Cẩm nang kiến thức về thuốc Hydrocortisone

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Hydrocortisone là thuốc thuộc nhóm thuốc corticoid và có tác dụng trong bệnh suy giảm miễn dịch, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Bạn đang sử dụng thuốc này nhưng chưa hiểu rõ về nó. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hydrocortisone là thuốc gì?
Hydrocortisone là thuốc gì?

1. Hydrocortisone là thuốc gì?

Hydrocortisone là tên gọi của hormone cortisol khi được cung cấp dưới dạng thuốc. Thuốc hydrocortisone là một chất tương tự tổng hợp hoặc bán tổng hợp của hormone hydrocortisone tự nhiên.

Hydrocortisone thuộc nhóm nào? Thuốc này thuốc nhóm thuốc Corticoid.

Nó là một chất chủ vận thụ thể glucocorticoid giúp thúc đẩy quá trình dị hóa protein, tạo gluconeogenes ổn định thành mao mạch, bài tiết canxi ở thận và ức chế các phản ứng miễn dịch và viêm.

Thuốc này được cấp bằng sáng chế vào năm 1936 và được chấp thuận sử dụng trong y tế vào năm 1941. Nó được nằm trong Danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới.

Hình ảnh thuốc mỡ bôi hydrocortisone
Hình ảnh thuốc mỡ bôi hydrocortisone

Hoạt chất hydrocortisone được bào chế dưới nhiều dạng thuốc và hàm lượng như sau:

  • Kem: 0,5%; 1% và 2,5%
  • Gel: 0,5% và 1%
  • Thuốc mỡ: 0,25%; 1% và 2,5%
  • Dung dịch (dùng ngoài): 0,5%; 1% và 2,5%
  • Viên nén (uống): 5, 10 và 20mg
  • Hỗn dịch hydrocortison tiêm: 25mg/mL và 50mg/mL (dưới dạng acetat)
  • Dung dịch  hydrocortisone để tiêm: 50mg/mL (tính theo hydrocortisone)

2. Cơ chế tác dụng

Hydrocortisone liên kết với thụ thể glucocorticoid dẫn đến các tác dụng cuối cùng như ức chế phospholipase A2, NF-kappa B, các yếu tố phiên mã gây viêm khác và thúc đẩy các gen chống viêm. Cơ chế này có thể được giải thích như sau:

  • Hydrocorticoid ức chế quá trình khử phân bào của bạch cầu trung tính; chúng ức chế phospholipase A2, làm giảm sự hình thành acid arachidonic; chúng ức chế NF-Kappa B và các yếu tố phiên mã gây viêm khác; chúng thúc đẩy các gen chống viêm như interleukin-10. 
Hydrocortisone ức chế quá trình phân bào của bạch cầu trung tính
Hydrocortisone ức chế quá trình phân bào của bạch cầu trung tính
  • Nó làm giảm viêm bằng cách ổn định màng lysosome của bạch cầu, ngăn chặn sự giải phóng các hydrolase acid phá hủy từ bạch cầu; ức chế sự tích tụ đại thực bào ở những vùng bị viêm.
  • Quá trình tạo oxy phản ứng (ROS) bởi bạch cầu đa nhân trung tính (PMNL) và tế bào đơn nhân (MNC) bị ức chế sau khi tiêm tĩnh mạch hydrocortisone. Điều này có liên quan đến sự giảm song song NF kappa B trong nhân, được biết là có tác dụng điều chỉnh các phản ứng viêm bao gồm tạo ROS.

3. Dược động học

Hydrocortisone hấp thu nhanh chóng tại đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ. Hơn 90% lượng thuốc liên kết với protein huyết tương.

Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt khoảng 30 đến 60 phút sau khi tiêm bắp bột vô khuẩn. Khoảng 40% đến 90% thuốc gắn kết với protein huyết tương.

Thuốc chủ yếu được chuyển hóa tại gan. Thuốc được thải trừ hoàn toàn trong vòng 12 giờ. Do đó, nếu cần duy trì nồng độ thuốc trong máu thì nên tiêm thuốc mỗi 4 đến 6 giờ.

4. Chỉ định của thuốc hydrocortisone

Hydrocortisone được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Hydrocortisone được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Hydrocortisone được sử dụng để điều trị bệnh suy giảm hormon tuyến thượng thận, sưng, viêm và suy giảm hệ thống miễn dịch. Cụ thể, thuốc được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Rối loạn thấp khớp như viêm khớp dạng thấp bao gồm viêm khớp dạng thấp ở trẻ và viêm cột sống dính khớp
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản vệ và phù mạch
  • Thuốc thay thế cho prednisolon ở bệnh nhân cần điều trị steroid nhưng không thể dùng thuốc uống
  • Suy thượng thận tiên phát hay thứ phát
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Viêm đa cơ
  • Hội chứng Steven - Johnson (Ban đỏ đa dạng cấp tính)
>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc methocarbamol là gì? và 10 điều cần ghi nhớ

