Ketoprofen: Thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt - Bạn có biết?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Ketoprofen được biết đến là một thuốc giảm đau, chống viêm thường được dùng trong các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuốc này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc này, đừng bỏ lỡ nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Thuốc ketoprofen là thuốc gì?
Thuốc ketoprofen là thuốc gì?

1. Ketoprofen là thuốc gì?

Ketoprofen là một dẫn xuất acid propionic. Thuốc ketoprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Thuốc này thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ

2. Dạng thuốc và hàm lượng

Các dạng thuốc ketoprofen
Các dạng thuốc ketoprofen

Ketoprofen có những dạng và hàm lượng sau: 

  • Viên nang: 25mg, 50mg và 75mg
  • Viên nang giải phóng kéo dài: 100mg, 150mg và 200mg
  • Viên nén: 12,5mg; 25mg, 100mg và 200mg
  • Viên nén giải phóng kéo dài: 200mg
  • Thuốc dán ketoprofen giải phóng kéo dài: 30mg
  • Lọ bột pha tiêm bắp: 100mg
  • Thuốc đạn đặt trực tràng: 100mg
  • Ketoprofen gel: 2,5% (khối lượng/khối lượng).

3. Cơ chế tác dụng

Tác dụng chống viêm của ketoprofen
Tác dụng chống viêm của ketoprofen

Cơ chế tác dụng cảu ketoprofen được giải thích như sau:

  • Tác dụng chống viêm của ketoprofen được cho là do ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2), một enzym liên quan đến tổng hợp prostaglandin thông qua con đường acid arachidonic. Điều này dẫn đến giảm mức độ prostaglandin làm giảm đau, sốt và viêm. 
  • Nó được cho là có hoạt tính kháng bradykinin, một chất có vai trò quan trọng trong quá trình viêm, cũng như tác dụng ổn định màng lysosome. 
  • Tác dụng hạ sốt có thể do tác động lên vùng dưới đồi dẫn đến tăng lưu lượng máu ngoại vi, giãn mạch và tản nhiệt sau đó.

4. Chỉ định của thuốc ketoprofen

Ketoprofen được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Ketoprofen được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Ketoprofen được sử dụng để làm giảm đau, viêm trong nhiều trường hợp khác như:

5. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng ketoprofen đối với các trường hợp bệnh như sau:

Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp

  • Liều khởi đầu: thông thường của ketoprofen là 50mg hoặc 75mg với viên nang giải phóng ngay sau mỗi 6 đến 8 giờ hoặc 200mg với viên nang giải phóng kéo dài một lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: 300mg/ngày của viên nang giải phóng ngay lập tức hoặc 200mg hàng ngày của viên nang giải phóng kéo dài.

Cơn gút cấp

Liều ban đầu là 100mg/ngày, Sau đó, dùng liều 50mg/lần mỗi 6 giờ cho đến khi hết cơn gout cấp, thường dùng từ 2 - 3 ngày.

Ketoprofen được sử dụng trong cơn gout cấp
Ketoprofen được sử dụng trong cơn gout cấp

Cơn đau nhẹ đến trung bình 

  • Liều thông thường: Dùng liều 25 - 50mg/lần mỗi 6 đến 8 giờ (nếu cần).
  • Liều tối đa: Uống ketoprofen 75mg/lần mỗi 8 giờ. Liều lớn hơn 75mg không có tác dụng giảm đau tốt hơn.

Đau bụng kinh

  • Liều thông thường: uống 25 - 50mg mỗi 6 - 8 giờ khi cần thiết.
  • Liều tối đa: 300mg/ngày.

Hạ sốt

  • Liều thông thường: Đối với viên nang ketoprofen, dùng liều 12,5mg mỗi 4 - 6 giờ. Nếu không hẹ sốt trong vòng 1 giờ có thể sử dụng liều bổ sung. 
  • Liều tối đa: 75mg/ngày.

6. Tác dụng không mong muốn của ketoprofen

Người bệnh có cảm giác lo lắng sau khi sử dụng ketoprofen
Người bệnh có cảm giác lo lắng sau khi sử dụng ketoprofen

Ketoprofen có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Táo bón
  • Bệnh tiêu chảy
  • Vết loét trong miệng
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Lo lắng
  • Buồn ngủ
  • Tiếng chuông trong tai

Ngoài ra, khi dùng thuốc bạn cũng có thể gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau tim và suy tim: khó thở, hụt hơi, tức ngực, nói lắp và tăng cân bất thường.
  • Thận hư: tiểu ít, sưng ở cánh tay, chân, bàn tay hoặc bàn chân.
  • Loét hoặc chảy máu dạ dày: đau dạ dày, đau bụng, nôn ra máu và phân đen.
  • Vàng da hoặc lòng trắng của mắt.
  • Dị ứng: da đỏ, phồng rộp hoặc bong tróc, hụt hơi, sưng mặt, môi hoặc cổ họng.
  • Các triệu chứng giống cúm như đau nhức cơ thể, sốt, buồn nôn và nôn.

7. Chống chỉ định 

Người dị ứng với NSAID không nên dùng ketoprofen
Người dị ứng với NSAID không nên dùng ketoprofen

Ketoprofen không nên dùng trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với ketoprofen hoặc các thành phần của thuốc
  • Người mắc bệnh về gan và thận
  • Người bệnh hen suyễn
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Loét dạ dày hoặc tá tràng, rối loạn viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Bệnh tim hoặc có vấn đề với mạch máu hoặc tuần hoàn
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp)
  • Rối loạn đông máu
  • Tiểu đường (đái tháo đường) hoặc mức cholesterol cao
  • Rối loạn mô liên kết như lupus ban đỏ hệ thống
  • Dị ứng với bất kỳ NSAID nào khác (chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, diclofenac và indomethacin) hoặc với bất kỳ loại thuốc nào khác. 

8. Thận trọng

Đối với trẻ dưới 15 tuổi: An toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu và xác định. Do đó, không nên sử dụng thuốc chứa ketoprofen cho lứa tuổi này.

Đối với người cao tuổi, đặc biệt người bệnh trên 75 tuổi, dùng liều thông thường có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Do đó, người bệnh có thể dùng liều thấp hơn, đồng thời theo dõi các tác dụng phụ kèm theo.

>> Xem thêm thuốc điều trị bệnh xương khớp: Công dụng của etoricoxib là gì và sử dụng như thế nào?

9. Tương tác thuốc 

Không dùng ketoprofen kết hợp với thuốc huyết áp
Không dùng ketoprofen kết hợp với thuốc huyết áp

Hiện nay, có 338 thuốc có tương tác đối với thuốc chứa ketoprofen. Dưới đây là một số thuốc gây tương tác với thuốc này:

  • Thuốc huyết áp, bao gồm thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc lợi tiểu (thuốc nước) như furosemide hoặc hydrochlorothiazide. Khi dùng chung có thể gây tăng huyết áp.
  • Thuốc rối loạn lưỡng cực như lithium: Làm tăng nồng độ lithium trong cơ thể và gây rối loạn nhận thức, nhịp tim không đều và tăng cảm giác khát.
  • Thuốc chống suy nhược điều chỉnh bệnh như methotrexate: Ức chế đào thải methotrexate và tăng hàm lượng methotrexate trong cơ thể dẫn đến các tác dụng phụ của nó.
  • Thuốc chữa bệnh gout như probenecid: Tăng nồng độ ketoprofen trong cơ thể.
  • Thuốc chống đông máu như warfarin: Tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen,...: Tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của ketoprofen.

10. Quá liều và xử trí

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Hô hấp yếu
  • Co giật
  • Hôn mê

Khi dùng quá liều loại thuốc này, bạn hãy ngừng thuốc và đến các cơ sở y tế uy tín để khám và xử lý kịp thời.

11. Mọi người thường hỏi về ketoprofen

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi dùng ketoprofen:

Thuốc ketoprofen có giá bao nhiêu?

Giá thuốc ketoprofen hiện nay
Giá thuốc ketoprofen hiện nay

Một số thuốc chứa ketoprofen với giá thuốc như sau:

  • Sympal (Dexketoprofen dưới dạng dexketoprofen trometamol 25mg), viên nén bao phim: 5.513 VNĐ/viên.
  • Kenon-L plaster (ketoprofen 30mg), thuốc cao dán: 12,200 VNĐ/miếng.
  • Fastum Gel, gel bôi ngoài da tuýp 30 gam: 47.700 tuýp.
  • Sympal (Dexketoprofen 50mg/2mL), dung dịch tiêm bắp chậm, tiêm tĩnh mạch chậm, truyền tĩnh mạch sau khi pha: 21.210 VNĐ/ống.

Bảo quản thuốc ketoprofen như thế nào là tốt nhất?

Ketoprofen nên được bảo quản trong hộp kín ở nhiệt độ phòng, 15 độ C đến 30 độ C (59 độ F đến 86 độ F), tránh ẩm và tránh nhiệt độ quá cao.

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về thuốc ketoprofen có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Mặc dù, thuốc có tác dụng nhanh những đi kèm với nó là các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với người sử dụng thuốc, bao gồm người bệnh bệnh xương khớp.

Trong khi đó, bệnh xương khớp thường là bệnh có tính chất cần điều trị lâu dài. Do đó, thay vì sử dụng thuốc tây y trong thời gian ngắn, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị bệnh xương khớp khác, chẳng hạn như thuốc Đông y.

Các bài thuốc Đông y đang được sử dụng rộng rãi với ưu điểm an toàn, lành tính và hạn chế tối đa tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn về tình trạng bệnh của bạn.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH