Loại bỏ chứng bệnh tê tay nhanh chóng chỉ chưa đầy 1 tháng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Tê tay là tình trạng phổ biến ở nhiều người, thường gặp nhất ở những người trung niên, cao tuổi. Nó có thể do các tác nhân cơ học nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm bên trong. Người bệnh cần sớm tìm hiểu phương pháp điều trị tê tay và địa chỉ tin cậy để chữa dứt điểm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mục lục [ Ẩn ]

1. Tê tay là gì?

Tê tay là cảm giác ngón tay, cánh tay, lòng bàn tay bị tê buốt, đau nhức, khó chịu. Theo kết quả nghiên cứu của Viện rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia: Tê tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau nguy hiểm.

  • Hẹp ống sống: Những người có cột sống bị thu nhỏ bẩm sinh, chèn ép các rễ thần kinh khiến mạch máu bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng tê tay.
  • Viêm khớp dạng thấp: Hiện tượng tê chân tay xuất hiện khi các khớp, rễ thần kinh bị tổn thương và viêm nhiễm. Và thường kéo đến khi người bệnh ngồi hoặc nằm quá lâu.
  • Thoát vị đĩa đệm: Tê tay nằm trong danh sách những triệu chứng đặc trưng của thoát vị đĩa đệm. Hiện tượng này xuất hiện khi nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vị trí đúng, chèn ép lên rễ thần kinh cột sống.
Tê tay là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi
Tê tay là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi
  • Thoái hóa cột sống: Chứng bệnh này cũng có thể gây ra những cơn đau mỏi, tê tay do đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh. Người bị thoái hóa cột sống cổ sẽ có cảm giác đau buốt ở vùng cổ, vai gáy, tê bì cánh tay.
  • Đa xơ cứng: Khi hệ thống tự miễn của cơ thể bị tấn công, làm rối loạn hệ thần kinh trung ương. Lúc này, nó sẽ gây tổn thương màng bọc Myelin, co thắt cơ bắp, tê tay.
  • Viêm đa rễ thần kinh: Trường hợp, hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, chứng viêm đa rễ thần kinh có thể xuất hiện, kèm theo đó là hiện tượng tê tay kéo dài.
  • Cơ thể suy nhược: Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể gây tê tay, mệt mỏi.
  • Tiểu đường: Các mảng xơ vữa do hàm lượng cholesterol tăng cao ở người tiểu đường có thể gây tắc nghẽn mạch máu lưu thông đến chân và  tay. Dẫn đến tình trạng tê nhức tay chân.

2.  Vị trí tê tay thường gặp

Tê tay có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như trên đầu ngón tay, lòng bàn tay, cánh tay, bắp tay. Có thể tê bên tay trái hoặc tay phải hoặc cả hai tay. Mỗi vị trí bị tê tay sẽ có những biểu hiện riêng. Cụ thể:

2.1 Tê đầu ngón tay (cái, trỏ, giữa, út, áp út)

Tê đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê buốt, ngứa ngáy giống như bị kim châm chích hay kiến cắn. Có trường hợp, tê đầu ngón tay còn kèm theo cảm giác nóng ran. Điều này khiến bạn mất đi cảm giác, khó khăn khi cầm nắm đồ vật và giảm sức lực trong việc sử dụng đôi tay.

2.2 Tê cánh tay trái

Nguyên nhân gây tê mỏi cánh tay trái thường do dây thần kinh ở vai, lưng hoặc cánh tay bị chèn ép. Điều này có thể gây cảm giác ngứa ran truyền từ vai xuống đến các đầu ngón tay. Cảm giác nóng rát cũng có thể là do các mạch máu bị chèn ép trong một thời gian dài. Khi quá trình máu lưu thông đến cánh tay bình thường trở lại, tình trạng ngứa ran và cảm giác tê cánh tay trái sẽ mất.

2.3 Tê cánh tay phải

Khi bị tê cánh tay phải, phần lớn mọi người có cảm giác như bị châm chích hoặc mất cảm giác ở tay phải. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tê tay phải thì có nhiều nhưng đa số không đáng lo ngại. Tuy nhiên, những dấu hiệu tê tay phải có thể báo hiệu bạn đang gặp phải chứng bệnh nghiêm trọng như nó khởi phát đột ngột, tái đi tái lại nhiều lần hoặc liên tục bị nổi da gà.

2.4 Tê lòng bàn tay

Tê lòng bàn tay là tình trạng khu vực trong lòng bàn tay có cảm giác đau châm chích như kim đâm, ngứa ran. Và thường cả 2 bên lòng bàn tay trái, phải sẽ xuất hiện cơn đau cùng lúc. Nguyên nhân có thể do rối loạn canxi máu, co thắt mạch máu ngoại vi nhưng hay gặp nhất là hội chứng ống cổ tay.

3. Nguyên nhân bị tê tay

Nguyên nhân bị tê tay thì có rất nhiều. Ngoài do các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, viêm đa rễ thần kinh, cơ thể suy nhược, tiểu đường như đã trình bày ở phần 1. Hiện tượng tê tay cũng có thể do hệ quả của một số tác nhân cơ học thông thường. Phải kể đến như:

  • Lao động quá sức: Những người phải lái xe đường dài, bê vác đồ nặng, chơi thể thao quá sức,... có thể khiến rễ thần kinh bị chèn ép, tổn thương.
  • Chấn thương: Va chạm mạnh, vấp ngã, tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao,... khiến dây thần kinh ngoại biên, phần cơ mềm và cột sống bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra các phản ứng phụ như buồn nôn, đau đầu hoặc tê tay cho người bệnh.
  • Thay đổi thời tiết: Vào thời điểm giao mùa hay khi thời tiết chuyển biến đột ngột, nếu cơ thể không thích ứng kịp cũng sẽ gây rối loạn cảm giác, tê bì tay.
  • Căng thẳng, mệt mỏi: Trạng thái tinh thần không ổn định, stress quá mức sẽ kích ứng các tế bào thần kinh trên bề mặt da gây tê ngứa  tay.
  • Sai tư thế: Thói quen đi giày cao gót, gối đầu quá cao, ngồi máy lạnh nhiều, nằm ngủ sấp hay nghiêng người một bên quá lâu, đứng hoặc ngồi cũng một tư thế,... có thể sẽ làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn, tê tay.
Tê tay khiến người bệnh không hoạt động thoải mái
Tê tay khiến người bệnh không hoạt động thoải mái

4. Triệu chứng tê tay

Khi bị tê tay, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một hoặc một số các triệu chứng dưới đây:

  • Đau mỏi cổ vai gáy lan xuống cánh tay, ngón tay, lòng bàn tay kèm theo triệu chứng tê bì một bên.
  • Tay bị tê kéo dài rồi dần mất cảm giác, thường gặp nhất về ban đêm.
  • Tê buốt lan dọc cánh tay xuống ngón tay, lòng bàn tay và gây hạn chế vận động.
  • Tê yếu kiểu trung ương kèm theo sự thay đổi cảm giác, phản xạ và có tổn thương thần kinh sọ.
  • Chuột rút ở tay, co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở khu vực bắp tay.
  • Tê/ dị cảm mặt trong cánh tay, lan xuống ngón 4/ 5. Khi nằm lâu hoặc để tay ở vị trí cố định trong 1 khoảng thời gian nào đó sẽ có cảm giác râm ran, châm chích như kiến bò.
  • Biểu hiện của chứng tê tay trầm trọng là chóng mặt, đau đầu, khó thở, co giật, màu sắc và hình dáng tay bị thay đổi thất thường.

5. Các trường hợp tê tay thường gặp

Một số trường hợp tê tay do sai tư thế vận động hoặc tác dụng phụ của thuốc thì không đáng lo ngại. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh nghiêm trọng gây tê tay và bạn cần tới các cơ sở ý tế thăm khám, điều trị ngay.

5.1 Bị tê tay khi mang thai

Phụ nữ mang thai làm thay đổi cơ thể ở một mức độ đáng kể. Một số chị em sẽ gặp phải các triệu chứng bất thường trong suốt 9 tháng 10 ngày. Trong đó, có tình trạng tê tay. Bà bầu bị tê tay có thể do hội chứng ống cổ tay, huyết áp thấp và cứng khớp,... Tình trạng này sẽ gây khó khăn và cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn.

5.2 Bị tê tay sau sinh

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh con, xương khớp của phụ nữ sẽ yếu và dễ gặp tổn thương hơn. Nếu không có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt, ăn uống thiếu dinh dưỡng thì sẽ dễ gặp phải tình trạng tê tay sau sinh. Thông thường, tình trạng này có thể kéo dài khoảng 2 - 3 tuần sau sinh.

5.3 Bị tê tay khi ngủ

Tư thế ngủ không đúng, nằm ngủ quá lâu trong một tư thế gây chèn ép mạch máu, khiến cho quá trình lưu thông khó khăn đến những bộ phận khác trên cơ thể. Các dây thần kinh không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết sẽ khiến bạn bị tê tay, đau mỏi vai gáy. Hay ngủ lâu trên những chiếc giường cứng và không có đệm cũng là nguyên nhân.

5.4 Bị tê tay khi ngủ dậy

Đôi khi mới thức dậy, bạn sẽ thấy cánh tay của mình tê bì, mất cảm giác, không thể cử động các ngón tay và cánh tay. Để thêm một lúc, cánh tay sẽ trở nên đau buốt như bị kim châm. Nguyên nhân chính là do bạn nằm ngủ sai tư thế hoặc nằm 1 tư thế quá lâu, làm chèn ép dây thần kinh dẫn đến tay bị liệt tạm thời.

5.5 Bị tê tay khi lái xe

Khi lái xe trên một chặng đường dài, nhiều người sẽ gặp phải hiện tượng tay bị tê cứng, khắp từ cánh tay đến lòng bàn tay, các đầu ngón tay. Nguyên gây ra tình trạng này có thể do rối loạn canxi máu, co thắt mạch máu ngoại vi, hội chứng đường hầm ống cổ tay.

6. Tê tay có nguy hiểm không?

Tê tay có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS), tê tay trái, phải kèm theo đau nhức xương khớp xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có hơn 75% trường hợp tê tay chân là do bệnh lý nguy hiểm.

Vì vậy, việc tê tay có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu triệu chứng tê tay xuất hiện liên tục khoảng trên 6 tuần, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay. Còn trường hợp tê tay chân chỉ xuất hiện khoảng 1 - 5 tuần là biến mất thì banh không cần lo lắng. Vì lúc này triệu chứng xảy ra chủ yếu là do tác nhân cơ học, không nguy hiểm.

Phương pháp bấm huyệt khi bị tê tay
Phương pháp bấm huyệt khi bị tê tay

7. Điều trị tê tay

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa chứng tê tay phù hợp. Muốn bệnh được điều trị hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

7.1 Mẹo chữa tê tay

Một trong những mẹo chữ tê tay đơn giản và được nhiều người áp dụng là xoa bóp tay. Trước khi đi ngủ, người bệnh dùng bàn tay nắm lấy cổ tay và xoa bóp, chà xát nhẹ nhàng. Lặp lại đến động tác này cho đến khi tay thấy thoải mái, giảm tê bì.

7.2 Chế độ sinh hoạt

Ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, làm việc vừa phải là chế độ sinh hoạt mà người bị tê tay cần tuân thủ. Ngoài ra, nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Việc vận động đều đặn sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, từ đó ngăn ngừa những cơn tê mỏi và đau nhức ở tay.

7.3 Tê tay nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh, điều trị bệnh tê tay. Đối với những người đang bị tê nhức tay thì nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc. Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi để xương khớp chắc khỏe hơn. Những món ăn từ lá lốt, lá xương sông cũng đem lại hiệu quả cho người thường hay bị tê tay.

7.4 Bài tập yoga chữa tê tay

Đầu tiên, bạn nằm xuống giường cứng, tránh giường có đệm mềm. Sau đó, giơ hai tay lên cao rộng bằng vai, các ngón tay đều xòe ra; giữ trong 5 giây rồi từ từ hạ xuống. Tiếp đến, bạn gập hai khuỷu tay lại, dùng lực nắm chặt hai bàn tay lại. Giữ chặt trong vài giây rồi buông xuống. Cuối cùng, đặt hai tay lên vùng ngực, thả lỏng cả hai tay. Lưu ý, cần giữ ấm cho tay và kiên trì tập luyện mới thấy hiệu quả.

7.5 Thuốc trị tê tay

Thuốc Tây: Các loại thuốc Tây trị tê phổ biến gồm có thuốc Ibuprofen, Arcoxia, Bonlutin, Paracetamol,... giúp kháng viêm, giảm đau và kiểm soát hiện tượng tê tay nhanh chóng. Thuốc giãn cơ Mydocalm, Myonal,... dùng trong các trường hợp tê tay do cơ cứng cơ bắp, giúp giải phóng chèn ép.

Chữa tê tay bằng thuốc Nam: Lấy 1 thìa bột nghệ nguyên chất và 1 thìa mật ong bỏ vào một ly sữa, khuấy đều và uống hàng ngày. Đồng thời, người bệnh có thể trộn bột nghệ với nước và bôi lên vùng tay bị tê mỏi, sau đó massage nhẹ nhàng. Tinh chất curcumin trong nghệ có công dụng tăng cường lưu lượng máu và cải thiện chứng bệnh tê tay.

8. Chữa tê tay bằng Đông y gia truyền Trị Cốt Tán

Chữa tê tay bằng các phương pháp Đông y luôn là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người bệnh. Lý do vì thuốc Đông y lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ và có khả năng điều trị bệnh tận gốc. Trong số các sản phẩm Đông y chữa chứng tê tay, Trị Cốt Tán là bài thuốc do Lương y Nguyễn Công Sáu của nhà thuốc Hải Sáu bào chế theo công thức gia truyền, mang lại hiệu quả nhanh nhất và tốt nhất.

Chữa tê tay bằng Đông y gia truyền Trị Cốt Tán
Chữa tê tay bằng Đông y gia truyền Trị Cốt Tán

Trị Cốt Tán bao gồm các thành phần thảo dược thiên nhiên quý hiếm như: tam thất, nấm linh chi, ba kích, đan sâm, quế chi, khương hoạt, đỗ trọng, phòng phong,... Những thảo dược này do chính đội ngũ lương y của nhà thuốc Hải Sáu tự tay thu hái, chọn lọc, kiểm định và sơ chế. Sau đó, bào chế theo phương pháp gia truyền tạo thành sản phẩm Trị Cốt Tán nổi tiếng cả nước như hiện nay. Dựa trên nguyên lý hoạt động “trong ẩm ngoài đồ”, Trị Cốt Tán có công dụng:

  • Can thiệp từ căn nguyên bệnh, giúp điều trị chứng tê tay tận gốc, không bị tái đi tái lại nhiều lần.
  • Giúp giảm đau nhức, tê mỏi tay cho người bệnh ngay sau liệu trình đầu.
  • Loại bỏ những chất độc có trong xương khớp, cột sống, các cơ.
  • Bổ sung các thành phần dưỡng chất cần thiết, giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.

Hiệu quả của bài thuốc Đông y gia truyền Trị Cốt Tán đã và đang được chứng minh, bởi những phản hồi tích cực của rất nhiều bệnh nhân trên cả nước cũng như sự đánh giá cao của các chuyên gia trong ngành y tế. Sản phẩm Trị Cốt Tán cùng Lương y Nguyễn Công Sáu đã được trao tặng rất nhiều nhiều giải thưởng, chứng nhận giá trị:

  • “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.
  • Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.
  • Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam,...
  • Lương y Nguyễn Công Sáu đón nhận Bảng vàng danh dự của Viện nghiên cứu Nhân tài Việt Nam.

Cùng lắng nghe chia sẻ của cô Vũ Thị Lành (Sóc Trăng) người từng bị chứng tê tay trong suốt gần 2 năm: "Tôi có biểu hiện tê tay cách đây tầm 2 năm trước. Lúc đấy, cứ nghĩ nó là biểu hiện thông thường không nguy hiểm gì nên cũng cứ mặc kệ. Nhưng càng về sau, tay càng tê nhiều lần liên tục, có lúc cảm giác như bị liệt, không còn cảm giác gì. Tôi có ra tiệm thuốc Tây được họ kê cho mấy loại giảm đau, kháng viêm. Uống thì đỡ nhưng cứ ngưng thuốc thì lại đau lại. Mấy tháng trước, con trai tôi có mua cho loại thuốc chườm và thuốc uống Trị Cốt Tán. Công nhận, dùng được tầm chục hôm các triệu chứng tê tay dần biến mất. Sau khi uống 2 liệu trình, tôi ngừng nhưng không thấy bị tê tay lại nữa. Thật sự, tôi rất mừng và cũng rất cảm ơn nhà thuốc Hải Sáu, vì đã bào chế ra sản phẩm Trị Cốt Tán tốt như vậy."

9. Phòng ngừa tê tay

Để phòng ngừa tê tay, mọi người cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Tăng cường vận động cơ thể, thường xuyên tập thể dục cho xương khớp khỏe mạnh, tạo được chất đàn hồi tốt.
  • Đối với người đã bị tê tay thì nên ngâm tay trong nước nóng pha muối. Điều này giúp lưu thông máu tốt rất tốt.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin, khoáng chất, vi chất kịp thời.
  • Hạn chế làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê tay.
  • Tránh hoặc hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào. Giữ ấm tay vào mùa đông. Vì trời lạnh thì càng dễ gặp phải tình trạng tê tay.

Hơn 50.000 bệnh nhân đã tin tưởng, sử dụng sản phẩm Đông y Trị Cốt Tán và thoát khỏi chứng bệnh tê tay. Để được tư vấn và điều trị bệnh sớm nhất, bạn hãy gọi ngay tới số hotline: 0961 666 383 của nhà thuốc Hải Sáu.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH