phenobarbital, ephedrine, phenytoin và rifampicin có thể làm giảm nồng độ corticosteroid trong máu bằng cách tăng sự phân hủy corticosteroid qua gan. 

Estrogen đã được chứng minh là làm tăng tác dụng của corticosteroid có thể bằng cách giảm sự phân hủy của chúng qua gan.

Tác dụng của corticosteroid đối với warfarin có thể khác nhau; do đó khi dùng warfarin (Coumadin) cùng với corticosteroid, có thể tăng nhu cầu theo dõi mức độ đông máu chặt chẽ hơn.

Kali máu thấp và khả năng suy tim cao hơn có thể do kết hợp corticosteroid với các thuốc làm giảm kali trong máu (ví dụ, thuốc lợi tiểu, amphotericin B).

Thuốc kháng cholinesterase (ví dụ, physostigmine) có thể gây suy nhược nghiêm trọng ở một số bệnh nhân nhược cơ khi được kê đơn với corticosteroid.

Corticosteroid có thể làm tăng lượng glucose trong máu, vì vậy có thể cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và dùng liều cao hơn các loại thuốc trị tiểu đường

Cholestyramine có thể làm giảm sự hấp thu corticosteroid đường uống từ dạ dày và điều này có thể làm giảm nồng độ corticosteroid trong máu.

9. Ngộ độc Corticoid

Đối với corticoid không gây ngộ độc cấp những nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài.

Để giải độc corticoid, có thể sử dụng ACTH 40 - 50mg/lần và trong 10 ngày và sau khi ngưng dùng corticoid hoặc truyền synacthen 1 - 2mg tĩnh mạch.

Ngoài ra, khi sử dụng corticoid bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và độ ẩm cao
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em
  • Không nên vứt thuốc vào ống nước sử dụng và toilet

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về thuốc corticoid. Thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chống viêm mạnh nhưng có thể gây ra những tác phụ nghiêm trọng, bao gồm bệnh xương khớp.

Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH