Chắc hẳn nhiều người chưa biết đến hội chứng đuôi ngựa bởi tình trạng hiếm gặp của nó, tuy nhiên, đây được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm nói riêng cũng như các bệnh xương khớp khác. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về hội chứng chùm đuôi ngựa
Trước khi tìm hiểu về hội chứng chùm đuôi ngựa, chúng ta cùng hiểu rõ hơn về đám rối thần kinh đuôi ngựa nhé.
1.1. Đám rối thần kinh đuôi ngựa và chức năng của nó
Đuôi ngựa trong tiếng anh là Equina Cauda (EC), tên này có nguồn gốc từ tiếng Latinh.
Các dây thần kinh ở cuối cột sống trông giống như đuôi ngựa khi chúng kéo dài từ tủy sống, qua cột sống thắt lưng và xương cùng, cuối cùng xuống phía sau của từng chân nên được gọi là đám rối thần kinh đuôi ngựa.
Chùm đuôi ngựa bao gồm khoảng 10 cặp rễ thần kinh, một trong số đó kết hợp với nhau để tạo thành dây thần kinh lớn hơn ở phần dưới cơ thể, một ví dụ trong số đó là dây thần kinh tọa.
Nó chịu trách nhiệm về cảm giác và vận động bên trong xương chậu và các chi dưới cũng như chức năng ruột và bàng quang.
Nếu hệ thống đuôi ngựa bị tổn thương do viêm hoặc chèn ép ở vùng thắt lưng, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và phát triển nhanh chóng. Do đó, điều trị bệnh sớm là rất quan trọng để hồi phục chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng.
1.2. Hội chứng chùm đuôi ngựa là gì?
Hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda Equina Syndrome - CES) là một rối loạn hiếm gặp, thường là một cấp cứu ngoại thần kinh phức tạp.
Đây là tình trạng các rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động và cảm giác của hai chi dưới, bàng quang và trực tràng.
1.3. Phân loại
Hội chứng này được phân chia thành 3 vùng khác nhau dựa theo hệ thống đốt sống, cụ thể như sau:
1.3.1. Hội chứng đuôi ngựa cao
Đây được gọi là hội chứng đuôi ngựa trên hay hội chứng đuôi ngựa toàn bộ, thường gây tổn thương từ đốt sống L1 - S5 và gây ra:
- Liệt mềm hai chi dưới.
- Rối loạn cảm giác ở mông và hai chi dưới.
- Rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.
1.3.2. Hội chứng đuôi ngựa giữa
Tình trạng này xảy ra khi có tổn thương tại đốt sống L3 - S5 và gây ra:
- Liệt gấp và duỗi cẳng chân.
- Liệt hoàn toàn và ngón chân.
- Rối loạn cảm giác mông, sau đùi, toàn bộ cẳng chân và toàn bộ bàn chân.
- Rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.
1.3.3. Hội chứng đuôi ngựa thấp
Hội chứng này còn được gọi là hội chứng đuôi ngựa dưới. Nó xuất hiện khi tổn thương đốt sống S3 - S5 và gây ra:
- Rối loạn cảm giác vùng yên ngựa có cảm giác đau và dị cảm.
- Rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi.
Tin liên quan
- Làm cách nào để thoát khỏi sự "hành hạ" của những cơn đau khớp háng?
- Thoái hóa khớp háng là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
- Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu an toàn, hiệu quả, tốt nhất hiện nay
- Trị Cốt Tán – Vị “Cứu tinh” của viêm khớp háng
- Viêm khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Thực trạng bệnh hiện nay
Hội chứng đuôi ngựa là tình trạng hiếm gặp và không liên quan đến giới tính hay chủng tộc.
Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là những người ở độ tuổi bốn mươi đến năm mươi và biểu hiện thường xuyên hơn ở nam giới.
Bện cũng có thể xảy ra ở trẻ em khi trẻ có dị tật bẩm sinh cột sống hoặc đã có một chấn thương nào đó liên quan đến cột sống.
3. Triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa
Bệnh nhân bị đau lưng kèm theo các triệu chứng “báo động” sau đây nên cảnh giác với hội chứng đuôi ngựa:
- Đau thắt lưng dữ dội
- Yếu vận động, mất cảm giác hoặc đau ở một hoặc thường là hai chân.
- Thay đổi cảm giác vùng yên hoặc gây tê yên.
- Rối loạn chức năng bàng quang, chẳng hạn như bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.
- Xuất hiện chứng đại tiện không tự chủ.
- Cảm giác bất thường ở bàng quang cũng như trực tràng.
- Rối loạn chức năng tình dục đột ngột.
- Mất phản xạ ở tứ chi khiến đi lại khó khăn, dễ vấp ngã hoặc khó khăn khi đứng dậy.
Các triệu chứng CES có thể tương tự với triệu chứng của các tình trạng khác. Chúng có thể khác nhau về cường độ và tiến triển chậm theo thời gian.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ chèn ép và các dây thần kinh đang bị chèn ép.
Đau lưng dữ dội, gây tê yên và rối loạn chức năng tình dục được coi là “tín hiệu báo động” của hội chứng này. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng như trên, bạn nên đến các cơ sở ý tế sớm nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân gây hội chứng đuôi ngựa
CES thương là kết quả của thoát vị đĩa đệm ở vùng dưới thắt lưng. Một chấn thương hoặc tình trạng căng quá mức có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
Tuy nhiên, đĩa đệm cũng bị thoái hóa theo tuổi tác và các dây chằng xung quanh cột sống bắt đầu yếu dần đi. Khi quá trình thoái hóa tiến triển sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm và biến chứng hội chứng chùm đuôi ngựa.
Ngoài ra, các nguyên nhân say đây cũng có thể là nguy cơ tiềm ẩn của CES:
- Bệnh hẹp ống sống thắt lưng khi chứng hẹp thắt lưng gây áp lực lên ống sống.
- Các tình trạng viêm gây ra hội chứng này nếu xương phát triển quá mức hoặc các mô bị viêm đè lên rễ thần kinh thắt lưng, ví dụ như viêm cột sống dính khớp.
- Nhiễm trùng ống sống (viêm tủy xương) chẳng hạn như áp xe ngoài màng tủy sống, do đó có thể có khả năng chèn ép vào ống sống gây ra các triệu chứng thần kinh.
- Các khối u gần cột sống có thể gây lên áp lực ống sống, ví dụ như ung thư.
- Chấn thương cột sống thắt lưng, ví dụ như tai nạn xe hơi, ngã,... làm tổn thương xương sống và gây ra các bệnh liên quan đến thần kinh.
- Biến chứng sau phẫu thuật thắt lưng.
- Dị dạng động mạch ống sống.
5. Biến chứng của hội chứng đuôi ngựa
Tuy là hội chứng hiếm gặp nhưng hội chứng đuôi ngựa là một bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Đây là một bệnh lý mãn tính và có thể ảnh hưởng đến con người cả về thể chất và tinh thần. Do vậy, khi không được điều trị kịp thời từ những triệu chứng đầu tiên sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề như:
- Tổn thương bàng quang và ruột gây mất kiểm soát đại tiểu tiện.
- Rối loạn cương dương, thậm chí là liệt dương.
- Trầm cảm và mất ngủ kéo dài.
- Yếu ở các chi gây khó khăn khi đi lại.
6. Chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa
Dưới đây là một số phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa:
- Hỏi thăm tiền sử bệnh.
- Thăm khám lâm sàng để đánh giá phản xạ, cảm giác, sự cân bằng, khả năng phối hợp và chuyển động.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI), trong đó sử dụng từ trường và công nghệ máy tính để đưa ra hình ảnh ba chiều về tủy sống, rễ thần kinh và các vùng xung quanh.
- Chụp X-quang: Tiêm chất cản quang vào các khoang dịch não tủy để có thể xác định sức ép lên tủy sống và thần kinh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
- Xét nghiệm máu. Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu.
7. Điều trị hội chứng đuôi ngựa
Sau khi chẩn đoán CES được thực hiện và căn nguyên được xác định, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
7.1. Nguyên tắc điều trị
Theo các bác sĩ, ngay khi phát hiện các triệu chứng liên quan đến hội chứng đuôi ngựa, người bệnh cần điều trị ngay để không gây áp lực lên dây thần kinh.
Điều trị cho bệnh nhân trong vòng 48 giờ sau khi dấu hiệu đầu tiên xuất hiện mang lại một lợi thế đáng kể trong việc cải thiện tình trạng thiếu hụt cảm giác và vận động cũng như chức năng tiết niệu và trực tràng.
7.2. Phương pháp điều trị hội chứng đuôi ngựa
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục thường được sử dụng đối với người bệnh mắc hội chứng đuôi ngựa:
7.2.1. Điều trị triệu chứng tại nhà
Khi các triệu chứng của CES xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng những các sau đây để thuyên giảm nó:
- Chườm nóng, chườm lạnh: Dùng các túi chườm lên khu vực đau và chườm không quá 20 để tránh gây tình trạng bỏng da.
- Massage: Xoa bóp các vùng tổn thương giúp cơ thể nóng lên và giảm đau hiệu quả.
- Thực hiện các bài tập cho người mắc hội chứng đuôi ngựa như kéo giãn cột sống, yoga hoặc đi bộ.
