Hiện nay, xu hướng sử dụng glucosamine trong điều trị bệnh xương khớp đang rất phổ biến. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu biết về nó. Cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Glucosamine là gì?
Glucosamine - một loại đường amin - là hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn và mô cứng làm đệm cho các khớp.
Khi bạn còn trẻ, glucosamine giúp duy trì sự hình thành và duy trì sụn khớp. Nhưng khi bạn già đi, mức độ hình thành hợp chất này bắt đầu giảm xuống, dẫn đến các sụn khớp bị phân hủy dần dần.
Ở dạng bổ sung, glucosamine được làm từ một số mô của động vật bao gồm động vật có vỏ, xương động vật và nấm.
Glucosamine được sử dụng trong các thực phẩm chức năng không phải lúc nào cũng có nguồn gốc tự nhiên. Nó có thể được thực hiện bằng phương pháp tổng hợp hóa học.
2. Glucosamine là thuốc gì?
Hiện nay, glucosamin đang được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước đã cho phép glucosamine đăng ký lưu hành dưới dạng dược phẩm, Mỹ thì vẫn chỉ coi glucosamine là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Tại Việt Nam, glucosamine được chỉ định với mục đích giảm nhẹ triệu chứng của các bệnh về xương khớp.
Vì vậy, hiện nay trên thị trường glucosamin được xếp nhóm Thực phẩm chức năng hoặc Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp.
3. Dạng dùng
Glucosamine có thể sử dụng dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp với các thành phần khác nhau để tăng hiệu quả điều trị.
Dạng đơn chất: Glucosamine tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride (HCl) và N - acetylglucosamine.
Dạng kết hợp: Một số chất bổ sung kết hợp glucosamine với các thành phần khác, chẳng hạn như chondroitin sulfate, sụn cá mập, hoặc methylsulfonylmethane, được gọi là MSM.
Dạng bào chế: Viên nén, viên nang cứng, viên nén bao phim,...
Các dạng dùng chủ yếu: Glucosamine 1500mg, Glucosamine 1000mg, Glucosamine 750mg, Glucosamine 500mg, Glucosamine 250mg,...
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm có chứa glucosamine như Glucosamine Nhật, Glucosamine Úc, Glucosamine Mỹ, Glucosamine Hàn quốc, Glucosamine Đức, Glucosamine Việt Nam,...
4. Cơ chế tác dụng
Glucosamine là một đường amin (amino - monosaccharide) - nguyên liệu tổng hợp muco - proteoglycan, giúp kích thích tế bào ở sụn khớp phát triển.
Đồng thời, glucosamine sulfate ức chế enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 và giảm các gốc tự do superoxide phá hủy tế bào sinh sụn.
Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương.
Nó làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Từ đó, các triệu chứng của bệnh xương khớp thuyên giảm, ngăn chặn bệnh tiến triển.
5. Chỉ định của glucosamine
Glucosamin được chỉ định trong tất cả các bệnh về xương khớp nguyên phát và thứ phát như viêm khớp cấp và mãn, thoái hóa khớp gối, háng, tay, cột sống, vai, loãng xương, gãy xương, teo khớp.
6. Liều dùng của glucosamine
Người lớn:
Đối với người bị bệnh xương khớp thì liều khuyến cáo chỉ nên dừng ở mức 1200 - 1500mg/ngày.
Bệnh nặng: Điều trị ban đầu trong 8 tuần: 500mg x 3 lần/ngày trong 2 tuần đầu tiên và duy trì liều 500mg x 2 lần/ngày tròn 6 tuần tiếp theo.
Điều trị duy trì: Điều trị trong vòng 3 - 4 tháng: 500mg x 2 lần/ngày.
Lưu ý: Nên uống glucosamine trong hoặc sau khi ăn 15 phút. Nên uống nhiều nước khi sử dụng glucosamine.
Trẻ em: Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này cho trẻ.
7. Chống chỉ định
Bệnh nhân có dị ứng với glucosamine hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
8. Tác dụng không mong muốn của thuốc Glucosamine
Glucosamin dùng đường uống AN TOÀN TUYỆT ĐỐI khi dùng với liều lượng thích hợp ở hầu hết người lớn.
Khi dùng dưới dạng thuốc tiêm, glucosamine CÓ THỂ AN TOÀN khi được tiêm vào cơ thể 2 lần mỗi tuần trong tối đa 6 tuần.
Tuy nhiên, khi bạn dùng quá liều glucosamin có thể gây ra các tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ) như:
Buồn nôn
Ợ nóng
Bệnh tiêu chảy
Táo bón
Buồn ngủ
Phản ứng da
Đau đầu
Các sản phẩm glucosamine có thể được chiết xuất từ vỏ động vật có vỏ nên nó có thể không an toàn cho những người bị dị ứng động vật có vỏ. Do vậy, những người bị dị ứng hải sản nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng sản phẩm.
9. Tương tác thuốc
Glucosamin tương tác với một số thuốc sau:
Warfarin (Coumadin): Warfarin làm chậm quá trình đông máu. Khi kết hợp, glucosamine làm máu đông chậm hơn. Điều này gây bầm tím và chảy máu nghiêm trọng hơn.
Thuốc điều trị ung thư (Thuốc ức chế Topoisomerase II): Glucosamin ngăn chặn hiệu quả của các thuốc ung thư, làm giảm tốc độ các tế bào ung thư tự sao chép.
Ngoài ra, một số thuốc có tương tác với glucosamine như thuốc tim, thuốc tiểu đường, paracetamol.
10. Thận trọng
Glucosamine không gây rối loạn dạ dày ruột nên có thể điều trị lâu dài. Điều trị nên nhắc lại 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy theo tình trạng bệnh.
Khi quên liều: bạn không nên gộp liều vào lần sử dụng tiếp theo.
Khi quá liều: Hãy gọi ngay cho các cơ sở chăm sóc y tế gần nhất theo số 115 để được xử lý kịp thời.
11. Thuốc Glucosamin giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại glucosamine với giá thành khác nhau, cụ thể như sau:
Glucosamine capsules 250mg (Glucosamine sulfate potassium chloride): 460đ/viên
Glucosamine F. (Glucosamine Natri chondroitin sulfat): giá 1290đ/viên
SaVi Glucosamine 750 (Glucosamine 750mg): 2000đ/viên
Glucosamine 1000mg (Glucosamine HCl 1000mg tương ứng Glucosamin 830mg): 2,387đ/viên.
Viên uống Glucosamine Orihiro 1500mg của Nhật: giá 650.000 đồng/ hộp 900 viên và 615.000 đồng/ hộp 950 viên.
Viên uống Schiff Glucosamine 2000mg Plus Vitamin D3 của Mỹ: giá 400.000 đồng/ hộp 150 viên.
Viên uống Blackmores Glucosamine của Úc 1500mg giá 650.000 đồng/hộp 180 viên
Viên uống bổ khớp Kirkland Glucosamine Chondroitin hàng nhập Mỹ giá 780.000 đồng/hộp 220 viên
12. Mọi người thường hỏi về Glucosamine
Dưới đây là một số câu hỏi mà mọi người thường hay thắc mắc khi sử dụng glucosamine:
Glucosamine có làm tăng cân không?
Theo một nghiên cứu trên chuột cho thấy, glucosamine làm tăng trọng lượng của cơ thể và giảm phản ứng với insulin để duy trì glucose cho chuột trong chế độ ăn kiêng ít chất béo.
Glucosamine có hại thận không?
Có rất ít thông tin về việc sử dụng “sản phẩm tự nhiên” cho người bệnh suy thận và chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng glucosamine ở những người bệnh này.
Glucosamine được chuyển hóa nhiều qua gan nhưng có một số bài tiết qua thận. Viêm thận kẽ cấp tính được cho là tác dụng không mong muốn của glucosamine. Cũng có những báo cao giai thoại về suy thận không đặc hiệu và độc tính liên quan đến glucosamine.
Vì vậy, cần thận trọng khi dùng glucosamin cho người bệnh suy thận. Đặc biệt, nên tránh dùng glucosamine cho người bệnh suy thận nặng và những người đang lọc máu chu kỳ.
Có thể dùng canxi và glucosamine cùng nhau không?
Không có tương tác nào được tìm thấy giữa canxi cacbonat và glucosamin. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là không có tương tác nào tồn tại giữa chúng.
Vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng kết hợp canxi và glucosamine.
Glucosamine sulfate hoặc hydrochloride: Loại nào tốt hơn?
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về glucosamine sulfate hơn là glucosamine hydrochloride. Có một số ý kiến cho rằng glucosamine sulfate có thể hiệu quả hơn glucosamine hydroclorid đối với bệnh xương khớp.
Glucosamin uống chung với omega 3 được không?
Trong đánh giá an toàn toàn cầu, cả omega-3 và glucosamine đã được chứng minh là rất an toàn khi điều trị lâu dài trên 26 tuần. Do đó, có thể sử dụng kết hợp omega-3 và glucosamine cho người bệnh viêm khớp.
Glucosamine có tác dụng tốt trong các bệnh về xương khớp khi được sử dụng theo đúng liệu trình. Ngoài ra, để hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn, bạn cần lưu ý như sau:
Glucosamine là thuốc điều trị nguyên nhân nên không có tác dụng giảm đau tức thời. Khi đó, có thể sử dụng thêm các thuốc kháng viêm để hỗ trợ điều trị.
Bên cạnh đó, cần bổ các thực phẩm có chứa Glucosamine hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh như cá, tôm, thịt bì, thịt gà, đậu phộng, hạnh nhân, trứng, các loại rau xanh,...
Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú; người dưới 18 tuổi.
Trên đây là những thông tin về glucosamine điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả. Glucosamine tồn tại tụ nhiệt trong cơ thể bạn và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hình thành sụn khớp.
Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách giảm đau xương khớp, việc bổ sung glucosamin có thể đáng cân nhắc. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn. Hy vọng bài chia sẻ trên có thể giúp cho bạn và người thân.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn gì về bệnh cơ xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.