5. Liều dùng và cách sử dụng

Sử dụng hydrocortisone theo chỉ định của bác sĩ
Sử dụng hydrocortisone theo chỉ định của bác sĩ

Đối với các bệnh lý khác nhau, liều dùng thuốc cũng thay đổi sao cho phù hợp với tình trạng bệnh:

  • Suy thượng thận tiên phát mạn, thứ phát: Dùng liều 10mg uống vào buổi sáng và 10mg uống vào buổi chiều để đảm bảo nhịp sinh học 24 giờ trong cơ thể.
  • Hội chứng thượng thận - sinh dục: Dùng liều 0,6mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 3 liều. Nó được sử dụng kết hợp với fludrocortison acetat 0,05 - 0,2 mg/ngày.
  • Hen nặng cấp: Dùng liều 100 - 500mg, lặp lại 3 - 4 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
  • Sốc nhiễm khuẩn: Liều cao ban đầu tiêm tĩnh mạch 1 gam. Nếu trường hợp nguy hiểm đến tính mạng có thể dùng liều 50mg/kg và lặp lại sau 4 giờ và hoặc mỗi 24 giờ (nếu cần).
  • Viêm khớp: Dùng liều 5 - 10mg phụ thuộc vào kích thước của khớp.
  • Thuốc mỡ hydrocortisone: Dùng thuốc nồng độ từ 0,1 đến 2,5% bôi 1 - 4 lần/ngày với một lớp mỏng nhẹ.

6. Tác dụng phụ của hydrocortisone

Có thể xảy ra tình trạng ngứa khi sử dụng hydrocorticoid
Có thể xảy ra tình trạng ngứa khi sử dụng hydrocorticoid

Bất kỳ thuốc nào trong thời gian điều trị cũng có thể gây một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Một số triệu chứng có thể gặp như:

  • Dị ứng
  • Ức chế tuyến thượng thận
  • Rối loạn chức năng bàng quang
  • Đục thủy tinh thể
  • Hội chứng Cushing
  • Chậm lành vết thương
  • Mê sảng
  • Phiền muộn
  • Nhịp tim nhanh
  • Khó chịu
  • Đường huyết tăng
  • Nhiễm kiềm hạ kali máu
  • Khó tiêu
  • Chảy máu cam
  • Loãng xương
  • Rối loạn tâm thần
  • Chóng mặt

7. Chống chỉ định

Các trường hợp sau không nên sử dụng thuốc hydrocortisone:

  • Nhiễm trùng nặng không được điều trị (ngoại trừ viêm màng não do lao hoặc sốc nhiễm trùng
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
  • Dùng trong da (tiêm)
  • Quá mẫn đã được ghi nhận
  • Đang sử dụng vắc xin sống

8. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh xơ gan
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh xơ gan

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thận trọng trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh xơ gan, herpes ở mắt, tăng huyết áp, viêm túi thừa, suy giáp, nhược cơ, bệnh loét dạ dày tá tràng, loãng xương, viêm loét đại tràng, suy thận, tiểu đường, suy tim, sung huyết, rối loạn huyết khối và rối loạn đường tiêu hóa.
  • Tránh tiếp xúc với những người nhiễm bệnh thủy đậu hoặc bệnh sởi nếu chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa.
  • Sử dụng thuốc kéo dài có thể dẫn đến tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
  • Giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nhiễm trùng.
  • Thời kỳ mang thai và cho con bú

9. Tương tác thuốc

Hydrocortisone có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau
Hydrocortisone có thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau

Thuốc hydrocorticoid có thể tương tác với một số thuốc mà người bệnh đang sử dụng, chẳng hạn như:

  • Mifepristone: Nó ngăn chặn tác dụng của hydrocorticoid và làm thuốc mất tác dụng.
  • Thuốc chống co giật bao gồm phenobarbital, phenytoin: Làm giảm lượng hydrocortisone trong cơ thể và giảm tác dụng của nó.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng rifampin cùng với hydrocortisone có thể làm giảm tác dụng của hydrocortisone.
  • Thuốc chống nấm như ketoconazole: Làm tăng lượng hydrocortisone, từ đó tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
  • Ephedrine: Làm giảm tác dụng của hydrocortisone.
  • Các loại vắc xin như vắc xin sởi, quai bị và rubella: Hydrocortisone có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Thuốc chống đông máu: Có thể làm tăng hoặc giảm tác dung của thuốc chống đông máu.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có thể làm tăng tác dụng phụ đối với dạ dày và ruột của NSAID.

10. Quá liều và xử trí

Rất hiếm gặp tình trạng quá liều gây nên ngộ độc cấp hoặc tử vong. Trong các trường hợp quá liều, không có thuốc đối kháng điển hình và điều trị triệu chứng.

Trên đây là những thông tin về thuốc hydrocortisone mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn đọc. Tốt nhất trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 3.5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH