Viêm dây thần kinh liên sườn là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ra nhiều triệu chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh viêm dây thần kinh liên sườn là gì?
Dây thần kinh liên sườn là tập hợp các cấu trúc dây thần kinh được sắp xếp trong các khoang liên sườn của lồng ngực. Chúng nằm hai bên và đi kèm với các cơ quan liên sườn và bó mạch liên sườn, được tạo thành bởi động mạch và tĩnh mạch liên sườn.
Viêm dây thần kinh liên sườn là tình trạng viêm các dây thần kinh do quá trình chèn ép của một hay nhiều xương sườn trên các cạnh dưới của xương sườn gây đau. Cơn đau này thường gây khó thở và ảnh hưởng đến nhiều lứa tuổi.
Viêm dây thần kinh liên sườn là một tình trạng phổ biến trong dân cư, thậm chí cả vị trí địa lý.
2. Triệu chứng bệnh viêm dây thần kinh liên sườn
Viêm dây thần kinh liên sườn được đặc trưng bởi triệu chứng đau và rối loạn cảm giác, vận động tùy thuốc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng, cụ thể:
- Những người bệnh gặp phải tình trạng khó chịu sẽ bị đau cấp tính ở vùng xương sườn. Người bệnh có thể cảm thấy đau lan dọc theo xương sườn và có thể xảy ra ở vùng bên trái và /hoặc bên phải.
- Khó chịu hoặc đau ở một phần của chi trên.
- Cơn đau có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi nhưng cảm giác đau thường trầm trọng hơn khi cử động hô hấp, thậm chí có thể gây đau ở cánh tay.
- Cảm giác tê và cứng có thể xuất hiện khi cúi gập người về phía trước.
- Xuất hiện các dấu hiệu viêm khác như đỏ da, tuy nhiên, triệu chứng này hiếm khi xuất hiện do kích thước nhỏ của các dây thần kinh liên sườn.
3. Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh liên sườn
Viêm dây thần kinh liên sườn thường liên quan đến nhiễm virus (do virus herpes) và một số nguyên nhân gây bệnh khác, cụ thể:
- Nhiễm khuẩn phần lồng ngực thường có cảm giác đau nhức, ngứa rát như bị bỏng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm.
- Gãy xương sườn, bong gân phần lồng ngực.
- Chấn thương do nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau chấn thương, người bệnh không được tĩnh dưỡng và điều trị triệt để dẫn đến dây thần kinh bị viêm và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Do có sự hình thành các khối u bên trong vùng lồng ngực.
- Các bệnh như cảm rất nặng và cần một thời gian dài để hồi phục. Sau đó là những cơn ho, hắt hơi dữ dội và khó thở. Khi đó, tại vùng lồng ngực xuất hiện các chấn thương hoặc sự co rút cơ.
- Hội chứng Lacomme thường gặp ở tháng sáu của thai kỳ.
- Các hoạt động sử dụng phần ngực không được thực hiện đúng tư thế.
- Do thoái hóa cột sống: Khi cột sống bị thoái hóa sẽ dẫn tới việc ảnh hưởng và chèn ép lên các bó dây thần kinh cột sống và dây thần kinh liên sườn.
- Do các bệnh lý tủy sống gây ra như lao tủy sống, u tủy sống. Bệnh thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh và u ngoại tủy.
>> Có thể bạn quan tâm: Những kiến thức cần biết về viêm dây thần kinh ngoại biên
4. Khám và chẩn đoán bệnh viêm dây thần kinh liên sườn
Việc xác định bệnh này chủ yếu dựa vào các chẩn đoán lâm sàng, vì vậy những thông tin về bệnh mà người bệnh cung cấp cùng với những phát hiện sau khi thăm khám sức khỏe là những tiêu chí để đưa ra chẩn đoán.
Mặc dù các xét nghiệm hình ảnh nhằm phát hiện ra các nguyên nhân khác gây nên bệnh viêm dây thần kinh liên sườn, tuy nhiên, những chẩn đoán này thường không cần thiết trong trường hợp bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nặng hoặc các triệu chứng của bệnh không điển hình.
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định như :
- Chụp X-quang cột sống và chụp X-quang ngực trong các trường hợp nghi ngờ chấn thương và thoái hóa cột sống cổ.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống ngực trong u tủy.
- Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh do nguyên nhân như tiểu đường, nhiễm độc,...
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp rất hiếm, nguyên nhân thực sự gây cơn đau ở lồng ngực có thể không phải do viêm dây thần kinh liên sườn mà do các bệnh lý khác với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Tất cả những chẩn đoán phân biệt này được phát hiện thông qua quá trình khám sức khỏe trực tiếp hoặc khám sức khỏe bổ sung.
Gãy xương và đau màng phổi (do tổn thương màng phổi, một lớp mô mềm bao quanh phổi) là một số chẩn đoán phân biệt phổ biến nhất. Chẩn đoán này có thể được phát hiện bằng việc thăm khám và hình ảnh chụp X-quang.
5. Điều trị bệnh viêm dây thần kinh liên sườn
Bệnh viêm dây thần kinh liên sườn gây cho người bệnh cảm giác đau nhức, khó chịu. Vì vậy, người bệnh cần phải điều trị ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.
5.1. Nguyên tắc điều trị
Để điều trị thành công bệnh viêm dây thần kinh liên sườn, người bệnh cần xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh.
Đối với trường hợp viêm dây thần kinh liên sườn do chấn thương thì cần chẩn đoán chính xác để biết đó có phải là chấn thương đơn thuần hay không. Trong trường hợp này, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động và sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm.
Nếu viêm dây thần kinh không phải do chấn thương, điều trị bảo tồn được áp dụng trong đó phương pháp vật lý trị liệu được ưu tiên hơn cả.
Phương pháp vật lý trị liệu sẽ tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng đau và giúp cải thiện tình trạng khó hô hấp.
5.2. Các phương pháp điều trị
Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để điều trị viêm dây thần kinh liên sườn như sau:
5.2.1. Vật lý trị liệu
Các bài tập hay các biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng như sau:
- Cải thiện các cơ liên quan trực tiếp và đang bị rối loạn chức năng do ảnh hưởng của dây thần kinh liên sườn bị viêm (cơ liên sườn, bụng, đốt sống và cơ hoành).
- Mang lại khả năng vận động linh hoạt cho cột sống, điều chỉnh các rối loạn chức năng, đặc biệt ở cột sống thắt lưng.
- Bình thường hóa các xung thần kinh của các dây thần kinh chi bị ảnh hưởng.
- Khôi phục khả năng vận động chính xác của khung xương sườn và chức năng chính xác của các khớp giữa xương sườn và cột sống; xương sườn và xương ức.
Phương pháp vật lý trị liệu chữa viêm dây thần kinh liên sườn thường áp dụng như sau:
Châm cứu
Châm cứu được nhiều người tìm đến để giảm tạm thời cơn đau nhức do viêm dây thần kinh liên sườn. Châm cứu là cách rất hiệu quả khi kết hợp với điều trị bằng đông y như chấm cứu các huyệt A thị, vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, có thể châm huyệt Nội quan và Dương lăng truyền.
Massage, bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm dây thần kinh liên sườn như sau: miết dọc theo liên sườn, ấn day vùng rễ nơi dây thần kinh xuất phát. Bấm huyệt được thực hiện tại các huyệt giống như khi châm cứu.
5.2.2. Thuốc tây
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm dây thần kinh liên sườn như:
- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (bao gồm Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam,...) có tác dụng nhẹ.
- Thuốc giảm đau gây nghiện chẳng hạn như Morphine, Codein,... có tác dụng mạnh. Những thuốc này nếu sử dụng quá liều và lâu dài có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Thuốc chống động kinh như gabapentin. Thuốc được sử dụng để phòng ngừa và kiểm soát động kinh, đồng thời nó cũng dùng để giảm đau thần kinh sau bệnh zona ở người lớn.
- Thuốc giãn cơ vân như mydocalm, myonal. Nhóm thuốc này được dùng trong các trường hợp đau nhiều kèm cảm giác đau rút xương vùng xương sườn. Tuy nhiên, người bệnh nhược cơ không nên dùng thuốc này.
- Vitamin nhóm B gồm B1. B6 và B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và myelin. Sự thiếu hụt vitamin B là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương dây thần kinh.
6. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh viêm dây thần kinh liên sườn
Để phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị của các phương pháp chữa bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Điều trị triệt để các nguyên nhân do các bệnh lý khác gây ra viêm dây thần kinh liên sườn.
- Thường xuyên tập luyện các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh để tăng tính linh hoạt cho cột sống cũng như giảm sự chèn ép của dây thần kinh lên xương sườn và xương cột sống.
- Không bê, mang vác đồ vật quá nặng tại vùng lồng ngực. Đồng thời, người bệnh cần thực hiện đúng các tư thế khi đi, đứng, ngồi hay nằm.
- Tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm dây thần kinh liên sườn mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn và những người xung quanh.
Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì về bệnh viêm dây thần kinh liên sườn, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.