7.2.2. Tây y điều trị hội chứng đuôi ngựa
Để giảm đau nhanh các cơn đau đến đột ngột và khi chưa được chỉ định phẫu thuật, các thuốc thường được chỉ định, đó là:
- Corticoid liều cao giúp giảm viêm, phù nề do CES.
- Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng.
- Hóa chất xạ/hóa trị đối với bệnh nhân CES do khối u.
- Thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
- Một số thuốc khác như thuốc nhuận tràng, thuốc giảm đau thần kinh,...
>> Có thể bạn quan tâm: Mọi điều về hội chứng thắt lưng hông mà bạn nên biết
7.2.3. Phẫu thuật
Đối với người mắc hội chứng này nên phẫu thuật càng sớm càng tốt để giải phóng áp lực lên các dây thần kinh.
Các phẫu thuật phổ biến thường được sử dụng trong điều trị hội chứng này gồm:
- Phẫu thuật loại bỏ gai xương, khối u đang chèn ép đám rối thần kinh đuôi ngựa.
- Thay đĩa đệm nhân tạo.
- Chỉnh hình cấu trúc cột sống.
Nếu phẫu thuật thành công, các rối loạn về bàng quang và đại tràng sẽ trở về trạng thái bình thường. Ngược lại, nếu không thành công, người bệnh có thể tiếp tục bị đau thắt lưng hoặc đau chân,...
Sau phẫu thuật, mức độ hồi phục của bệnh nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động như thể trạng của người bệnh, chăm sóc hậu phẫu thuật cũng như tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các dây thần kinh bị chèn ép tại thời điểm phẫu thuật.
7.2.4. Thuốc Đông y điều trị hội chứng đuôi ngựa
Theo Đông y, hội chứng đuôi ngựa do khí huyết hư, ngoại tà xâm nhập nên gây tình trạng đau thắt lưng kèm rối loạn thần kinh.
Do đó, các bài thuốc Đông y thường sử dụng các dược liệu nhằm loại bỏ căn nguyên của bệnh, làm giảm cơn đau nhức. Đồng thời bổ sung vào các bài thuốc những dược liệu có tác dụng bổ khí huyết giúp máu lưu thông tốt hơn.
Các vị thuốc thường được sử dụng như huyết đằng, trần bì, ngưu tất, khương truật,...
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng các bài thuốc mà nên thăm khác tại các nhà thuốc, thầy thuốc uy tín để điều trị bệnh phù hợp với tình trạng của từng người, tránh “tiền mất tật mang”.
8. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh mắc hội chứng đuôi ngựa
Đối với những người bệnh mắc hội chứng đuôi ngựa, cần chú ý những điều sau đây, đặc biệt những người sau phẫu thuật:
- Không hoạt động quá nhiều, chẳng hạn như nâng vật nặng hoặc chống đẩy khi mệt mỏi, có thể dẫn đến tăng cơn đau hoặc tái chấn thương cần điều trị thêm.
- Cần chăm sóc các vết mổ trong thời gian đầu hồi phục và hạn chế các hoạt động như bơi lội hoặc tắm vì nó có thể khiến vết mổ bị nhiễm trùng.
- Tuân thủ chỉ định dùng thuốc sau phẫu thuật.
- Không nên lạm dụng các thuốc giảm đau nhanh vì nó có thể gây nhiều bất lợi cho người bệnh như gây ra bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
9. Phòng ngừa hội chứng đuôi ngựa
Để phòng tránh hội chứng đuôi ngựa, bạn nên chú ý một số vấn đề sau đây:
- Tránh bê vác nặng, ngồi lâu hoặc sai tư thế.
- Uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng các thực phẩm có chất nhớt như mồng tơi, rau đay,... và thực phẩm giàu vitamin D.
- Hạn chế hoặc không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, nước tăng lực,...
- Tập luyện thể dục thể thao đầy đặn, thường xuyên để tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện triệu chứng bệnh sớm nhất.
Trên đây là những thông tin về hội chứng đuôi ngựa mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Tuy là hội chứng hiếm gặp nhưng nó để lại nhiều di chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm ngay từ những triệu chứng đầu tiên.
Để ngăn chặn căn nguyên chính gây hội chứng đuôi ngựa, đó là thoát vị đĩa đệm, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp với mỗi người bệnh.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và chia sẻ kiến thức này đến mọi người xung quanh!
Tin liên quan
- Làm cách nào để thoát khỏi sự "hành hạ" của những cơn đau khớp háng?
- Thoái hóa khớp háng là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
- Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu an toàn, hiệu quả, tốt nhất hiện nay
- Trị Cốt Tán – Vị “Cứu tinh” của viêm khớp háng
- Viêm khớp háng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị