Đẩy lùi hoàn toàn đau nhức xương khớp chưa đầy 2 tháng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Chỉ với 3 đến 4 liệu trình Trị Cốt Tán, chứng đau nhức xương khớp dành của bạn không còn là nỗi lo, phiền toái hàng ngày. Đây là số liệu thống kê của nhà thuốc sau hơn 50.000 bệnh nhân đã điều trị bệnh xương khớp thành công nhờ phương thuốc gia truyền hữu hiệu này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất về căn bệnh đau nhức xương khớp “dở khóc dở cười”…

Mục lục [ Ẩn ]

1. Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người già mà còn xuất hiện ở người trẻ tuổi. Nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh dễ dẫn đến những biến chứng như tàn phế, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.… Theo bác sĩ Nguyễn Thúy Huyền, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội thì tỷ lệ người trẻ mắc chứng đau nhức xương khớp đang gia tăng ở con số báo động.

Đau nhức xương khớp là bệnh lý chiếm 85% dân số nước ta
Đau nhức xương khớp là bệnh lý chiếm 85% dân số nước ta

Đau nhức xương khớp là triệu chứng tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa… đầu xương tỳ trực tiếp lên nhau, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi…

2. Đau nhức xương khớp là bị bệnh gì?

Đau nhức xương khớp là bệnh về xương khớp, nếu không chữa trị triệt để bệnh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Thực chất đau nhức xương khớp là bệnh gì?

2.1 Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo là phản ứng viêm và giảm dịch nhầy giúp bôi trơn giữa các khớp. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và cứng khớp. Thực chất đây là căn bệnh mãn tính, thường xuyên xảy ra đối với những người trung niên từ tuổi 40. Đặc biệt với những bệnh nhân sau 60 tuổi thì tình trạng bệnh thoái hóa khớp ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng bệnh này: do quá trình lão hóa tự nhiên và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp gây ra. Với những triệu chứng cơ bản như: Đau nhức, cứng khớp, có tiếng kêu lạo xạo khi cử động, khó vận động các khớp, teo cơ, sưng đau khớp, biến dạng…

2.2 Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh đau nhức xương khớp cơ bản hiện nay. Biểu hiện chính là đau lưng, đau cổ hoặc đau cổ do mòn hoặc rách các đĩa trên cột sống. Đầu tiên là những cơn đau cấp thấp xuất hiện liên tục quanh các gai cột sống. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ nhàng nhưng sau đó chúng có thể bùng lên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Theo một nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: Thoái hóa cột sống là căn nguyên gây ra tình trạng đau lưng ở khoảng 30 triệu người mỗi năm. Sau đó các vị trí đau có thể thay đổi và tùy biến theo khu vực bị ảnh hưởng như lưng dưới, hông, đùi, mông hoặc thậm chí là ở chân. Các cơn đau sẽ tiếp tục gia tăng khi thực hiện những hoạt động liên quan đến việc uốn cong hoặc xoắn cột sống hay thường xuyên mang vác đồ nặng.

2.3 Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp khi mà các khối nhân nhầy bị thoát ra khỏi bao xơ của đĩa đệm. Phần nhân nhầy đi theo vết nứt từ vòng sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó tràn ra ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra tổn thương. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc một vài đĩa đệm trên cùng một cột sống lưng hoặc cổ.

Thoát vị đĩa đệm là biểu hiện của bệnh đau nhức xương khớp
Thoát vị đĩa đệm là biểu hiện của bệnh đau nhức xương khớp

2.4 Bệnh gút

Gout là bệnh lý về xương khớp, chính xác hơn là viêm khớp bởi tình trạng nhiều axit uric quá nhiều trong máu và tạo thành các tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại khớp xương. Gút gây đau đớn tới mức, nhiều người không thể chịu đựng được “sức nặng” của một tấm ga trải giường. Bệnh nhân sẽ chịu đựng những cơn đau, tấy buốt ở các khớp xương.

2.5 Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là bệnh lý về xương khớp với những biểu hiện lâm sàng như đau, sưng, cứng ở một hay nhiều khớp, làm cho bệnh nhân khó khăn trong vận động. Tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng viêm xương khớp ngày càng gia tăng và trẻ hóa ở người trẻ tuổi. Khi mắc bệnh này bệnh nhân thường bị , lớp sụn lót bị thoái hóa, hoặc ở các đầu xương sẽ mọc ra những gai xương gây cứng khớp, đau nhức, có khi gây mất chức năng khớp.

2.6 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý có những biểu hiện cơ bản như lên cơn sốt nhẹ, đau nhức toàn thân; sưng, nóng, đỏ, đau xuất hiện trước tiên tại các khớp nhỏ như khớp ngón chân, khớp ngón tay, có thể xuất hiện các nốt dưới da. Người trẻ tuổi và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.

3. Các loại đau xương khớp thường gặp

Đau xương khớp là một trong những nhóm bệnh phổ biến hàng đầu hiện nay. Bệnh phát triển do nhiều nguyên nhân gây nên, thường xuyên tái phát và gây ra không biết bao nhiêu phiền toái cho cuộc sống của bệnh nhân.

3.1 Đau nhức xương khớp toàn thân

Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh lý về xương khớp, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược HCM) thì các triệu chứng đau nhức ê ẩm khắp các vùng khớp không có tính chất đơn lẻ mà thường xuất hiện cùng lúc hoặc nối tiếp nhau. Bệnh gây sự khó chịu và tâm lý cáu gắt cho người bệnh. Cần chữa trị triệt để để đau nhức xương khớp toàn thân không ảnh hưởng tới chất lượng sống con người.

3.2 Đau nhức xương khớp gối

Tỷ lệ những người trẻ tuổi gặp các vấn đề về đau nhức xương khớp gối ngày càng gia tăng nhiều hơn. Ở người cao tuổi, tình trạng đau nhức xương khớp gối diễn ra do sự thoái hóa khớp. Tuy nhiên ở người trẻ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh này lại đang dần trẻ hóa và có nguy cơ gia tăng. Xuất hiện nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương khớp gối, trong đó quan trọng nhất là do người trẻ ít vận động, sinh hoạt không điều độ và chế độ ăn uống không đầy đủ.

3.3 Đau nhức xương khớp chân

Đau nhức xương khớp chân cũng là dấu hiệu của bệnh xương khớp phổ biến, không nên bỏ qua. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp và nhiều bệnh lý xương khớp khác tại chân. Nếu không nhanh chóng phát hiện ra bệnh và có cách điều trị phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề. Người bệnh sẽ rất khó khăn trong vận động, bên cạnh đó còn gây teo cơ, biến dạng khớp thậm chí là mất khả năng đi lại.

3.4 Đau nhức xương khớp háng

Đau khớp háng thường xảy ra do bị căng cơ, gân hoặc dây chằng ở háng. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng bệnh này là: thoát vị bẹn, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm khớp xương chậu, căng cơ háng, sỏi thận, xoắn tinh hoàn, viêm túi thừa, phình động mạch chủ, u nang buồng trứng, viêm xương mu, nhiễm trùng, khối u, hoại tử vô mạch, gãy xương, chất lỏng tích tụ gây sưng bìu, quai bị, căng cơ, viêm âm đạo, dây thần kinh bị chèn ép, hội chứng piriformis, tinh hoàn co rút, đau thần kinh tọa.

3.5 Đau nhức xương khớp tay

Bệnh đau nhức xương khớp tay là tình trạng đau nhức tại các khớp xương tay, cơ cứng vùng cơ xung quanh xương tay, gây hạn chế vận động, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Những cơn đau nhức xương khớp tay thường tập trung ở vùng cánh tay gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động vùng cơ tay của con người.

3.6 Đau nhức xương khớp vai

Đau nhức xương khớp vai là bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh cơ và ảnh hưởng từ hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Bệnh sẽ gây nên hiện tượng co cứng cục bộ vùng vai gáy, tạo ra những cơn đau dữ dội và vận động rất khó khăn. Nếu để lâu dài thì bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự vận động sinh hoạt của người bệnh.

3.7 Đau xương khớp sau sinh

80% phụ nữ sau sinh mắc chứng bệnh đau xương khớp. Đây là hệ quả tự nhiên, song nếu không có phương pháp điều trị tích cực sản phụ có thể bị ảnh hưởng nặng hơn đến các khớp xương, gây trở ngại trong quá trình chăm con.

Đau xương khớp sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo của người men. Tình trạng mẹ bị đau nhức xương khớp sau khi sinh có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí đã có những trường hợp sản phụ sau khi sinh bị đau nhức xương khớp không thể vận động các khớp xương do bị viêm nhiễm các khớp xương cốt. Dẫn đến liệt một nửa hoặc toàn bộ các khớp xương trong cơ thể.

4. Triệu chứng đau nhức xương khớp

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược HCM) thì các triệu chứng đau nhức ê ẩm khắp các vùng khớp không có tính chất đơn lẻ mà thường xuất hiện cùng lúc hoặc nối tiếp nhau. Các triệu chứng bệnh cụ thể:

  • Đau mỏi cấp tính: Khi nghỉ ngơi những cơn đau này không ập đến mà giãn ra khiến cơ thể dễ chịu. Nhưng khi thay đổi thời tiết đột ngột hoặc lao động nặng thì bệnh lại tái phát, xương khớp đau nhức rất khó chịu.
  • Đau mỏi xương khớp mãn tính: Với triệu chứng này thì ngay cả khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi thì phần xương khớp vẫn đau như thường. Bệnh thường diễn ra thường xuyên, âm ỉ, dữ dội, đột ngột như kim châm.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này xuất hiện vào buổi sáng, khi bệnh nhân mệt và nghỉ ngơi. Nếu làm việc ở tư thế cố định thì chắc chắn rằng cơ cứng lại, khắp cơ thể ê mỏi, khó cử động. Chỉ khi được xoa bóp 15-20 phút, triệu chứng này mới dần thuyên giảm.
  • Tê buốt toàn thân: cảm giác tê bì, buốt nhói như kiến cắn diễn ra thường xuyên với tần suất ngày một tăng dần.
  • Triệu chứng khác: chán ăn, gầy sút, suy nhược cơ thể, mất ngủ kéo dài, da sạm, mặt kém sắc…

5. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp như:

  • Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng xương khớp bị ê ẩm gia tăng. Vào thời điểm chuyển từ mùa thu sang đông, các triệu chứng đau ở toàn thân sẽ khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi, càng về đêm và rạng sáng, cơn đau lại càng nghiêm trọng.
  • Đặc thù công việc: Những người làm các công việc với đặc thù ngồi nhiều hay đứng một chỗ trong thời gian dài… như dân văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may là đối tượng có khả năng mắc phải chứng đau nhức, tê bì chân tay rất cao.
  • Thói quen sinh hoạt: lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế… có thể khiến mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được đến các cơ xương khớp trên cơ thể gây tê bì và đau mỏi.
  • Viêm đa khớp dạng thấp.
  • Thoái hóa xương khớp: Khi bước vào độ tuổi 30, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, rễ thần kinh bị chèn ép gây đau nhức xương khớp, ê mỏi, tê bì xương khớp, chân tay.
  • Thoát vị đĩa đệm: Những cơn đau mỏi, tê buốt cổ vai gáy, đỉnh đầu và lan xuống cánh tay, hoặc có các triệu chứng tương tự ở lưng, hông, đùi và bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

6. Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng đau nhức xương khớp. Mỗi một món ăn đưa vào cơ thể cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là những loại thực phẩm người bị đau nhức xương khớp nên và không nên ăn.

Bổ sung đầy đủ rau xanh và hoa quả giúp loại bỏ đau nhức xương khớp
Bổ sung đầy đủ rau xanh và hoa quả giúp loại bỏ đau nhức xương khớp

Chuối: Chuối giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe. Đây là thực phẩm chứa nhiều magie và kali giúp tăng khả năng hấp thụ canxi cực tốt.

Cá hồi: Acid béo omega-3 có trong cá hồi giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giảm nhẹ triệu chứng đau, hạn chế tình trạng co cứng khớp.

Trà xanh: Trà xanh có đặc tính chống viêm, các hoạt chất trong trà xanh ức chế các hóa chất và enzyme gây hại cho xương khớp.

Đậu nành: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứa nhiều chất béo có lợi, giàu protein và chất xơ, là thực phẩm lành mạnh tốt sức khỏe nói chung và người mắc bệnh khớp nói riêng. Các loại protein có trong đậu nành được chứng minh là có tác dụng giảm đau, sưng khớp.

Bơ đậu phộng: Vitamin B3 trong bơ đậu phộng có thể giúp cải thiện tình trạng viêm, giảm nhanh các cơn đau nhức xương khớp, cứng khớp ở những người mắc bệnh xương khớp.

Tôm hùm: Tôm hùm chứa nhiều vitamin E – là một chất chống oxy hóa của cơ thể, đồng thời có lợi cho việc lưu thông máu, tăng cường khả năng tưới máu đến nuôi dưỡng các khớp.

Bên cạnh những món nên ăn, bệnh nhân đau nhức xương khớp nên loại bỏ các thực phẩm độc hại, có chất kích thích khiến xương khớp gặp vấn đề như: rượu, bia, thức uống có chứa cồn và gas, các thực phẩm cay nóng, mặn, quá ngọt...

7. Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp

Tuổi cao và nhiều nguyên nhân khác khiến tình trạng đau nhức xương khớp gặp vấn đề. Điều này đòi hỏi người bệnh phải có cách phòng tránh để đau nhức xương khớp không làm phiền bạn.

7.1 Ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho xương khớp

Tương tự như những thông tin trên về chế độ dinh dưỡng, người bị đau nhức xương khớp nên ăn thường xuyên các thực phẩm như: đậu tương, hoa quả, cá và dầu cá. Ăn nhiều trái cây có vitamin C như cam, quýt, xoài, nho, đu đủ, quýt, kiwi… Và nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều omega 3 như cá thu, trích, cá hồi, cá ngừ; hạnh nhân, quả óc chó…

7.2 Chế độ luyện tập tốt

Bên cạnh chế độ ăn uống thì chế độ luyện tập cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc chứng đau nhức xương khớp. Mỗi ngày, hãy dành khoảng 30 phút để tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng và những môn thể thao mình ưa thích và hợp với thể trạng sức khỏe. Một số môn thể thao thích hợp với người đau nhức xương khớp như đi xe đạp, bơi lội, đi dạo bộ… Tránh các môn thể thao gây áp lực như bóng chuyền, tennis, bóng đá… Đặc biệt nên tránh các tư thế gây ảnh hưởng xấu đến khớp như leo cầu thang, ngồi xổm, mang vác đồ nặng…

7.3 Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Sinh hoạt hàng ngày lành mạnh là lời khuyên mà các bác sĩ khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai khuyên bệnh nhân đau xương khớp. Theo đó bệnh nhân nên có lối sống tích cực, thể dục thể thao đều đặn. Nên sinh hoạt vợ chồng nhẹ nhàng, tránh các động tác mạnh ảnh hưởng tới xương khớp.

Với bệnh nhân thường xuyên lao động và vận động mạnh thì nên giảm bớt và có thể ngưng hẳn để điều trị bệnh dứt điểm. Vận động đúng tư thế sẽ giúp xương khớp bền bỉ hơn.

8. Điều trị đau nhức xương khớp

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị chứng đau nhức xương khớp. Mỗi phương pháp có một liệu trình điều trị khác nhau dành cho những bệnh nhân có mức độ bệnh nặng nhẹ không giống nhau. Cụ thể:

8.1 Tây y

Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai Hà Nội chia sẻ một số loại thuốc Tây y giúp điều trị chứng đau nhức xương khớp:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc thường được sử dụng là paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là dạng thuốc giảm đau liều mạnh nếu bệnh nhân dùng paracetamol không đỡ. Đây có thể là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: Ibuprofen, naproxen hoặc diclofenac hoặc các chất ức chế COX-2, thường được gọi là coxib: Celecoxib và etoricoxib
  • Thuốc Codein: Codein giúp giảm đau nhức xương khớp nghiêm trọng nhưng có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn và táo bón.
  • Tiêm steroid: Khi các loại thuốc trên điều trị bệnh không hiệu quả thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân tiêm steroid. Steroid được tiêm trực tiếp vào vị trí đau nhức.

8.2 Châm cứu, bấm huyệt

Khác với điều trị bệnh theo các loại thuốc Tây, phương pháp châm cứu bấm huyệt được nhiều lương y đánh giá cao.

Lương y Bùi Văn Tạo (Hội Đông Y tỉnh Hà Nam) cho biết: Thuốc Tây y ảnh hưởng khá nhiều tới các bộ phận trong cơ thể như dạ dày, đường ruột, gan, thận của bệnh nhân nếu điều trị lâu ngày. Còn điều trị theo đông y lại đi vào bổ gan, thận… có tác dụng tăng cường chức năng giải độc của gan, thải độc của thận, và đặc biệt không ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột.

Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt. Với phương pháp này bạn nên đến các cơ sở lương y chữa bệnh để được thực hiện châm cứu bấm huyệt bài bản và chính xác nhất.

Không chỉ tại các nước phương Đông , theo một nghiên cứu mới đây tại Anh phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu bấm huyệt có tác dụng hiệu quả đem lại lợi ích dài lâu và an toàn hơn với bệnh nhân đau nhức xương khớp. Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng làm giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết.

8.3 Thuốc dân gian, thuốc nam chữa đau nhức xương khớp

Với những bệnh nhân bị chứng đau nhức xương khớp dạng nhẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh đơn giản bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm hoặc mua như lá lốt, ngải cứu…

Lá lốt: Lá lốt tươi đem phơi khô trong bóng râm. Dùng lá lốt héo sắc với nước, đun sôi khoảng 30 phút. Chắt lấy nước, để nguội bớt rồi uống sau khi ăn tối.

Ngải cứu trắng: Ngải cứu trắng rửa sạch, thêm muối rồi đổ nước nóng lên. Sau đó đắp vào khớp bị sưng đau.

Đu đủ: Dùng ½ quả đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch lại rồi thái miếng nhỏ, cho vào nồi. Thêm 2 bát nước và 30g mễ nhân sống vào. Đun sôi lửa liu riu đến khi đu đủ, mễ nhân chín mềm thì thêm một ít đường trắng vào. Để nguội bớt rồi ăn. Ăn liên tục, đều đặn sau một thời gian chứng đau nhức xương khớp sẽ biến mất.

Trà hoa cúc: Chỉ cần dùng trà hoa cúc chế biến sẵn hoặc dùng hoa cúc phơi héo sắc với nước, thêm ít đường là có thể dùng được. Uống thay nước hàng ngày.

8.4 Mẹo giảm đau nhức xương khớp tại nhà

Nếu mới chớm bị đau nhức xương khớp thì bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo giảm đau nhức như sau:

Ngâm muối Epsom: Đây là loại muối giàu magne sulfate, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vẻ đẹp và giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh gout. Gốc sulfate giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Để làm giảm triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp, bệnh nhân có thể ngâm mình trong bồn tắm với muối Epsom.

Theo các chuyên gia, bạn có thể thêm khoảng 500gr muối Epsom vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Để xoa dịu cơn đau do gout ở bàn chân, bạn hãy thêm ½ bát muối vào chậu nước ấm và ngâm chân trong vòng 20 phút.

Xoa bóp: Một cách để làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp mà nhiều người sử dụng chính là xoa bóp. Bệnh nhân có thể dùng một số loại dầu nóng để xoa vào vùng xương khớp bị đau. Hoặc cũng có thể dùng các loại tinh dầu giúp xương khớp thư giãn để massage nhẹ nhàng 30 phút hàng ngày.

Chườm nóng - lạnh: Các chuyên gia nhận định rằng, sử dụng muối rang nóng hoặc đá lạnh chườm vào vùng bị đau sẽ đập tan những cơn đau cục bộ. Xương khớp được tác động bởi những nguyên liệu này mang tới khả năng loại bỏ bệnh đau xương khớp tuyệt vời.

Giấm táo: Bệnh nhân có thể dùng giấm táo đổ trực tiếp lên vùng xương bị đau. Theo đó những cơn đau do xương khớp sẽ bị đánh bay nhờ các hoạt chất có lợi bên trong giấm táo. Bạn có thể sử dụng giấm táo 30 phút mỗi ngày để tăng cường khả năng dẻo dai của.cơ thể.

Gừng: Là một trong những nguyên liệu thuộc tính nóng, gừng giúp xóa tan những cơn đau cục bộ. Giã nhỏ gừng rồi thêm một chút muối trắng đắp vào vùng xương bị đau bạn sẽ loại bỏ chứng đau nhức xương khớp hoàn hảo.

9. Chữa đau nhức xương khớp bằng Đông y hiệu quả tận gốc

TRỊ CỐT TÁN chính là phương pháp giải trừ những cơn đau nhức xương khớp vô cùng hữu hiệu.

Tình trạng đau nhức ê ẩm khắp toàn thân thông thường là tình trạng cấp tính có thể kiểm soát dễ dàng, tuy nhiên nếu tình trạng này xuất phát từ những bệnh lý mãn tính như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp… thì rất khó điều trị. Cho nên rất nhiều bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã khuyên người bệnh bị chứng bệnh này lâu năm nên dùng các bài thuốc Đông y hơn là sử dụng Tây y. Cho nên bài thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả như TRỊ CỐT TÁN ngày càng được nhiều bệnh nhân tìm đến.

Chữa đau nhức xương khớp bằng Đông y Trị Cốt Tán hiệu quả tận gốc
Chữa đau nhức xương khớp bằng Đông y Trị Cốt Tán hiệu quả tận gốc

PGS.BS Nguyễn Tuệ Hương cho biết: “Trị Cốt Tán được chế biến từ nhiều loại thảo dược khác lành tính, không gây tác dụng phụ, hiệu quả cao và an toàn khi dùng lâu dài.”

Do đi vào căn nguyên của bệnh để điều trị nên loại bỏ bệnh viêm khớp bằng thuốc Đông y sẽ chữa khỏi dứt điểm bệnh nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong lộ trình điều trị với TRỊ CỐT TÁN, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ theo những hướng dẫn về chế độ tập luyện, ăn uống cũng như kết hợp những bài trị liệu cụ thể của thầy thuốc, để cho hiệu quả điều trị cao nhất.

Các vị thuốc quý trong TRỊ CỐT TÁN còn có tác dụng bồi bổ gân xương, trừ phong thấp, hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố do quá trình viêm sưng từ tận căn nguyên chứng đau nhức xương khớp toàn thân. Các lương y của hội Đông y tỉnh Thái Bình cho biết Trị Cốt Tán mang lại hiệu quả triệt để, không tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc.

Nhờ hệ thống máy móc và công nghệ bào chế hiện đại, Trị Cốt Tán giữ nguyên được dạng thức sắc sẵn cổ truyền nhưng vẫn đảm bảo yếu tố tiện lợi. Thuốc pha ra có mùi thơm thảo dược, vị đắng ngọt dễ uống, dễ thấm sâu vào các tổ chức biên giới của xương khớp, nhờ đó gia tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.

Nhiều năm qua, Trị Cốt Tán đã giúp cho hơn 50.000 bệnh nhân trên cả nước thoát khỏi chứng đau nhức xương khớp toàn thân chỉ sau 2-3 liệu trình. Họ đến từ mọi miền đất nước với độ tuổi và ngành nghề khác nhau.

Trị Cốt Tán được các chuyên gia trong lĩnh vực y học đánh giá cao với nhiều giải thưởng, bằng khen giấy chứng nhận danh giá như: “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý:

  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam…
  • Trị Cốt Tán được Bộ y tế chứng nhận về an toàn và chất lượng.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về Trị Cốt Tán và đau nhức xương khớp, bệnh nhân có thể gọi ngay tới hotline 0961.666.383 để được tư vấn bệnh và hướng dẫn điều trị cho người bệnh trên toàn quốc.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH