Mephenesin: Tác dụng, chỉ định, tác dụng phụ và thận trọng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Mephenesin là thuốc giãn cơ và tăng trương lực dùng trong điều trị những cơn co thắt liên quan đến bệnh xương khớp. Bạn đang sử dụng thuốc chứa mephenesin nhưng bạn chưa hiểu rõ về thuốc này. Cùng tìm hiểu nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Mephenesin là thuốc gì?
Mephenesin là thuốc gì?

1. Mephenesin là thuốc gì?

Mephenesin là thuốc giãn cơ tác dụng trung ương có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương. Nó giúp giảm đau co thắt cơ. Nó có thể được sử dụng như một loại thuốc giải độc cho ngộ độc strychnin.

Tuy nhiên, mephenesin có những hạn chế lớn là có thời gian tác dụng ngắn và tác động lên tủy sống lớn hơn nhiều so với não, dẫn đến ức chế hô hấp rõ rệt ở liều lâm sàng và do đó chỉ số điều trị rất thấp . 

Thuốc mephenesin được vào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén bao: 250mg và 500mg.
  • Kem bôi da: 1 gam/tuýp thuốc mỡ 50 gam.

2 Cơ chế tác dụng của mephenesin

Cơ chế hoạt động của mephenesin chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, cơ chế của thuốc có thể là do mephenesin làm giảm tính hưng phấn của tế bào thần kinh dẫn đến giảm điện thế hoạt động đối với các sợi cơ, cuối cùng tạo ra giảm co cứng.

3. Dược động học

Thuốc mephenesin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa
Thuốc mephenesin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa

Dược động học của mephenesin như sau:

  • Hấp thu: Sau khi uống mephenesin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa 
  • Phân bố: Hầu hết các cơ quan trong cơ thể và đạt tới nồng độ đỉnh trong khoảng 1 giờ sau uống.
  • Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa tại gan.
  • Thải trừ: Thời gian thải trừ của mephenesin là 45 phút. Thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa và một phần thuốc ở dạng chưa biến đổi.

4. Chỉ định của thuốc mephenesin

Thuốc mephenesin được chỉ định hỗ trợ giảm đau cơ co cứng trong các bệnh thoái hóa cột sống và rối loạn tư thế cột sống, vẹo cổ và đau thắt lưng. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong các tình trạng co thắt lưng.

>> Thoái hóa cột sống có thể được điều trị bằng Eperison: Tất tật kiến thức bạn nên biết về thuốc Eperison

5. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng của mephenesin:

  • Đường uống dành cho người lớn và trẻ trên 15 tuổi: Dùng 2 - 3 viên (250mg)/lần x 3 lần/ngày.
  • Thuốc bôi tại chỗ: Bôi 3 - 4 lần/ngày.

Cách sử dụng mephenesin:

  • Đối với viên nén bao đường, người bệnh nên uống cùng với một cốc nước lọc đầy để giảm kích ứng dạ dày. Trước khi sử thuốc không nên bẻ đôi hoặc tán nhuyễn thuốc, đồng thời không được nhai thuốc trước khi uống.
  • Đối với thuốc bôi: Bôi lên vùng đau và xoa nhẹ nhàng. Thời gian điều trị tối đa 5 ngày nếu không có chỉ định khác của bác sĩ.

6. Tác dụng phụ của mephenesin

Đau đầu và mệt mỏi sau khi sử dụng mephenesin
Đau đầu và mệt mỏi sau khi sử dụng mephenesin

Đối với dạng thuốc uống:

  • Thường gặp: mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, uể oải, yếu cơ và mất điều hòa vận động.
  • Ít gặp: Đau nhức khắp cơ thể, khó chịu, tiêu chảy, táo bón, mẩn đỏ, nôn mửa, mất cảm giác ăn ngon và áo giác kích động.
  • Hiếm gặp: sốc phản vệ, ngủ gà, phản ứng dị ứng và phát ban.

Đối với dạng kem bôi: Có thể gây xung huyết da.

7. Chống chỉ định

Thuốc mephenesin không nên sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Dị ứng với mephenesin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh suy giảm chức năng gan và thận.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Vết thương nhiễm khuẩn đối với dạng thuốc kem bôi.

8. Thận trọng

Thận tròn khi sử dụng thuốc mephenesin cho phụ nữ cho con bú
Thận tròn khi sử dụng thuốc mephenesin cho phụ nữ cho con bú

Thận trọng khi sử dụng mephenesin đối với những bệnh sau:

  • Người bệnh có tiền sử hen phế quản, dị ứng với aspirin do thành phần của thuốc có chứa tartrazine.
  • Người có tiền sử lạm dụng hoặc lệ thuộc thuốc.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ vì vậy không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc này.
  • Người có tiền sử động kinh vì thuốc có thành phần tá dược là dẫn chất terpen có thể gây co giật.

9. Tương tác thuốc

Cùng giống như các thuốc hóa dược khác, mephenesin cũng gây ra tương tác với một số thuốc như:

  • Thuốc ức chế thần kinh: Làm tăng tác dụng phụ của mephenesin.
  • Cyclobenzaprine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của suy nhược thần kinh trung ương có thể tăng lên khi cyclobenzaprine được kết hợp với mephenesin.
  • Fluoxetine: Mephenesin có thể làm tăng các hoạt động gây suy nhược hệ thần kinh trung ương (thuốc trầm cảm CNS) của fluoxetine.
  • Haloperidol: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của suy nhược thần kinh trung ương có thể tăng lên.
  • Lasmiditan: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên.
  • Oliceridine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của hạ huyết áp, an thần, tử vong, buồn ngủ và ức chế hô hấp có thể tăng lên.
  • Tramadol: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của trầm cảm thần kinh trung ương có thể tăng lên.
  • Rượu: Làm tăng tác dụng phụ của mephenesin.

10. Quá liều và xử trí

Quá liều sử dụng mephenesin
Quá liều sử dụng mephenesin

Dùng quá liều có thể gây rối loạn thị giác, mất phối hợp vận động, giảm trương lực cơ, hạ huyết áp và liệt hô hấp. 

Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần được áp dụng các biện pháp hỗ trợ như rửa dạ dày, gây nôn hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh tốt nhất.

11. Mọi người thường hỏi về mephenesin

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường hỏi khi sử dụng thuốc mephenesin:

Thuốc Mephenesin giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường giá của mephenesin dao động trong khoảng 600 - 1500 VNĐ/viên.

Bảo quản thuốc mephenesin như thế nào?

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (< 30 độ C), tránh ẩm và tránh ánh sáng.
  • Để thuốc ở xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Đối với thuốc hết hạn hoặc không thể sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để xử lý thuốc an toàn.

Trên đây là những thông tin về thuốc mephenesin mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là bệnh xương khớp.

Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc về bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0961.666.383

Xếp hạng: 4.7 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH