Nếu không chữa trị, đau hông khiến bạn bại liệt

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

80% phụ nữ mắc chứng bệnh đau hông. Nhiều người nghĩ rằng bệnh không có gì nguy hiểm cho tới khi cơ thể không vận động được nữa. Làm sao để phòng ngừa và loại bỏ đau hông? Câu trả lời rất đơn giản chỉ nằm trong tất tần tật ở bài viết này.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Đau hông là gì?

Hông bao gồm vị trí khớp hình cầu nơi xương chậu và chân (xương đùi) gặp nhau. Hông còn bao gồm các bộ phận khác giúp liên kết hai xương này với nhau và giúp nó hoạt động như cơ bắp, gân và dây chằng.

Đau hông là bệnh lý ở vùng hông, xuất hiện khi hông bị tổn thương nghiêm trọng. Hoặc bị các tác nhân bên ngoài tác động vào như bị ngã, các vật dụng khác chạm vào… Hoặc do các tác nhân từ bên trong cơ thể gây ra.

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau hông
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau hông

2. Vị trí đau hông

Hông là sự liên kết của nhiều bộ phận hợp thành, là "cửa ngõ" nối liền phần thân trên và chi dưới của cơ thể con người. Có khá nhiều vị trí đau hông bạn nên biết như:

2.1. Đau hông phải

Đau hông phải là một trong các vị trí đau quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Đau hông ở vị trí này gây ra bởi tình trạng rách xương hông, từ đó khiến ổ cắm hông bị viêm mạnh.

Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai khẳng định: Bệnh viêm khớp hông phải làm cho tình trạng khớp xương này cứng và ngày càng đau đớn hơn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan từ bên hông phải đến háng hoặc đùi. Đau hông tăng lên với lúc thực hiện hoạt động thể chất.

2.2. Đau hông trái

Một vị trí đau hông dễ xuất hiện nữa là đau hông trái. Khi bệnh nhân ngồi quá lâu hoặc khi họ thay đổi tư thế đột ngột sẽ khiến tình trạng này xảy ra. Bệnh gặp ở rất nhiều người và khó chữa trị trở lại như ban đầu. Nguyên nhân khiến người bệnh mắc chứng đau hông trái đa phần là từ các bệnh lý.

Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vị trí hông bên trái. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.

Tuy nhiên, một số trường hợp đau kéo dài liên tục và dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, chán nản, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và vận động. Nếu bệnh lý này kéo dài còn khiến cho người bệnh bị đau lan ra cả phần xương sườn, xương chậu.

3. Đau hông phải là bệnh gì?

Vậy đau hông bên phải là bệnh gì? Liệu có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người hay không? Dưới đây là một số bệnh lý từ triệu chứng đau hông phải.

3.1. Đau dây thần kinh tọa

Có đến hơn 60% số người có triệu chứng đau hông bên phải là bị bệnh đau dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh lớn của cơ thể chạy dài từ vùng thắt lưng qua mông rồi xuống chân.

3.2. Đau hông bên phải do đau xương chậu

Hiện tượng đau xương ở vùng chậu có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, nhiều người bị đau xương chậu xuất hiện cả những cơn đau hông phải do vị trí gần nhau và những cơn đau thường có xu hướng lan tỏa.

3.2. Thoái hóa cột sống

Những cơn đau cột sống thắt lưng thường có xu hướng chạy xuống dưới hoặc lan sang 2 bên, nên nếu bị thoái hóa cột sống mà thấy đau ở hông phải thì cũng đừng quá ngạc nhiên.

3.4. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm bị lệch ra ngoài chèn vào các dây thần kinh gây ra đau hông phải. Trong đó, đối tượng dễ mắc phải là ở người già, người làm công việc nặng nhọc, dân văn phòng,...

3.5. Thoái hóa khớp

Quá trình thoái hóa khớp ở vùng thắt lưng, háng,... có thể dẫn đến những cơn đau hông bên phải. Cường độ đau tăng lên khi vận động mạnh hoặc ngồi lâu.

3.6. Viêm khớp

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bệnh viêm khớp hông làm cứng khớp và đau nhức. Cơn đau lan từ bên hông phải đến háng hoặc đùi. Đau hông tăng lên khi thực hiện hoạt động thể chất.

3.7. Viêm bao hoạt dịch đốt chuyển

Viêm bao hoạt dịch được xếp vào bệnh xương khớp, xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm gây ra đau nhức. Bệnh thường xuất hiện ở một số khớp hoạt động thường xuyên như viêm bao hoạt dịch khớp hông phải, gân gấp ngón tay, gân gót chân, khớp gối.

Đau hông bên phải là dấu hiệu của nhiều bệnh về xương khớp
Đau hông bên phải là dấu hiệu của nhiều bệnh về xương khớp

4. Đau hông trái là bệnh gì?

Đau hông trái báo hiệu có thể bạn đang mắc phải một trong số bệnh lý sau:

4.1. Đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn xuất phát từ những vị trí đốt sống tủy ngực chạy dọc theo xương sườn chớm tới điểm mông. Khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau bên hông trái.

4.2. Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy dọc 2 bên hông kéo dài xuống đến chân. Tổn thương gây đau dây thần kinh tọa là một trong những nguyên nhân chính tạo ra cơn đau hông trái.

4.3. Đau hông trái do đau lan vùng lưng

Các đốt sống lưng gần với mông khi bị tổn thương hoặc bị chèn ép sẽ gây ra đau. Cơn đau vùng gần mông có xu hướng chạy lan nên sẽ dẫn tới những cơn đau hông trái dữ dội bất cứ lúc nào.

4.4. Viêm gân háng

Đau hông trái nếu như dịch dần xuống phía dưới thì sẽ liên quan tới chứng viêm gân háng. Đây là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm và sẽ nặng thêm khi người bệnh vận động quá nhiều.

4.5. Viêm đại tràng

Triệu chứng đau hông bên trái có thể do mắc bệnh đại tràng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải triệu chứng khác như chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy hay táo bón.

4.6. Sỏi thận, sỏi niệu quản

Nhiều trường hợp, đau hông trái do sỏi thận, sỏi niệu quản mà ra. Khi đó, người bệnh sẽ thấy đau tức tại khu vực mạn sườn bên trái hoặc đau bên hông trái, cơn đau khi đó sẽ xuyên ra phía sau lưng, đau quặn hoặc đau theo từng cơn.

5. Nguyên nhân gây đau hông

Ngoài những bệnh lý đã liệt kê bên trên, có rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác có thể gây ra tình trạng đau hông như:

  • Do tính chất công việc thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, bê vác vật nặng quá sức.
  • Do ngồi lâu ngồi nhiều, không đi lại thay đổi tư thế ngồi.
  • Nằm ngủ sai tư thế, nằm trên vật cứng dẫn tới các dây thần kinh, mạch máu vùng hông bị chèn ép.
  • Bị ngã, va đập hoặc gặp phải những chấn thương trực tiếp ở vùng hông.

6. Đau hông ở nam giới

Bệnh đau lưng ở nam giới thường do nhiều nguyên nhân phức tạp hơn ở phụ nữ. Tuy nhiên, đặc trưng và phổ biến nhất vẫn phải kể đến là do các yếu tố tổn thương về thận, suy giảm chức năng thận,...

Theo thống kê, số người mắc bệnh thận chiếm một tỷ lệ khá cao trong số các bệnh lý khác của con người; đặc biệt là tình trạng đau hai bên hông ở nam giới. Vì vậy, cánh mày râu nên chú ý chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của mình để giúp thận luôn được khỏe mạnh.

Đau hông ở nam giới chủ yếu do các bệnh về thận
Đau hông ở nam giới chủ yếu do các bệnh về thận

7. Đau hông ở nữ giới

Tình trạng đau hông ở nữ giới xảy ra rất phổ biến, thường gặp ở những người từ 30 tuổi trở lên hoặc phụ nữ đang mang thai. Đau nhức hông có thể chỉ là những cơn đau bình thường do làm việc quá sức, ngồi sai tư thế,...

Nhưng đôi khi, nó lại là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phức tạp như: viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống, chèn ép thần kinh, gãy xương hông, đau dạ dày, đau ruột thừa, bệnh phụ khoa,...

8. Đau hông khi mang thai

Nếu đang mang thai, bạn có thể bị đau lưng, đau bụng và cả đau hông. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, bà bầu bị đau hông có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Tăng kích thích tố hóc môn làm lỏng khớp ở vùng xương chậu.
  • Vị trí của em bé đẩy vào xương chậu.
  • Tăng trọng lượng ở bụng kéo căng cơ bụng.
  • Do bệnh đau thần kinh tọa, trĩ, bệnh phụ khoa.

9. Triệu chứng đau hông

Những triệu chứng điển hình của đau hông là gì? Các biểu hiện đau hông phụ thuộc vào nguyên nhân.

  • Viêm xương khớp có thể gây đau hông nhẹ khi hoạt động.
  • Những chấn thương đột ngột, gãy xương và các khối u có thể gây ra đau hông nặng.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nên đi khám nếu bạn:

  • Gặp tác dụng phụ của thuốc.
  • Có thắc mắc về những loại thuốc giảm đau.
  • Thuốc và các cách điều trị khác không giúp giảm đau.

10. Điều trị đau hông

Ở những người khỏe mạnh khi bị đau vùng hông do hoạt động mạnh, chấn thương; tùy vào mức độ mà chứng đau hông có thể tự khỏi hoặc chỉ cần uống thuốc giảm đau. Ở các trường hợp đau hông kéo dài, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

10.1. Điều trị bằng Tây y

Bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc Tây để chữa đau hông như:

  • Nếu nguyên nhân là viêm xương khớp, bác sĩ có thể kê acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
  • Nếu nguyên nhân là viêm bao hoạt dịch hay viêm gân, bác sĩ có thể kê NSAID.

10.2. Châm cứu & Vật lý trị liệu

Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể của con người để đả thông kinh mạch và điều hòa khí huyết.

Bằng những thao tác thực hiện vô cùng tỉ mỉ, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng đau hông, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

Điều trị đau hông bằng châm cứu
Điều trị đau hông bằng châm cứu

Điều trị bệnh đau hông bằng phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau, đảm bảo an toàn, không hề gây ra tác dụng phụ. Một vài bài tập vật lý trị liệu tại nhà mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện.

Bài tập Đá chân thẳng: Nằm thẳng, đá chân trái lên khoảng 1 góc 45 độ. Giữ nguyên tư thế chân như vậy trong khoảng vài giây, sau đó đổi sang chân phải và làm tương tự.

Bài tập Co chân: Nằm thẳng, co đầu gối chân phải ép sát bụng mức tối đa. Tay giữ đầu gối để khoảng vài giây sau đó đổi bên sang chân trái, mỗi động tác làm từ 15-20 lần. Sau đó, co cả 2 đầu gối ép sát bụng, 2 tay giữ đầu gối, thực hiện khoảng 10 lần.

10.3. Bấm huyệt

Bấm huyệt là một trong những thủ pháp day ấn dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đây là cách để cơ bắp thả lỏng, lưu thông khí huyết, giảm đau hông, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, người bấm huyệt cần phải xác định được chính xác các huyệt đạo ở dọc phần lưng thì mới mang tới hiệu quả.

10.4. Chế độ sinh hoạt - thói quen

Những thói quen sinh hoạt và lối sống dưới đây, sẽ giúp bạn hạn chế sự tiến triển của bệnh đau hông.

  • Thực hiện bài tập hông được chỉ định hàng ngày.
  • Không vận động hoặc chơi thể thao quá sức.
  • Ngồi, nằm, đứng, bê vác đồ nặng đúng tư thế.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

10.5. Chữa đau hông bằng thuốc Nam

Nếu bệnh đau hông đang ở mức độ nhẹ, các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc Nam mang tới hiệu quả cao dưới đây.

Bài thuốc từ lá lốt: Lấy 200g lá lốt tươi, rửa sạch và để ráo. Sau đó, bỏ vào nồi nấu với khoảng 1 lít nước để uống. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần  áp dụng trong khoảng 1 tháng.

Bài thuốc dùng quả dứa: Chuẩn bị dứa tươi, chanh, cà rốt, cần tây. Đem tất cả nguyên liệu rửa thật sạch rồi bỏ vào máy xay sinh tố. Dùng nước ép thu được uống hết trong ngày.

11. Phòng ngừa đau hông

Giải pháp phòng ngừa những cơn đau hông gồm có:

  • Hạn chế lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
  • Tránh vận động mạnh, tránh gây tổn thương liên quan đến vùng hông.
  • Không nằm, ngồi về một bên quá lâu, thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi liên tục.
  • Bổ sung canxi, thành phần dưỡng chất cần thiết cho xương khớp.

Hy vọng, những thông tin về chứng đau hông mà chúng tôi chia sẻ trên đây, sẽ giúp các bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nếu chẳng may mắc phải. Hãy luôn nhớ bảo vệ sức khỏe của chính mình!

Người bệnh bị đau hông phải thường chịu nhiều thiệt thòi, khổ sở. Chính vì vậy, hãy liên hệ ngay tới số hotline: 0961 666 383 của nhà thuốc Hải Sáu, để nhận được những sự tư vấn và thăm khám kịp thời nhằm điều trị tình trạng đau hông tốt nhất.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH