Tất tật kiến thức bạn nên biết về thuốc Eperison

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Eperison là thuốc gì? Tác dụng của eperison đối với cơ thể? Cách sử dụng thuốc như thế nào? Lưu ý khi sử dụng thuốc eperison?... Và hàng ngàn vấn đề mà người bệnh thắc mắc về thuốc eperison. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Eperison là thuốc gì?
Eperison là thuốc gì?

1. Eperisone là thuốc gì?

Eperisone (được bào chế dưới dạng muối eperisone hydrochloride) là một loại thuốc giãn cơ xương và cơ trơn mạch máu, đồng thời thể hiện nhiều tác dụng như giảm chứng suy nhược cơ, cải thiện tuần hoàn và ức chế phản xạ đau.

Nó có tên thương hiệu là Myonal được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 50mg.

2. Cơ chế tác dụng của eperison

Eperison hydroclorid làm giảm các phản xạ tủy, giãn cơ vân và giãn mạch do tác động của thuốc lên hệ thần kinh trung ương và trên cơ trơn mạch máu. 

Thuốc tác động lên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và gây giãn cơ vân do làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua neuron vận động gamma.

Ngoài ra, tác dụng giãn mạch của thuốc làm tăng lưu lượng tuần hoàn do tác động hủy giao cảm cơ và đối kháng Ca++ trên cơ trơn mạch máu.

Do đó, eperison có khả năng cắt đứt vòng xoắn bệnh lý bao gồm co cơ gây rối loạn tuần hoàn máu, gây đau và tăng trương lực cơ.

3. Dược động học

Eperison được sử dụng bằng đường uống
Eperison được sử dụng bằng đường uống

Eperison được sử dụng bằng đường uống ở người khỏe mạnh trong 14 ngày với liều 150mg/ngày. 

Vào các ngày 1, 8 và 14 thời gian trung bình để đạt nồng độ huyết tương tối đa của thuốc trong khoảng từ 1,6 đến 1,9 giờ và nồng độ đạt từ 7,5 đến 7,9 nanogam/mL.

Thời gian bán hủy của thuốc là 1,6 đến 1,8 giờ và nồng độ đỉnh đạt từ 19,7 đến 21,1 nanogam.giờ/mL.

4. Chỉ định của thuốc eperisone

Eperison là thuốc kê theo đơn của bác sĩ và được dùng để điều trị:

  • Chứng tăng trương lực cơ liên quan đến những bệnh như hội chứng đốt sống cổ, viêm khớp vai và đau cột sống lưng
  • Liệt cứng cột sống, thoái hóa đốt sống cổ
  • Di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy) và sau chấn thương (chấn thương tủy, tổn thương đầu)
  • Bại não
  • Thoái hóa tiểu cầu gai
  • Các bệnh mạch máu cột sống và các bệnh cơ não khác
  • Teo cơ xơ cứng một bên

5. Liều dùng và cách sử dụng

Uống thuốc eperison theo hướng dẫn của bác sĩ
Uống thuốc eperison theo hướng dẫn của bác sĩ

Ở người lớn, liều thông thường của eperisone là 50–150 mg mỗi ngày, chia làm nhiều lần, sau bữa ăn. Tuy nhiên, liều lượng được điều chỉnh bởi bác sĩ kê đơn tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tuổi và đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

Liều dùng cho trẻ em hiện nay chưa được chứng minh chắc chắn là có an toàn, do đó việc sử dụng thuốc này trong nhi khoa không được khuyên dùng.

Đối với người cao tuổi được điều trị bằng eperison khuyến cáo giảm liều và cần cần được theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu suy giảm chức năng sinh lý trong quá trình điều trị.

6. Tác dụng phụ của eperisone

Sử dụng eperison gây mẩn đỏ
Sử dụng eperison gây mẩn đỏ

Phản ứng có hại của eperison phổ biến nhất là sốc và phản ứng phản vệ với các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, nổi mày đay, phù mặt và các bộ phận khác của cơ thể, khó thở,..

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khác như thiếu máu, mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn và nôn, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón và mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Khi xuất hiện một trong những triệu chứng trên, người bệnh nên dừng thuốc và đến khám tại các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

7. Chống chỉ định

Eperisone được chống chỉ định ở những bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

8. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng eperison cho phụ nữ mang thai
Thận trọng khi sử dụng eperison cho phụ nữ mang thai

Eperison được sử dụng thận trọng cho phụ nữ có thai, do đó, thuốc chỉ được chỉ định nếu lợi ích lớn hơn rủi ro mà thuốc xảy ra khi điều trị. Hoặc trong thời gian cho con bú, người bệnh nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.

Đối với người bệnh rối loạn chức năng gan cũng cần sử dụng thận trọng bởi nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Do thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như yếu, choáng váng, buồn ngủ hoặc các triệu chứng khác nên người bệnh không nên tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo như vận hành máy móc hoặc lái xe ô tô.

9. Tương tác thuốc

Eperison có thể gây tương tác với một số thuốc
Eperison có thể gây tương tác với một số thuốc

Bất kỳ thuốc hóa dược nào cũng có thể gây tương tác với các thuốc khác làm tăng hoặc giảm nồng độ của chúng trong máu và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Rối loạn điều tiết mắt khi sử dụng kết hợp với methocarbamol và tolperison hydroclorid.
  • Nồng độ trong huyết thanh của Eperisone có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Abametapir.
  • Eperisone có thể làm tăng hoạt động loạn nhịp tim của Acetyldigitoxin.
  • Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tăng kali máu có thể tăng lên khi kết hợp Acetylsalicylic acid với Eperisone.

10. Quá liều và xử trí

Hiện nay chưa có dữ liệu nào về quá liều có chủ ý. Trong trường hợp trẻ sơ sinh sau khi vô tình uống phải eperison xuất hiện triệu chứng co giật.

Thuốc giải độc đặc hiệu hiệu chưa được biết. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp quá liều, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm thiểu tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân.

11. Mọi người thường hỏi về eperisone

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi sử dụng eperison:

Thuốc eperison giá bao nhiêu?

Trên thị trường, thuốc này được bán với giá dao động khoảng 200.000 VNĐ/hộp (10 vỉ x 10 viên). 

Thuốc eperison nên được bảo quản như thế nào?

Bảo quản thuốc eperison như thế nào?
Bảo quản thuốc eperison như thế nào?

Khi bảo quản và xử lý thuốc, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Thuốc được đựng trong bao bì hoặc trong hộp kín, nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng dưới 30 độ C và tránh nơi có độ ẩm cao, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Không tách thuốc ra khỏi vỉ khi chưa sử dụng.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử lý thuốc an toàn và không gây ô nhiễm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tác dụng, chỉ định, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc eperison. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, bao gồm người bệnh xương khớp.

Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn. Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc về bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH