Đai chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Với người bị thoát vị đĩa đệm thì những chiếc đai đeo hỗ trợ cột sống không còn là những vật dụng xa lạ. Tuy nhiên, đai lưng thoát vị đĩa đệm có thực sự có công dụng thần kỳ - có thể chữa bệnh không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh đai lưng thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh đai lưng thoát vị đĩa đệm

1. Lợi ích của đai lưng thoát vị đĩa đệm

Đai lưng cột sống là dụng cụ để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm với tác dụng chính là hỗ trợ giữ tư thế cột sống đúng. Cụ thể, đeo đai thường xuyên và đúng cách mang lại một số lợi ích như sau:

  • Giữ cố sống ở vị trí cố định, hạn chế những vận động quá mức ảnh hưởng tới cột sống.
  • Phần thân đai lưng cột sống được thiết kế với các túi khí và thanh định hình giữ cột sống thẳng các đốt sống trong trạng thái bị lệch.
  • Hỗ trợ điều chỉnh đốt sống lưng sau phẫu thuật cột sống.
  • Cung cấp lực cho cột sống, giúp người bệnh di chuyển dễ dàng, đặc biệt trong thời kỳ đau cấp.
  • Tạo một lực chống đẩy bên trong giúp giảm bớt gánh nặng lên các khớp và đĩa đệm.

2. Một số loại đai lưng hiện nay

Hiện nay có nhiều loại đai lưng chữa thoát vị đĩa đệm đang có trên thị trường nhưng tựu chung lại chúng đều thuộc 3 nhóm sau:

2.1. Đai lưng cố định cột sống

Đây là loại đai đeo phổ biến nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Loại đai đeo này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong khi đó phải kể tới chất liệu kim loại có gia cố nhựa hoặc chất liệu vải tổng hợp.

Cơ chế hoạt động: Nó hoạt động như các bó cơ nhằm cố định và hạn chế sự di chuyển của cột sống, làm hạn chế cơn đau khi vận động, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương.

Đai lưng cố định cột sống
Đai lưng cố định cột sống

2.2. Đai định hình cột sống

Với những người bị cong vẹo cột sống thì đây chính là một trong những phương pháp hỗ trợ điều chỉnh cho cột sống rất tốt cho người bệnh. Sản phẩm sử dụng lâu dài sẽ giúp cột sống được định hình trở lại như ban đầu.

Ở một số đai được cải tiến, các thanh nẹp được thay bằng nam châm, từ tính của chúng sẽ tạo ra áp lực vừa đủ để điều chỉnh hình dáng cột sống về “đường cong chữ S” sinh lý.

2.3. Đai kéo giãn cột sống

Loại này giúp làm tăng khoảng cách giữa các đốt sống, từ đó nó giúp giảm áp lực của cơ thể lên một vùng đốt sống, các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng, hạn chế cơn đau và cải thiện được khả năng vận động của đốt sống.

3. Cách sử dụng đai lưng cột sống

Không thể phủ nhận đây là sản phẩm hỗ trợ rất tốt cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách các loại đai này thì không đạt được hiệu quả hỗ trợ chữa bệnh “tiền mất, tật mang” vô cùng nguy hiểm.

Sau đây là cách sử dụng cũng như lưu ý từ chuyên gia mà mọi người nên tham khảo:

Khi nào sử dụng đai lưng? 

  • Chỉ đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm khi người bệnh đi lại, vận động nhẹ nhàng hay ngồi một vị trí làm việc trong văn phòng.
  • Sử dụng khi người bệnh phải di chuyển một quãng đường dài liên tục.
  • Người bệnh sau phẫu thuật cột sống cần cố định xương.
  • Khi xuất hiện cơn đau thoát vị đĩa đệm cấp tính, cơn đau kéo dài đến vài tuần.

Tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao của người bệnh mà các đai lưng được chia thành các size S-XXL để dễ dàng điều chỉnh.

Cách sử dụng đai lưng
Cách sử dụng đai lưng

Cách sử dụng như sau:

  • Lấy phần dây chun ở phía sau đai.
  • Đeo đai lưng vào phần eo cho đúng tư thế.
  • Kéo dây chun hỗ trợ phía sau dán về phía trước, điều chỉnh sao cho phù hợp với eo.

4. Ai nên và không nên đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm

Nhờ thiết kế đặc biệt, đai lưng chữa thoát vị đĩa đệm mà lai lưng trở thành sản phẩm được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, sản phẩm nào cũng có “hai mặt” của nó. 

Những đối tượng sau được bác sĩ chỉ định sử dụng sản phẩm, cụ thể như sau:

  • Người cao tuổi, người đang điều trị loãng xương, người làm công việc phải duy trì tư thế có định như lái xe, cảnh sát giao thông, nhân viên văn phòng,...
  • Đang bị viêm, thoái hóa xương khớp cột sống, chấn thương cột sống vùng thắt lưng cùng (theo chỉ định của bác sĩ điều trị).
  • Đau nhức cột sống thắt lưng cấp tính và mãn tính chưa rõ nguyên nhân.
  • Đau dây thần kinh tọa.
  • Đau cột sống thắt lưng cấp tính khi vận động với tư thế không đúng hoặc mang vác nặng. Hỗ trợ chăm sóc sau phẫu thuật hoặc sau khi nắn cột sống vùng thắt lưng.
Đai lưng dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Đai lưng dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, không nên sử dụng đai lưng cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Bệnh nhân bị gãy xương, loãng xương hoặc viêm cột sống dính khớp.
  • Người bệnh có khối u hoặc bị nhiễm trùng cột sống.
  • Người bệnh đang dùng các loại thuốc loãng máu.

5. Mặt trái của đai lưng thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những mặt lợi, sản phẩm này cũng có thể gây ra một số tai biến khi sử dụng.

Một dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất đó là cơn đau tăng nặng tại vùng thoát vị. Biến chứng này là do hệ cơ hoặc dây chằng bị kéo căng quá mức và đột ngột gây ra trạng thái đau.

Một tai biến khác sử dụng đó là người bệnh cảm thấy choáng váng, kéo theo đó là thay đổi huyết áp. Nguyên nhân có thể là do đai đeo tác động và gây kích thích hệ thống dây thần kinh thực vật.

Chính vì vậy, trước khi sử dụng đai đeo thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

6. Đai lưng cột sống giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đai lưng cột sống với mức giá khác nhau, đáp ứng nhu cầu từng đối tượng khách hàng.

  • Với đai cố định cột sống có tác dụng trong việc hỗ trợ những vấn đề cột sống thắt lưng nhẹ. Giá dao động từ 100.000 - 1.800.000đ/đai.
  • Với đai đeo kéo giãn cột sống có giá đắt hơn bởi tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn loại thường. Vừa giúp cố định vừa giúp kéo giãn cột sống. Giá dao động từ 2.000.000 - 4.000.000đ/đai.

7. Mua đai lưng thoát vị đĩa đệm cột sống ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở bán các thiết bị hỗ trợ điều trị định hình cột sống và dành cho các đối tượng thoát vị đĩa đệm, gặp các vấn đề cột sống thắt lưng,...

Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng phân phối hoặc các cửa hàng trực tuyến uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại đai lưng thích hợp.

Mua đai lưng tại các cơ sở uy tín
Mua đai lưng tại các cơ sở uy tín 

8. Lưu ý khi sử dụng đai lưng cột sống

Không phải lúc nào đeo đai lưng cũng tốt, do đó, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất:

  • Chỉ nên sử dụng đai lưng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên sử dụng đai nẹp lưng thường xuyên trong một thời gian dài, dễ khiến cột sống bị phụ thuộc, lâu ngày trở nên kém linh hoạt,
  • Nên chọn loại đai có hình dáng, kết cấu phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, dị ứng nên ngưng sử dụng đai lưng cột sống và tới gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.
  • Trường hợp đai có sử dụng túi khí nên bơm khí vào từ từ, tránh tổn thương sống lưng.
  • Đai lưng sử dụng tốt khi người bệnh nằm nghỉ ngơi, tuy nhiên người bệnh tránh sử dụng khi ngủ.
Không nên lạm dụng vì đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh
Không nên lạm dụng vì đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh
  • Người bệnh không nên quá lạm dụng đai lưng thoát vị đĩa đệm bởi đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh chứ không mang mục đích điều trị.
  • Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng đai lưng, người bệnh nên kết hợp với các bài tập khác như đi bộ, tập yoga, thiền hoặc các phương pháp vật lý trị liệu, chườm nóng, mát xa, xoa bóp,... 

Trên đây là những thông tin về đai lưng thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù, nó mang lại nhiều tác dụng có lợi cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đừng để bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn chứng bệnh này thì hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Hải Sáu, theo số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH